Đổi mới về phương thức quản lý và nội dung phân cấp, uỷ quyền quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Tóm tắt đề án chính quyền đô thị đà nẵng (Trang 33 - 37)

lý nhà nước của chính quyền đô thị

Đổi mới phương thức quản lý của chính quyền đô thị chính là triển khai những giải pháp mang tính hệ thống, tạo ra sự thay đổi căn bản, hiệu quả, bền vững hơn trong hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương. Nội dung tập trung một số vấn đề chủ yếu sau:

6.1. Đổi mới quy trình xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quyết định hành chính hành chính

Chính quyền thành phố được ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với đặc thù của thành phố hoặc cụ thể hóa các quy định của Trung ương với thực tiễn:

+ Được quy định một số khoản thu, chi phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội; + Được quy định một số chính sách quản lý đầu tư, đất đai, quy hoạch xây dựng, nhà ở, môi trường... phù hợp với thực tiễn;

+ Được quy định các hành vi vi phạm hành chính thường xảy ra ở đô thị; được nâng mức xử phạt vi phạm một số hành vi vi phạm hành chính mang tính đặc thù đô thị để tăng cường giáo dục, răn đe, bảo đảm trật tự, an toàn, văn minh đô thị.

Tuy mở rộng thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho chính quyền thành phố, nhưng Chính phủ vẫn nắm quyền cuối cùng là quyết định đình chỉ, bãi bỏ những quy định của chính quyền thành phố nếu xét thấy những quy định đó vượt quyền, trái luật, ảnh hưởng xấu đến tình hình chính trị-xã hội chung của cả nước hoặc tác dụng tiêu cực đối với tình hình chung của thành phố.

6.2. Cơ chế huy động sự tham gia của nhân dân vào công tác quản lý của chính quyền đô thị

- Thông qua quyền bầu cử;

- Thông qua các hoạt động lấy ý kiến nhân dân:

+ Việc thực hiện các chủ trương, chính sách lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến đời sống dân cư của đô thị.

+ Các chính sách liên quan đến cộng đồng dân cư nơi cư trú.

+ Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền thành phố.

- Các quy định công khai hóa, minh bạch hóa hoạt động công vụ, chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến việc chấp hành pháp luật, công tác điều hành, quản lý của bộ máy chính quyền đô thị.

6.3. Đổi mới cơ chế phân cấp, ủy quyền quản lý

Đẩy mạnh việc phân cấp giữa chính quyền cấp trên với chính quyền thành phố, tăng thẩm quyền, trách nhiệm cho chính quyền thành phố, đặc biệt là các nhiệm vụ, thẩm quyền liên quan đến lĩnh vực quản lý tài chính- ngân sách, quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển, quản lý kiến trúc xây dựng, đất đai, kết cấu hạ tầng đô thị, bảo vệ môi trường, tổ chức bộ máy, nhân sự... để đảm bảo được quyền chủ động của chính quyền thành phố trong việc quyết định các vấn đề đô thị trong phạm vi quy định của pháp luật và chính sách chung của Nhà nước.

30

Đối với mối quan hệ giữa chính quyền thành phố với các cấp hành chính chính cấp dưới thì hạn chế việc phân cấp nhằm đảm bảo tính chất tập trung, thống nhất trong quản lý đô thị, mà thực hiện theo hình thức chuyển giao mạnh cho cơ quan hành chính cấp dưới thông qua việc uỷ quyền, vừa đảm bảo được vai trò quản lý, điều hành tập trung, thống nhất của chính quyền thành phố, vừa đảm bảo sự gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân tốt hơn.

Để chính quyền đô thị Đà Nẵng bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi thẩm quyền, kiến nghị Trung ương phân cấp, ủy quyền cho thành phố trên một số lĩnh vực sau đây:

(i) Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật (như đã trình bày ở mục 6.1).

(ii) Thẩm quyền quy hoạch, kế hoạch và đầu tư

- Tất cả các lĩnh vực, đề án quy hoạch mang tính chiến lược dài hạn đối vơi quá trình phát triển của thành phố và liên quan đến phát triển vùng: thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

- Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch là trách nhiệm và thẩm quyền của chính quyền địa phương.

- Dựa trên nguồn vốn ngân sách đầu tư để xác định thẩm quyền các dự án đầu tư: những công trình được xác định là cấp quốc gia và những công trình do nguồn vốn Trung ương trợ cấp đầu tư dù ở quy mô nào đều do Chính phủ quyết định phê duyệt dự án; ủy quyền cho Chủ tịch UBND thành phố tổ chức triển khai dự án. Đối với các dự án thuộc ngân sách địa phương, dù ở quy mô nào, đều do HĐND thành phố quyết định chủ trương đầu tư, giao Chủ tịch UBND thành phố tổ chức triển khai dự án. Đối với các dự án không thuộc nguồn vốn ngân sách: giao Chủ tịch UBND thành phố tổ chức triển khai dự án phù hợp với quy hoạch đã phê duyệt.

