Đánh giá chung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 37 - 41)

Phần 2 Tổng quan nghiên cứu

2.3. Đánh giá chung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

* Những đóng góp tích cực của quy hoạch sử dụng đất:

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã thực sự trở thành công cụ quan trọng để Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tạo sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và đảm bảo quốc phòng, an ninh.

nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất góp phần tạo việc làm và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai góp phần làm tăng giá trị của đất, đưa đất đai trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực, thực phẩm; nâng cao độ che phủ của rừng; cải tạo và bảo vệ đất, giảm suy thoái đất; bảo tồn sự đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

* Những mặt tồn tại:

- Pháp luật đất đai chưa có quy định về điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện, do vậy tổng hợp phát sinh các dự án sau khi kế hoạch sử dụng đất hàng năm được phê duyệt sẽ không có căn cứ để thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án.

- Quy hoạch sử dụng đất chưa đồng bộ với quy hoạch của các ngành, đảm bảo tính liên vùng và chưa đáp ứng yêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.

+ Còn thiếu tính đồng bộ giữa quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng; quy hoạch các khu công nghiệp, đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới chưa thống nhất và tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

+ Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương trong công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhìn chung còn chưa tốt, nhất là giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng, giữa quy hoạch sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất cho nuôi trồng thuỷ sản và quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

- Việc thực hiện quy hoạch còn chưa tốt:

+ Việc quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất sau khi được xét duyệt chưa có chế tài, công cụ đủ mạnh; tình trạng lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất không theo quy hoạch chưa được phát hiện và xử lý kịp thời; việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ những nội dung quy hoạch không còn phù hợp với thực tế chưa

được coi trọng, chấp hành không nghiêm túc, đầy đủ theo quy định.

+ Việc quy hoạch để chuyển mục đích sử dụng nhóm đất nông nghiệp, nhất là đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích khác chưa được tính toán kỹ lưỡng; nhiều địa phương còn sử dụng đất chuyên trồng lúa nước để xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế… dẫn đến nhiều hộ nông dân thiếu đất hoặc không có.

+ Thiếu các giải pháp có tính khả thi để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó có hai khâu quan trọng là không cân đối đủ nguồn vốn cho xây dựng hạ tầng và sự bất cập trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất dẫn đến các công trình, dự án thường kéo dài tiến độ thực hiện.

* Nguyên nhân:

- Quy định của pháp luật đất đai và pháp luật có liên quan về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chưa đồng bộ:

+ Trước khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực, căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất còn dựa trên nhiều loại quy hoạch khác; song các quy hoạch này chưa kết nối với nhau, quy hoạch của các ngành thường vượt ra ngoài khung của quy hoạch sử dụng đất. Nhiều địa phương đã sử dụng quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong khi các quy hoạch này nhiều khi có sự sai khác so với quy hoạch sử dụng đất.

+ Quy định về thời điểm triển khai lập quy hoạch, kế hoạch chưa phù hợp với thời điểm công bố chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương, trong khi nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất lại căn cứ vào chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đã dẫn đến tình trạng không có cơ sở pháp lý khi triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Năng lực cán bộ làm công tác lập quy hoạch còn yếu kém, đầu tư cho việc lập quy hoạch chưa được quan tâm:

+ Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên môn về lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn thiếu và có nhiều hạn chế. Hệ thống lý luận, tiêu chuẩn kỹ thuật và cơ sở khoa học còn chưa được hoàn chỉnh, chưa tạo nền tảng vững chắc trong quá trình thực hiện.

chưa đảm bảo, hầu hết các địa phương chưa bố trí thoả đáng kinh phí, hoàn thành việc đo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính tạo điều kiện triển khai nhanh và có chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu

+ Việc quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch chưa thật sự trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức và chưa trở thành ý thức của người quản lý, chưa gắn với trách nhiệm của từng cấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai. Tình trạng dân lấn chiếm, tự chuyển mục đích sử dụng đất trái phép chưa được chấn chỉnh kịp thời ở một số địa phương.

+ Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa thực sự nghiêm túc, đặc biệt là việc quản lý, sử dụng đất theo các chỉ tiêu quy hoạch đã được phê duyệt. Công tác giám sát mới chỉ chủ yếu thông qua báo cáo của các cơ quan chuyên môn, thiếu tính thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)