Tổ chức các cơ quan chuyên môn thành phố

Một phần của tài liệu Tóm tắt đề án chính quyền đô thị đà nẵng (Trang 25 - 29)

4. Mô hình tổ chức chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng

4.1.5.Tổ chức các cơ quan chuyên môn thành phố

Các cơ quan chuyên môn thành phố (các sở, ngành) trong mô hình chính quyền đô thị được UBND thành phố ủy quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, tức là chuyển từ chức năng tham mưu sang chức năng quản lý, chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND thành phố về ngành, lĩnh vực phụ trách. Mục tiêu của việc tổ chức lại các cơ quan chuyên môn (quản lý theo chiều dọc) là nhằm đảm bảo tính quản lý tập trung, thống nhất, thông suốt trên toàn địa bàn thành phố; quản lý đa ngành, đa lĩnh vực hướng đến từng nhóm nhiệm vụ (nhà, đất, giao thông, y tế, giáo dục...), nhóm khách hàng (người dân, doanh nghiệp, tổ chức…).

Nguyên tắc này tránh tình trạng thực hiện những nhiệm vụ trùng lắp mà thiếu tính phối hợp chặt chẽ giữa cấp trên và cấp dưới. Bên cạnh đó, tăng cường tính chuyên nghiệp, giải quyết nhanh chóng, chính xác và chất lượng hơn các công việc đối người dân, doanh nghiệp, tổ chức, không bị cắt khúc về địa bàn lãnh thổ, định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị về kết quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực, ngành phụ trách, hợp lý hóa công tác quản lý; giảm áp lực quản lý lên UBND thành phố và cắt khúc do quan hệ không thống nhất, chặt chẽ theo cách quản lý theo địa bàn quận, huyện trung gian.

Đồng thời, các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND thành phố được sắp xếp, tổ chức lại về mặt chức năng, nhiệm vụ để phù hợp hơn trên cơ sở rà soát, phân nhóm các chức năng của cơ quan chuyên môn hiện nay (kết hợp với phân nhóm theo đối tượng khách hàng phục vụ là công dân, tổ chức hay doanh nghiệp…) thành các nhóm chính như sau:

Chủ tịch UBND phường

Phó Chủ tịch Phó Chủ tịch

- Bộ phận dịch vụ hành chính công

- Công chức chuyên môn nghiệp vụ quản lý chuyên ngành

22

+ Văn phòng UBND thành phố: thực hiện chức năng giúp việc hành chính, tổng hợp của UBND thành phố (phù hợp với điều kiện vận hành Tòa nhà Trung tâm hành chính thành phố);

+ Nhóm cơ quan chuyên môn quản lý tổng hợp: thực hiện chức năng của các Sở hiện nay gồm: Kế hoạch, Thanh tra, Tài chính, Nội vụ, Tư pháp, Ngoại vụ;

+ Nhóm cơ quan quản lý chuyên ngành về đô thị, thực hiện chức năng của các Sở hiện nay gồm: Xây dựng, Tài nguyên Môi trường, Giao thông vận tải, Công nghệ thông tin;

+ Nhóm cơ quan quản lý chuyên ngành về các vấn đề xã hội, thực hiện chức năng của các Sở hiện nay gồm: Y tế, Giáo dục, Lao động, Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ;

+ Nhóm cơ quan quản lý chuyên ngành kinh tế: thực hiện chức năng của các Sở hiện nay gồm: Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Đầu tư - Kinh doanh, Công Thương, Công nghiệp công nghệ cao, Du lịch…

Việc phân nhóm các cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao là để xác định các đầu mối quản lý thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thành phố và các Phó Chủ tịch, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan này, khắc phục tình trạng chồng chéo, không rõ chức năng, nhiệm vụ giữa các Sở.

- Bên cạnh việc phân nhóm các chức năng như trên, với đặc thù của thành phố khi đưa vào sử dụng Trung tâm hành chính tập trung thành phố (tất cả các sở, ngành được bố trí vào chung một địa điểm), việc thiết kế cơ cấu tổ chức các cơ quan, chuyên môn cấp thành phố sẽ có sự điều chỉnh theo hướng như sau:

- Văn phòng UBND thành phố với chức năng hành chính - quản trị cho toàn bộ tòa nhà trung tâm hành chính thành phố (bao gồm tất cả các cơ quan, chuyên môn khác) sẽ thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ về hành chính nội bộ của các sở khác. - Các sở lúc này chủ yếu sẽ thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi các chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực, ngành mình phụ trách. Đồng thời tách chức năng cung ứng dịch vụ công để thành lập Trung tâm dịch vụ công thành phố: nhằm tăng cường tính chuyên nghiệp trong thực hiện các chức năng giải quyết thủ tục hành chính của các sở, ngành trên địa bàn thành phố (cung ứng dịch vụ hành chính công) và cung ứng các dịch vụ công ích khác trên địa bàn thành phố. Đồng thời, thực hiện chức năng khảo sát và đề xuất các giải pháp tăng cường sự hài lòng khách hàng đối với chất lượng dịch vụ công của thành phố.

