Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (Trang 45 - 49)

Hội thẻ QT

2.4.2.Hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế

Thời gian triển khai dịch vụ thẻ tín dụng Quốc tế chưa lâu, mặc dù đã đạt được những kết quả rất tốt nhưng bên cạnh đó cũng không thể tránh khỏi những hạn chế cần sớm khắc phục.

Thứ nhất, là hạn chế về hệ thống công nghệ áp dụng do đây là sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế với nhiều tính năng ưu việt, mới mẻ và mới tham gia vào thị trường Việt Nam. Do vậy việc triển khai đáp ứng công nghệ phù hợp một cách hoàn chỉnh vẫn đang là vấn đề mà nhiều ngân hàng quan tâm. Cụ thể mặc dù ngân hàng đã áp dụng hệ thống công nghệ cao. Nhưng việc sử dụng và khai thác triệt để công nghệ thì vẫn chưa được, do năng lực và trình độ của người tiếp nhận công nghệ vẫn còn hạn chế. Mặt khác hệ thống ATM đang hoạt động vẫn chưa ổn định do hệ thống mạng truyền thông chưa thật sự ổn định. Có thời điểm rớt mạnh không đồng bộ key dẫn đến báo lỗi thiết bị. Bênh cạnh đó thông tin giám sát hệ thống còn chậm, đặc biệt là các máy ATM kết nối qua Dialup, dẫn đến thời gian thực hiện giao dịch còn rất lâu.

Hệ thống phần mềm còn nhiều hạn chế do đó không thể phát triển hết được tiện ích thẻ. Và việc thiết lập các điểm cà thẻ các điểm POS vẫn còn hạn chế, do kinh phí quá cao. Và người dân Việt Nam thì chưa quen với việc thanh toán bằng thẻ…

Hệ thống quản lý hệ thống quá tải, các chi nhanh IPCAS không thể triển khai thêm do dự án IPCAS đang trong giai đoạn triển khai, còn chi nhánh 9000 không thể mở rộng do mã sản phẩm tiền gửi đã quá giới hạn cho phép

Hiện nay hệ thống máy chủ của Ngân hàng VIBBank đang bị quá tải, và trong giai đoạn tới cân nâng cấp.

Thứ hai, Hệ thống kết nối giữa các ngân hàng vẫn còn rất chậm do đó việc giao dịch thẻ tại các điểm POS vẫn rất ít . Hiện nay trên thị trường thẻ đã xuất hiện nhiều liên minh thẻ, hoạt động khá rầm rộ. Trong khi BankNet vẫn chưa sớm đưa vào thực hiện. Do đó việc kêt nối giữa các ngân hàng vẫn còn hạn chế

Thứ ba, Mặc dù đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ Quốc Tế MASTERCard, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thành viên nhưng khi đi vào triển khai thì cũng gặp rất nhiều vấn đề bất cập. Cụ thể, khi tiếp cận khách hàng với sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế MasterCard gặp nhiều khó khăn do khách hàng khó thay đổi thói quen tiêu dùng của mình. Họ đã quen với việc dùng các loại thẻ tín dụng truyền thống, các thẻ ATM thông thường…do đó cần phải có một cách tiếp cận khách hàng hiêu quả và giải thích cho khách hàng về những tính ưu việt và những tiện ích khi sử dụng thẻ tín dụng quốc tế mà cụ thể là thẻ tín dụng quốc tế MasterCard

Thứ tư, Đây là loại thẻ rất mới ở thị trường Việt Nam nên việc tiếp cận khách hàng và tư vấn thẻ rất khó. Do khách hàng quen dùng những sản phẩm thẻ đã có từ lâu trên thị trường

Nguyên nhân

Nghiệp vụ thẻ tín dụng quốc tế vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nêu trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau:

Từ phía thị trường

Thị trường thẻ Việt Nam những năm gần đây hoạt động sôi động nhưng cũng không kém phần quyết liệt bởi sự tham gia và cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng trong và ngoài nước. Tính đến thời điểm này, cả nước đã có 20 NHTM phát hành thẻ, trong đó 6 ngân hàng phát hành thẻ tín dụng quốc tế, với tổng số lượng máy ATM trong toàn hệ thống là 1.800 máy, 20.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) với số lượng thẻ phát hành là 2,5 triệu

thẻ. Các ngân hàng liên tiếp đưa ra các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm mới đồng loạt ra đời với nhiều tên gọi khác nhau nhằm chiếm lĩnh thị trường.

