Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở một số địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 33 - 40)

2.1.4.7. Về phía cán bộ, công chức cấp xã

Mọi sự thay đổi nằm ở nhận thức của con người với tư cách vừa là chủ thể, vừa là động lực của tiến bộ xã hội. Một đội ngũ công chức thực thi công vụ nhận thức được đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của mình, có tác phong chuyên nghiệp trong hoạt động phục vụ dân sẽ góp phần tạo dựng nền hành chính công trong sạch để trở thành nguồn lực cạnh tranh lành mạnh cho mỗi quốc gia trong xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển hôm nay.

Thời kỳ đổi mới yêu cầu phải xây dựng một nhận thức tiến bộ của người CBCC trong làm việc giữa người phục vụ (CC) và người được phục vụ (Công dân), sao cho vừa phù hợp với các giá trị văn hóa truyền thống, vừa tuân thủ các chuẩn mực, quy tắc chung. Kinh tế thị trường có những quy luật khách quan, đòi hỏi cải cách hành chính cũng phải tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường như quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh, công khai, minh bạch, bình đẳng.

Tuy nhiên, hiện nay không ít CBCCVC, đảng viên chưa ý thức được trách nhiệm là công bộc của nhân dân, chưa tôn trọng nhân dân, chưa có tinh thần phục vụ nhân dân; cung cách làm việc còn quan liêu; trật tự pháp luật, kỷ luật hành chính chưa thực hiện nghiêm; thái độ, ứng xử với tổ chức, đơn vị và với công dân còn chưa đúng đắn gây ra tâm lý bức xúc,…

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở một số địa phương địa phương

2.2.1.1. Kinh nhiệm của huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương

Tỉnh Hải Dương thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm ở trung tâm tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh), có 263 xã, phường, thị trấn. Đến tháng 12-2018, Hải Dương có tổng số cán bộ chuyên trách là 2.738, cán bộ công chức cấp xã là 2.027, cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và thôn, khu dân cư là 10.019.

Xác định rõ tầm quan trọng của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân,

những năm qua Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện Cẩm Giàng đã lãnh đạo, chỉ đạo việc nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, trong đó trọng tâm là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở. Tỉnh ủy Hải Dương ban hành và chỉ đạo thực hiện Nghị quyết chuyên đề “Xây dựng đội ngũ cán bộ tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”. Trên cơ sở bám sát tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳ mới, Ban Tổ chức Tỉnh ủy hướng dẫn xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn, định kỳ rà soát, bổ sung quy hoạch. Đồng thời, tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ. Định hướng trong công tác cán bộ nhiệm kỳ 2010-2015, Đảng bộ Huyện Cẩm Giàng tiếp tục xác định quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn. Thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, Huyện ủy xây dựng, ban hành Chương trình hành động “Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh” và hai đề án: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên” và “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới”. Cấp ủy các cấp đã lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cả ba cấp tỉnh, huyện và xã. Riêng cấp xã, quy hoạch các chức danh chủ chốt.

Trên cơ sở quy hoạch cán bộ, huyện Cẩm Giàng chỉ đạo tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo hướng kết hợp giữa nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị với bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới phục vụ công tác cho từng đối tượng cán bộ. Huyện uỷ chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo cho từng đối tượng cán bộ, đặc biệt coi trọng đào tạo để nâng cao năng lực thực hành cho đội ngũ cán bộ phù hợp với nhiệm vụ được giao. Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện đã mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã với nội dung, chương trình đào tạo phù hợp, thiết thực như quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội, kỹ thuật nông nghiệp, địa chính, luật, hành chính văn phòng, kế toán tài chính, tin học.

Nhằm khuyến khích cán bộ cơ sở tích cực học tập nâng cao trình độ, huyện Cẩm Giàng thực hiện chế độ tiền lương theo ngạch bậc và trình độ đào tạo đối với cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã thay cho việc được hưởng phụ cấp theo Nghị định 09-NĐ/CP của Chính phủ.

Để nâng cao chất lượng CBCC cấp xã tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương đã áp dụng một số giải pháp như sau:

Một là, tiếp tục đổi mới, thực hiện tốt các khâu trong công tác cán bộ, trước hết là công tác đánh giá cán bộ phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, toàn diện, thực sự lấy hiệu quả công tác và sự đóng góp thực tế làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ. Đánh giá đúng cán bộ tạo tiền đề quy hoạch, bố trí, sử dụng đúng cán bộ.

Hai là, làm tốt công tác quy hoạch cán bộ cơ sở. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ và căn cứ vào tiêu chuẩn, nhu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. Tiếp tục thực hiện tốt quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn ban hành.