(iii) Thẩm quyền quản lý tài chính - ngân sách:

- Khuyến khích tăng thu ngân sách để đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố; đảm bảo tính chủ động của chính quyền thành phố trong điều hành chi ngân sách.

- Phân định rõ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Đối với ngân sách Trung ương, việc thu - chi theo cơ chế ủy nhiệm, chịu sự giám sát của Trung ương. Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ để quy định tỷ lệ % điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách thành phố. Đối với ngân sách của địa phương, hoàn toàn tự chủ thu - chi và tự chịu trách nhiệm.

- Về phân bổ dự toán ngân sách: Quốc hội giao dự toán ngân sách hàng năm bao gồm tổng thu, chi. HĐND thành phố quyết định phân bổ chi cho từng lĩnh vực phù hợp với thực tế địa phương.

- Thành phố được phân cấp nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp hoạch toán trên địa bàn; được quyền tạo nguồn thu mới từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại đô thị mà Trung ương cho phép; quy định mức thu, mức chi phù hợp với nguồn thu và điều kiện giá cả.

31

(iv) Phân cấp quản lý tổ chức bộ máy nhà nước và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức của chính quyền đô thị: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phân cấp thẩm quyền tổ chức thành lập, quy định chức năng nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp thuộc chính quyền đô thị;

- Trong phân bổ biên chế hành chính cho thành phố, nên tính đến đặc thù của địa phương. Đối với những địa phương nộp ngân sách như Đà Nẵng nên tạo điều kiện phân bổ để địa phương tự chủ trong việc xác định biên chế, cơ cấu, tuyển chọn, bố trí công việc và chính sách đãi ngộ đội ngũ cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của chính quyền đô thị (chuyên viên chính và tương đương trở xuống).

(v) Nội dung quản lý nhà nước về trên địa bàn lãnh thổ:

Cho phép thành phố thành lập thanh tra đô thị gồm các ngành xây dựng, giao thông, môi trường...; quản lý lực lượng phòng cháy, chữa cháy hoặc thành lập sở về các tình trạng khẩn cấp.

Để thống nhất điều hành, quản lý thông suốt, đề nghị Chính phủ uỷ quyền cho UBND thành phố quản lý trực tiếp đối với các cơ quan: Cục Thuế, Cục Hải quan, Cục Thống kê, Kho bạc Nhà nước, Cảng Đà Nẵng nhằm phục vụ cho việc thực hiện thu các khoản thu đặc thù ở đô thị cho ngân sách thành phố theo phân cấp, cũng như quản lý ngân quỹ thuộc ngân sách thành phố, các hoạt động xuất nhập cảnh, nhập khẩu của thành phố thuận tiện, thống nhất, thông suốt.

(vi) Quản lý địa giới hành chính: phân cấp HĐND thành phố quyết định điều chỉnh ranh giới giữa các phường, xã, quận, huyện (hiện nay, thẩm quyền Chính phủ và Quốc hội).

Về lâu dài, những nội dung trên cần thể chế hóa trong Luật Chính quyền địa phương.

6.4. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính - ngân sách

Thành phố là cấp chính quyền đầy đủ có HĐND và UBND (cấp ngân sách). Văn phòng đại diện UBND thành phố tại khu vực và UBND phường thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của Chủ tịch UBND thành phố về tài chính ngân sách (đơn vị dự toán ngân sách).

Nguồn thu, nhiệm vụ chi được thực hiện tập trung vào ngân sách thành phố và quan hệ trực tiếp với ngân sách trung ương theo các nguyên tắc cơ bản của Luật Ngân sách nhà nước. Ngân sách thành phố đảm bảo nguồn lực thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ chi trên địa bàn thành phố cho các cơ quan, đơn vị từ thành phố đến phường; giảm đi cấp ngân sách trung gian sẽ tránh được sự phân tán và chia nhỏ đối với một nguồn thu; tập trung được nguồn lực; đồng thời trong tổ chức thực hiện dự toán chi ngân sách không bị chồng chéo giữa chi của một cấp ngân sách và đơn vị dự toán.

32

Cơ chế quản lý tài chính ngân sách được tổ chức như sau:

HĐND thành phố: Quyết định dự toán ngân sách, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước trên địa bàn.

UBND thành phố: Quyết định phân bổ, giao dự toán thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị; quản lý, điều hành dự toán ngân sách thành phố.

