- Các cơ quan tư pháp trung ương tổ chức triển khai thống nhất, bảo đảm sự đồng bộ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước theo mô hình chính quyền đô thị theo hướng sắp xếp, kiện toàn tổ chức của tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra theo Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp; đổi mới và kiện toàn các tổ chức bổ trợ tư pháp; trong đó, xác định tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm; xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động bổ trợ tư pháp.
- Tổ chức hệ thống tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: tòa án sơ thẩm khu vực được tổ chức theo khu vực (ở một hoặc một số địa bàn quận, huyện); tòa án phúc thẩm thành phố Đà Nẵng có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án.
- Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện Kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của tòa án. Nghiên cứu việc chuyển viện kiểm sát thành viện công tố, tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra.
- Xác định rõ nhiệm vụ của cơ quan điều tra trong mối quan hệ với các cơ quan khác được giao một số hoạt động điều tra theo hướng cơ quan điều tra chuyên trách điều tra tất cả các vụ án hình sự, các cơ quan khác chỉ tiến hành một số hoạt động điều tra sơ bộ và tiến hành một số biện pháp điều tra theo yêu cầu của cơ quan điều tra chuyên trách. Trước mắt, tiếp tục thực hiện mô hình tổ chức cơ quan điều tra theo pháp luật hiện hành; nghiên cứu và chuẩn bị mọi điều kiện để tiến tới tổ chức lại các cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối, kết hợp chặt chẽ giữa công tác trinh sát và hoạt động điều tra tố tụng hình sự.
38
Phần IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Kế hoạch triển khai Đề án
1.1. Dự thảo Đề án xin ý kiến đóng góp của các cơ quan thuộc thành phố có liên quan: UBND thành phố; Ban Thường vụ Thành ủy; Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố; HĐND thành phố (trước tháng 10/2013).
1.2. Xin ý kiến tham gia hoàn thiện Đề án của các Bộ, ngành Trung ương có liên quan (tháng 10/2013).
1.3. Báo cáo Đề án với Ban Cán sự Đảng Chính phủ, đồng thời xin ý kiến của các cơ quan Đảng và Quốc hội để tiếp tục hoàn thiện Đề án (tháng 10/2013).
1.4. Báo cáo Bộ Chính trị (Kết hợp báo cáo trong buổi làm việc của Ban Thường vụ Thành ủy với tập thể Bộ Chính trị về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết
số 33-NQ-BCT của Bộ Chính trị).
1.5. Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội có Nghị quyết cho phép làm thí điểm theo lộ trình và nội dung mô hình đã báo cáo tại nội dung Đề án (tháng 11/2013).
1.6. Triển khai Đề án sau khi đã có nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Sau khi đã có nghị quyết của Quốc hội cho phép thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị cần có sự chuẩn bị những nội dung sau đây để triển khai thực hiện: - Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Đề án của thành phố (có mời đại diện của các Bộ, ngành Trung ương liên quan tham gia làm thành viên).
- Tổ chức quán triệt Nghị quyết của Quốc hội về mô hình tổ chức thí điểm chính quyền đô thị đến toàn tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị của các cấp của thành phố; đồng thời tuyên truyền rộng rãi qua phương tiện thông tin đại chúng đến nhân dân để có sự đồng thuận và ủng hộ triển khai Đề án.
- Tổ chức bộ phận soạn thảo các văn bản có liên quan đến tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của chính quyền đô thị các cấp trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành dựa theo các nội dung đã được xác định trong Đề án:
+ Ban Tổ chức Thành ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan dự thảo các văn bản tổ chức lại mô hình, hoạt động của các tổ chức Đảng, Đoàn thể theo mô hình mới.
+ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan dự thảo các văn bản tổ chức lại mô hình tổ chức, hoạt động của các tổ chức Mặt trận và các đoàn thể theo mô hình mới.
+ Thường trực HĐND thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan dự thảo các văn bản tổ chức lại mô hình tổ chức, hoạt động của HĐND thành phố (cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động của đại biểu, các ban, Tổ đại biểu) theo mô hình mới.
+ Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng đề án cụ thể tổ chức sắp xếp lại bộ máy chính quyền thành phố theo mô hình mới trình cấp có thẩm quyền; phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị nhân sự để điều động, bổ
39
nhiệm, biệt phái tăng cường về cơ sở, xây dựng các cơ chế phối hợp hoạt động trong bộ máy mới bảo đảm bộ máy hoạt động thông suốt, liên tục.
+ Các sở, ban, ngành chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan xây dựng các quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức trực thuộc, các quy định về mối quan hệ phối hợp và phương thức đổi mới cơ chế điều hành, chỉ đạo theo mô hình mới.
+ Các cơ quan quản lý theo ngành dọc chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, các cơ quan chuyên môn liên quan xây dựng phương án tổ chức và hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý theo ngành dọc trên địa bàn thành phố theo mô hình mới.
+ Ban Tổ chức Thành ủy, Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng phương án tổ chức, sắp xếp, chuẩn bị cán bộ và quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức theo mô hình mới. Nghiên cứu sâu quy chế bầu cử để kiến nghị với Trung ương cho phù hợp với mô hình tổ chức mới.
+ Sở Tài chính xây dựng phương án tổ chức cơ quan quản lý tài chính, ngân sách, dự toán ngân sách theo mô hình mới để báo cáo UBND thành phố trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Kiến nghị
Để triển khai các nội dung mới của đề án, việc cần thiết trong thời gian thí điểm là sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn quyết liệt, mạnh mẽ từ phía các cơ quan Trung ương, trước hết về cơ chế và các nội dung sau:
2.1. Cần có cơ chế riêng cho các địa phương áp dụng mô hình chính quyền đô thị. Việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng đã có sự thay đổi lớn về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính trong bộ máy chính quyền ở địa phương và các cơ quan thuộc ngành dọc của trung ương trên địa bàn thành phố. Do đó đòi hỏi phải có sự thay đổi về thể chế từ các quy định của Hiến pháp năm 1992 đến các văn bản Luật của Quốc hội, Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Nghị định của Chính phủ… Trước mắt, thành phố Đà Nẵng kiến nghị Trung ương có
Nghị quyết riêng về mô hình chính quyền đô thị của thành phố Đà Nẵng để làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện các nội dung có liên quan.
Về mô hình đề nghị thí điểm: theo các nội dung đã đề xuất tại Báo cáo này. Trong khi chờ đợi sự cho phép thí điểm mô hình chính quyền đô thị, đề nghị trung ương phê duyệt để 11 xã hiện này của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng được triển khai chủ trương không tổ chức HĐND xã nhằm giúp công tác quản lý điều hành của chính quyền thành phố được thống nhất. Hoặc cho phép chuyển đổi 11 xã thành phường (do tốc độ đô thị hóa cao) để thực hiện một mô hình quản lý cấp cơ sở thống nhất, thuần nhất đô thị.
2.2. Trong thời gian thí điểm để rút kinh nghiệm, Bộ Chính trị, BCH Trung ương Đảng phải tạo điều kiện pháp lý về tổ chức, hoạt động của tổ chức Đảng các cấp thuộc mô hình chính quyền đô thị, như đã trình bày cụ thể ở nội dung của đề án.
2.3. Kiến nghị việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đặc thù trong quá trình thí điểm về tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền đô thị, bao gồm cả các nội dung phân cấp, ủy quyền về quản lý nhà nước giữa Trung ương - địa phương các
40
cấp theo mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng (nội dung cụ thể đã trình bày tại đề án).
2.4. Đối với các cơ quan tư pháp, kiến nghị các cơ quan tư pháp trung ương tổ chức triển khai thống nhất, bảo đảm sự đồng bộ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương với việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức của tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra theo Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp; đổi mới và kiện toàn các tổ chức bổ trợ tư pháp.
2.5. Kiến nghị Chính phủ chủ trì việc phê duyệt và triển khai Đề án. Đồng thời, để bảo đảm thành công trong việc triển khai thực hiện mô hình thí điểm này, cần có sự chỉ đạo và hỗ trợ rất lớn của các bộ, ngành Trung ương.