Ba là, xây dựng tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn từng chức danh cán bộ cơ sở, tiến hành khảo sát, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã và chất lượng cán bộ trong nguồn quy hoạch hằng năm, nhất là sau đại hội đảng và sau bầu cử HĐND để điều chỉnh kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng từng năm đáp ứng yêu cầu thực tế của địa phương.

Bốn là, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo. Thực hiện việc đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước. Đồng thời, quan tâm bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp trong thực thi công vụ, kỹ năng xử lý tình huống ở cơ sở, bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND, đại biểu HĐND; kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ không chuyên trách ở xã, thôn, khu dân cư. Giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, trau dồi đạo đức công chức cho cán bộ (cả chuyên trách và không chuyên trách); xây dựng tinh thần sống và làm việc theo pháp luật, thái độ tôn trọng dân, phục vụ dân. Tổ chức thực hiện nghiêm túc Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, tinh thần trách nhiệm trước nhiệm vụ được giao, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới phương thức đào tạo theo hướng cơ bản, thiết thực, gắn với thực tiễn. Đồng thời, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nhất là giảng viên kiêm chức.

Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ các cấp, sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở

Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở đào tạo trong xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; lập dự toán kinh phí đào tạo; theo dõi kiểm tra thực hiện kế hoạch và nội dung, chương trình đào tạo.

Năm là, thực hiện trẻ hóa đội ngũ cán bộ trên cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn, tính liên tục, tính kế thừa. Đẩy mạnh việc luân chuyển cán bộ nhằm tạo “dòng chảy” trong công tác cán bộ. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt ở cơ sở, cán bộ nữ.

Sáu là, thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định về công tác cán bộ và chính sách bảo đảm vật chất, động viên tinh thần đối với cán bộ cơ sở. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện tốt việc nhân dân giám sát cán bộ, công chức tại cộng đồng dân cư. Thực hiện tốt việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm đối với các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND cấp xã. Nâng cao chất lượng tuyển dụng cán bộ, công chức cơ sở. Chú trọng thu hút cán bộ giỏi và sinh viên mới tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng về công tác tại xã, phường, thị trấn.

2.2.1.2. Kinh nhiệm của huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

- Khắc phục khâu yếu

Một trong những mục tiêu quan trọng của Đảng bộ huyện Tân Yên trong nhiệm kỳ này là đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa, thông qua thực hiện sáu chương trình trọng tâm. Để đạt mục tiêu, Huyện ủy chọn khâu đột phá về con người, nhằm tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất theo hướng tạo vùng cây, con thế mạnh; nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới. Sau bốn năm, từ một huyện địa bàn trung du nghèo, sản xuất nhỏ lẻ, hầu như không có nghề phụ, Tân Yên đã trở thành vùng sản xuất lạc giống nhất, nhì miền bắc, được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, với tổng diện tích hơn 1.000 ha/vụ; hình thành năm làng thủy sản, vùng thủy sản tập trung; mô hình chăn nuôi lợn có tổng đàn khoảng 230 nghìn con, có liên kết, bao tiêu sản phẩm. Đây cũng là vùng sản xuất rau cung cấp nguyên liệu chế biến cho 30 nhà máy và các tỉnh lân cận; nơi sản xuất giống lúa thuần và lai Fl/theo công nghệ cao cùng các loại cây trái khác. Theo thống kê, năm 2010, giá trị canh tác trên một ha dao động khoảng 43 triệu đồng, năm 2014, tăng lên 90 triệu đồng, dự kiến năm 2015 đạt 102 triệu đồng. Song hành cùng thay đổi này có dấu ấn của đội ngũ cán bộ từ huyện tới cơ sở. Đầu

nhiệm kỳ 2011 - 2015, trong số 262 cán bộ chuyên trách, chỉ có 20 người trình độ đại học, 120 người chưa qua đào tạo, chiếm gần 46%; trong 202 công chức, trình độ đại học có 47 người, 12 người chưa qua đào tạo. Sự bất cập này là căn nguyên khiến nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trước đó khó hoàn thành.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, để vẫn đội ngũ ấy mà tạo được chuyển biến, Huyện ủy Tân Yên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trước hết là bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách các xã, thị trấn tại các phòng, ban, cơ quan cấp huyện giai đoạn 2011-2015, theo hướng yếu lĩnh vực nào, bồi dưỡng lĩnh vực đó. Huyện ủy có giải pháp mới, yêu cầu các xã, thị trấn cử cán bộ, công chức tham gia học việc ba tháng tại các phòng, ban, cơ quan của huyện. Mỗi tuần học việc ba ngày, các ngày còn lại, cán bộ, công chức về xã, thị trấn thực hành, ứng dụng ngay kiến thức, kỹ năng được bồi dưỡng theo phân công công tác. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có cán bộ xã, thị trấn lên học việc cử cán bộ, công chức có năng lực trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn. Cán bộ hướng dẫn thực hiện chế độ nhận xét, đánh giá hằng tháng đối với cán bộ đến bồi dưỡng. Với chương trình này, đã có gần 200 cán bộ, công chức cấp xã được học việc. Thực tế khẳng định, hầu hết số cán bộ được tập huấn, bồi dưỡng đều áp dụng được các kiến thức, kỹ năng học vào công việc hằng ngày. Cùng sự nỗ lực từ nội tại, đội ngũ cán bộ cơ sở đã góp phần thúc đẩy hoàn thành các tiêu chí phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Nổi bật là toàn huyện đã nhựa hóa gần hết các tuyến đường liên thôn, liên xã. Hai xã Quang Tiến, Liên Sơn đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, các xã còn lại đều hoàn thành 13 đến 15 tiêu chí; giảm hơn một nửa số hộ nghèo.

