Xuất giải pháp tăng cường việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 99)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.4. xuất giải pháp tăng cường việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất

HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Để nâng cao hiệu của của công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đạt kết quả cao, trên cơ sở những tồn tại và nguyên nhân đã làm rõ, trong những năm tới cần thực hiện một số giải pháp sau:

4.4.1. Giải pháp về cơ chế chính sách, pháp luật

- Thường xuyên kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá các quy định của pháp luật về quản lý đất đai, các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để kịp thời phát hiện những quy định còn chưa phù hợp, chồng chéo hoặc mâu thuẫn, chưa cụ thể, chưa rõ ràng, từ đó kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, bãi bỏ hoặc ban hành mới các quy định để việc triển khai áp dụng trong thực tiễn được thống nhất, đồng bộ, thuận lợi và khả thi.

- Trên cơ sở thẩm quyền ban hành văn bản quy pháp pháp luật của UBND cấp huyện, UBND huyện Gia Bình chỉ đạo kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền nhằm cụ thể hoá các văn bản pháp luật của tỉnh và Trung ương trong công tác quản lý đất đai, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với tình hình địa phương để nâng cao hiệu quả công tác sử dụng đất trên địa bàn.

- Tổ chức đánh giá thường xuyên tác động đối với phát triển kinh tế - xã hội của việc thực hiện các chính sách và quy định của pháp luật về đất đai, đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của các chính sách, pháp luật đã ban hành; kịp thời điều chỉnh, kiến nghị điều chỉnh các quy định không phù hợp.

- Thực hiện rà soát, đánh giá lại kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, qua đó xem xét để thực hiện lập điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020 cho phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu sử dụng đất của huyện. Đặc biệt, cần tính toán, phân bổ chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất trong nội bộ các loại đất nông nghiệp cho phù hợp

tình hình thực tiễn và đảm bảo nhu cầu của người dân, khắc phục những tồn tại, hạn chế của phương án quy hoạch cũ.

4.4.2. Giải pháp về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Thanh tra, kiểm tra thường xuyên hoạt động thực thi công vụ trong lĩnh vực quản lý đất đai, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ huyện đến cơ sở nhằm kịp thời phát hiện những sai sót, yếu kém, từ đó có biện pháp ngăn chặn kịp thời và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất của các chủ sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện nhằm kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý đối với các trường hợp có hành vi vi phạm.

- Nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND, UB MTTQ các cấp và các tổ chức chính trị xã hội trong công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc tiếp thu, giải quyết tốt những ý kiến, kiến nghị, phản ánh của cử tri về công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện.

4.4.3. Giải pháp về kiện toàn bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai

- Rà soát, kiện toàn đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước về đất đai nhất là các cán bộ làm công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở huyện và các xã, phường đảm bảo các tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ và cơ cấu theo đúng các quy định của pháp luật.

- Bố trí đủ cán bộ có năng lực chuyên môn về lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong các cơ quan quản lý nhà nước từ huyện đến xã, phường để đảm nhiệm tốt công tác tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn, thăm quan học hỏi kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từ huyện đến xã, phường.

- Thực hiện tốt công tác đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và đổi mới tác phong, lề lối làm việc nhằm nâng cao năng lực giải quyết công việc.

4.4.4. Giải pháp về tài chính

- Cân đối, bố trí kinh phí đảm bảo cho việc triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện.

- Thực hiện tốt việc sử dụng các loại thuế, phí, lệ phí về sử dụng nguồn tài nguyên đất đai của huyện để tái đầu tư thực hiện các nhiệm vụ về quản lý đất đai trên địa bàn huyện.

- Vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách cụ thể phù hợp với điều kiện của huyện để khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện, kể cả vốn đầu tư nước ngoài đầu tư cho việc thực hiện các công trình, dự án theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện.

4.4.5. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng

- Phổ biến, quán triệt rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai, trong đó chú trọng đến những quy định liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ sử dụng đất, các quy định về quản lý, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí. Xây dựng các mô hình sử dụng đất có hiệu quả và nhân rộng ra các điển hình tiên tiến.

- Tổ chức công bố công khai rộng rãi toàn bộ phương án điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên các phương tiện thông tin đại chúng, thực hiện việc niêm yết tại trụ sở UBND các xã, phường và nhà văn hóa các khu dân cư để các tổ chức, đơn vị, cá nhân biết và thực hiện.

4.4.6. Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất

- Rà soát lại QHSDĐ với các quy hoạch chuyên ngành khác, đặc biệt là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch giao thông, quy hoạch công nghiệp. Nếu phát hiện thấy sự chồng chéo, bất hợp lý cần chú ý để khắc phục trong kỳ quy hoạch tới.

- Cần xử lý các quy hoạch bị coi là “treo’’ theo hướng: Những quy hoạch có thể thực hiện ngay thì tập trung nguồn lực để giải quyết ngay; những quy

hoạch xét cần nhưng trước mắt chưa có khả năng thực hiện, những quy hoạch không hợp lý về mặt quy mô diện tích thì phải điều chỉnh quy mô trong kỳ quy hoạch tới; những quy hoạch bất hợp lý, không có tính khả thi thì phải quyết định hủy bỏ ngay; công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc hủy bỏ quy hoạch.

- Khi lập quy hoạch cần giải quyết hài hòa và tích hợp được tất cả lợi ích của các chủ thể: Nhà nước, người dân, nhà đầu tư; cần tranh thủ tham vấn ý kiến rộng rãi của cộng đồng, đặc biệt là của người dân sở tại và các nhà khoa học trước khi xét duyệt phương án quy hoạch.

4.4.7. Giải pháp về khoa học, công nghệ và kỹ thuật

- Bố trí đủ điều kiện vật chất, từng bước ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong việc lập và giám sát, tổ chức thực hiện quy hoạch.

- Tăng cường công tác điều tra cơ bản, nâng cao chất lượng công tác dự báo, sự tham gia phản biện khoa học trong và ngoài ngành nhằm nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất.

- Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên đất, áp dụng công nghệ tiên tiến để cải thiện chất lượng điều tra quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Củng cố và nâng cao hệ thống thông tin về đất đai, ứng dụng công nghệ viễn thám trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đáp ứng yêu cầu về quản lý đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)