Mặc dù được xác định là thị trường đầy tiềm năng, song tốc độ tăng trưởng bình quân 300%/năm lại đang có xu hướng chững lại. Một loạt các vụ khiếu nại trong sử dụng thẻ ATM mà tiêu biểu là vụ kiện Techcombank đã tác động tới tâm ký người tiêu dùng. Thêm vào đó, tội phạm thẻ tại thị trường Việt Nam ngày càng trở nên nghiêm trọng, đậc biệt là vụ làm thẻ tín dụng giả rút trót lọt 950 triệu đồng tại ATM ở Việt Nam, tuy không gây tổn thất cho các NHTM Việt Nam nhưng đã khiến thị trường thẻ Việt Nam lại đứng trước một thách thức mới.

Khó khăn lớn nhất của các NHTM Việt Nam nói chung, Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam nói riêng là thói quen sử dụng tiền mặt trong dân cư còn khá phổ biến. Người dân chưa có thói quen sử dụng tín dụng ngân hàng cho các hoạt động tiêu dùng.

Một nguyên nhân cũng rất quan trọng không chỉ tác động đến hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam mà của các Ngân hàng triển khai dịch vụ thẻ là môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh thẻ còn khá sơ sài. Luật giao dịch điện tử có hiệu lực nhưng các nghị định hướng dẫn liên quan đến giao dịch điện tử, đặc biệt là nghị định của Chính Phủ về “ giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng” chưa ra đời nên chưa có hệ thống văn bản quy phạm pháp lý, quy chế nghiệp vụ thống nhất trong toàn ngành. Quyết định 371/1999/QĐ-NHNN1 đã trở nên lạc hậu nhưng vẫn chưa có văn bản thay thế hoặc bổ sung sửa đổi.

Tội phạm và những hành vi gian lận, giả mạo trong giao dịch thanh toán thẻ ngày càng trở nên tinh vi. Trong khi đó NHNN cũng chưa ban hành quy

định về việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro cho hoạt động kinh doanh thẻ.

Từ phía Ngân hàng

Những hạn chế trong nghiệp vụ thẻ Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam không chỉ do những nguyên nhân từ phía thị trường mà còn từ chính bản thân Ngân hàng.

Thứ nhất, Là đơn vị tham gia thị trường thẻ tín dụng Quốc Tế muộn so với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nên VIB Bank gặp nhiều khó khăn trong công tác tiếp cận và phát triển mạng lưới chủ thẻ và đại lý, đặc biệt là mạng lưới đại lý chấp nhận thẻ. Hiện nay, hầu hết các siêu thị, khách sạn, cửa hàng lớn…đều đã ký hợp đồng đại lý chấp nhận thẻ với ACB, ANZ, VCB…Việc tiếp cận và lôi kéo các đơn vị này làm đại lý chấp nhận thẻ cho VIBBank là không dễ dàng. Thậm chí ngay khi ký được hợp đồng, đặt được thiết bị POS thì việc đại lý thực hiện giao dịch trên thiết bị POS của VIBBank cũng là một khó khăn.

Thứ hai, Công tác phát triển đại lý ở chi nhánh chưa được chú trọng và đầu tư thích đáng. Lực lượng cán bộ tại chi nhánh mỏng, chưa được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ thẻ nói chung và kỹ năng tiếp thị nói riêng. Hơn nữa, hệ thống ATM hoạt động cũng chưa ổn định, và do thói quen của người tiêu dùng khó thay đổi.

Thứ ba, đối với sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế, tiến độ triển khai còn chậm so với kế hoạch vì nhiều lý do. Trong đó có nguyên nhân chủ yếu là Việc tiếp cận khách hàng còn gặp nhiều khó khăn, đồng thời do đội ngũ công

tác viên tư vấn thẻ chưa được đào tạo một cách bài bản về nghiệp vụ Marketing…

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (Trang 45 - 49)