Được biết, từ năm 2011 đến nay, toàn tỉnh Bắc Giang có 2.616 cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn theo công việc cụ thể, tập trung một số lĩnh vực xây dựng Đảng, tài chính - kế toán; tài nguyên - môi trường; địa chính, tư pháp... Một số địa phương có cách làm sáng tạo như huyện Lục Nam tổ chức bồi dưỡng điểm để rút kinh nghiệm. TP Bắc Giang cử 14 cán bộ lãnh đạo phòng, ban xuống xã, phường trực tiếp hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, giúp đỡ cơ sở tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, những khuyết điểm chậm khắc phục. Huyện Yên Thế yêu cầu hai bên giữ mối liên hệ thường xuyên để trao đổi, thống nhất biện pháp và phân công nhiệm vụ phù hợp cho cán bộ, công chức, giúp họ khắc phục hạn chế trong thực thi công vụ.

- Hoàn thiện kỹ năng

Ý kiến của một số cấp ủy cho rằng, điểm yếu của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là khả năng nắm bắt, ra quyết định xử lý tình huống, các vấn đề mới nảy sinh trong tiến trình đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hay những phức tạp, nổi cộm ở cơ sở...

Ở xã Đoan Bái mô hình cánh đồng mẫu lớn đã thành công, việc chuyển đổi từ một xã thuần nông sang công nghiệp, dịch vụ, thương mại và sản xuất nông nghiệp giá trị cao là bước đi cần sự đột phá mạnh mẽ từ đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt của xã. Ngoài việc cử cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng của cấp trên, Đảng ủy khuyến khích tinh thần tự đào tạo, tự bồi dưỡng qua thực tế công việc; cán bộ, đảng viên gương mẫu thực hành trước. Để cải thiện nhanh đời sống nhân dân, tăng thu nhập bình quân từ 9 triệu đồng (năm 2010) lên 25 triệu đồng; nâng tỷ lệ công nghiệp, dịch vụ lên 68%, khôi phục lại nghề mộc truyền thống, thu hút các lao động đang làm xa về quê làm việc; hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới... có sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, bắt nguồn từ sự thay đổi tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ chủ chốt. Mọi chương trình, kế hoạch đều được thảo luận, lấy ý kiến của các bên liên quan, cấp ủy phân công cụ thể cho ngành, cá nhân thực hiện, chịu trách nhiệm. Duy trì giao ban hằng tuần, tháng, quý giữa Thường trực Đảng ủy - UBND - HĐND và MTTQ xã để đánh giá kết quả công tác trên từng lĩnh vực, nắm bắt thông tin, nhất là các vụ việc phức tạp để chỉ đạo giải quyết kịp thời. Sự áp dụng vừa khoa học, vừa linh hoạt, kết hợp giữa đào tạo qua trường lớp với thực tế, đến nay, cán bộ, công chức xã ở cả 17 vị trí đều đạt chuẩn.

- Để đạt chuẩn toàn diện

Hướng về cơ sở, giúp đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức tại chỗ, cũng như tăng cường kinh nghiệm thực tiễn cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, hướng tới đội ngũ đạt chuẩn toàn diện, nhiệm kỳ này, Tỉnh ủy Bắc Giang đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ từ cấp huyện về cơ sở và ngược lại. Qua thực tế cho thấy, trong số 43 cán bộ cấp huyện, thành phố trong toàn tỉnh, được luân chuyển về cơ sở giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, phần lớn đã tận dụng được lợi thế chuyên môn, vận dụng sáng tạo trong công việc, tạo sự gắn kết với cơ sở. 1 đồng chí từ Phó Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy được luân chuyển làm Bí thư Đảng ủy xã, lợi thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 33 - 40)