Văn phòng đại diện UBND thành phố tại khu vực: đơn vị dự toán ngân sách. Theo ủy quyền của UBND thành phố, Văn phòng đại diện phân bổ dự toán chi, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, kiểm tra giám sát việc quản lý, sử dụng ngân sách các đơn vị thuộc phạm vi quản lý, các phường tại khu vực và quyết toán ngân sách theo uỷ nhiệm của UBND thành phố; phối hợp Cục Thuế, cơ quan quản lý thu giám sát việc thực hiện dự toán thu của các đối tượng nộp ngân sách.

UBND phường: đơn vị dự toán ngân sách.

Sở Tài chính: tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tài chính, ngân sách nhà nước trong khâu lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp...

Đơn vị dự toán ngân sách: Các sở, ngành, cơ quan Đảng, mặt trận, hội, đoàn thể, Văn phòng đại diện UBND thành phố tại khu vực là đơn vị dự toán có nhiệm vụ tổ chức lập dự toán thu, chi ngân sách; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách do UBND thành phố giao; thực hiện quyết toán ngân sách, tổng hợp quyết toán theo ủy nhiệm và các nguyên tắc Luật Ngân sách nhà nước.

Cục Thuế là cơ quan thu có nhiệm vụ lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, tham mưu việc phân bổ dự toán thu cho các Chi cục Thuế, các đơn vị, tổ chức kinh tế, kể cả các đơn vị sự nghiệp và thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách theo quy định.

Kho bạc Nhà nước thực hiện quản lý các nguồn thu ngân sách, kiểm soát các khoản chi ngân sách theo của Luật Ngân sách nhà nước.

Về thẩm quyền vay nợ của chính quyền địa phương: Cho phép HĐND thành

phố được quyết định huy động vốn đầu tư không vượt quá 100% tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách thành phố theo dự toán HĐND thành phố quyết định hàng năm để bảo đảm nguồn lực thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm

Ngân sách trung ương

Ngân sách địa phương (ngân sách thành phố)

Ngân sách Nhà nước

Quan hệ cấp trên, cấp dưới Quan hệ trong hệ thống

33

của thành phố và bảo đảm nguồn thanh toán nợ, nhưng không làm ảnh hưởng đến cân đối ngân sách.

Về chức năng đầu tư vốn nhà nước: Trong thể chế nền kinh tế nước ta, Nhà

nước thực hiện chức năng đầu tư vốn nhằm điều tiết thị trường. Với vị trí, vai trò của mình, Chính phủ phân cấp cho thành phố được thực hiện chức năng đầu tư vốn, với tư cách chính quyền thành phố là chủ đầu tư. Trên cơ sở Quỹ Đầu tư phát triển hiện nay sẽ mở rộng chức năng thành Tổng Công ty TNHH MTV tài chính - đầu tư của thành phố, nhằm tạo thêm một đối tác mạnh của nhà nước tham gia vào thị trường tài chính trong quá trình mở cửa hội nhập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.5. Xã hội hóa các dịch vụ công

- Xây dựng chính sách khuyến khích việc thành lập và hoạt động của các bệnh viện tư nhân, các phòng khám tư nhân, cải tiến chế độ khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố;

- Trong lĩnh vực giáo dục, khuyến khích, tạo điều kiện thành lập, hoạt động của các trường dân lập, tư thục, chú trọng vào các trường tiểu học, trung học cơ sở chất lượng cao, các trường dạy nghề, các trường đạt tiêu chuẩn quốc tế;

- Xúc tiến việc chuyển giao các dịch vụ công ích, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các công trình công cộng;

- Đối với các dịch vụ hành chính công do cơ quan hành chính nhà nước cung ứng cho công dân từ trước đến nay, cần nghiên cứu và xây dựng các phương án chuyển giao một số dịch vụ cho các tổ chức đảm nhận mà không làm ảnh hưởng đến địa vị pháp lý của nhà nước. Đồng thời, tăng cường các giao dịch hành chính công theo hướng trọn gói, người dân và doanh nghiệp không phải liên hệ đến nhiều cơ quan nhà nước.

6.6. Hình thành mô hình chính quyền điện tử (e-Gov)

Gắn với mô hình chính quyền đô thị là việc hình thành chính quyền điện tử. - Hình thành mô hình một cửa điện tử tập trung, liên thông, liên kết tại Trung tâm hành chính thành phố; liên thông từ cấp cơ sở - thành phố;

- Phát triển trung tâm cơ sở dữ liệu thành phố;

- Hình thành Trung tâm đánh giá, giám sát chất lượng dịch vụ công; theo dõi sự hài lòng và phản hồi từ người dân;

- Các dịch vụ hành chính công được chuẩn hóa, thống nhất, minh bạch và cung cấp trực tuyến thông qua trung tâm dịch vụ công;

- Các giao dịch hành chính nội bộ cơ quan hành chính và giữa các cơ quan hành chính với nhau được tin học hóa và thực hiện trên môi trường trực tuyến.

Một phần của tài liệu Tóm tắt đề án chính quyền đô thị đà nẵng (Trang 33 - 37)