Bên cạnh đó, để phù hợp với đặc điểm, tính chất quản lý nhà nước tại đô thị trong thời kỳ mới, nghiên cứu thành lập thêm một số tổ chức như Thanh tra đô thị, Sở ứng phó tình trạng khẩn cấp (thiên tai, hỏa hoạn, sự cố tràn dầu, biến đổi khí hậu, sự cố công nghệ thông tin…)… Đồng thờ, đề xuất Trung ương phân cấp thành phố quản lý một số công việc mà địa phương quản lý tốt hơn như: quản lý hộ khẩu, trật tự đô thị, phòng cháy chữa cháy… Việc phân cấp như trên sẽ phù hợp với chức năng tự quản đô thị, tăng cường hơn nữa năng lực thực hiện một số nhiệm vụ quản lý phục vụ cho mục tiêu ổn định và phát triển đô thị của thành phố.

Đối với các cơ quan Trung ương thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn như Cục thuế, Hải quan, Kho bạc nhà nước, Bảo hiểm, Công an,

23

Quân sự... cũng được điều chỉnh theo cấp hành chính tương ứng. Tuy nhiên, để nâng cao vai trò và hiệu quả trong việc phối hợp quản lý nhà nước trên địa bàn giữa chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng và các cơ quan Trung ương cũng cần tổ chức nghiên cứu đổi mới nội dung và cơ chế phối hợp (đề án nghiên cứu riêng).

Mô hình tổ chức các cơ quan chuyên môn thành phố như sau:

: chỉ đạo, điều hành trực tiếp

: hướng dẫn về về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành : Phối hợp quản lý chuyên ngành và lãnh thổ

Các sở UBND THÀNH PHỐ Trung tâm dịch vụ hành chính công thành phố Văn phòng UBND thành phố

Văn phòng đại diện của UBND thành phố tại khu vực Bộ phận hành chính tổng hợp và công chức chuyên môn Chi nhánh Trung tâm dịch vụ hành chính công tại các khu

vực Nhóm cơ quan tổng hợp: Thanh tra; Kế hoạch; Tài chính; Nội vụ; Tư pháp, Ngoại vụ Nhóm cơ quan quản lý chuyên ngành: Quản lý đô thị (TNMT, GTVT, XD, CNTT), Quản lý xã hội (Y tế, GD, VHTT, KHCN, LĐTBXH) , Quản lý Kinh tế (Công Thương, Đầu tư, Du lịch…) Chi nhánh một số cơ quan quản lý chuyên ngành tại khu vực Các phòng chuyên môn tổng hợp (Tài chính - Kế hoạch, Nội vụ, Thanh tra, Tư

pháp) Các cơ quan chuyên môn đặc thù của chính quyền đô thị

24

Sơ đồ về tổ chức các cơ quan trong mô hình chính quyền đô thị

: chỉ đạo, điều hành trực tiếp

: hướng dẫn về về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành : Phối hợp quản lý chuyên ngành và lãnh thổ

Các sở UBND THÀNH PHỐ Trung tâm dịch vụ hành chính công thành phố Văn phòng UBND thành phố Các cơ quan quản lý theo ngành dọc TƯ đóng trên địa bàn TP

Văn phòng đại diện của UBND thành phố tại khu vực Bộ phận hành chính tổng hợp và công chức chuyên môn Các cơ quan quản lý ngành dọc Chi nhánh các Trung tâm dịch vụ hành chính công tại các khu

vực

UBND phường

- Bộ phận dịch vụ hành chính công - Công chức chuyên môn nghiệp vụ quản lý chuyên ngành

- Công chức giúp việc, phục vụ khác

Nhóm cơ quan tổng hợp: Thanh tra; Kế hoạch; Tài chính; Nội vụ; Tư pháp, Ngoại vụ Nhóm cơ quan quản lý chuyên ngành: Quản lý đô thị (TNMT, GTVT, XD, CNTT), Quản lý xã hội (Y tế, GD, VHTT, KHCN, LĐTBXH) , Quản lý Kinh tế (Công Thương, Đầu tư, Du lịch…) Chi nhánh một số cơ quan quản lý chuyên

ngành tại khu vực Các phòng chuyên môn tổng hợp (Tài chính - Kế hoạch, Nội vụ, Thanh tra, Tư

25

* Phân tích ưu điểm của mô hình:

Thứ nhất, xác định rõ thẩm quyền trách nhiệm cụ thể về quản lý nhà nước;

giảm tình trạng nhiều áp lực đầu việc tập trung cho UBND thành phố, từ đó giảm bớt số lượng hội họp, xử lý công việc không cần thiết. Để thực hiện các nhiệm vụ được ủy quyền, các cơ quan chuyên môn thành phố sẽ phải tăng cường tính chuyên nghiệp, cách thức tổ chức công việc và chịu trách nhiệm cao hơn trong xử lí các công việc. Đồng thời, ủy quyền sẽ đơn giản một bước về mặt quy trình giải quyết công việc (cụ thể là rút ngắn bước trình ký đối với UBND thành phố hoặc Chủ tịch UBND thông qua Văn phòng UBND thành phố). Từ đó, sẽ rút ngắn đáng kể thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, điều hành công việc của các sở, ngành đối với tổ chức, công dân.

Thứ hai, việc tăng cường quản lý thống nhất thành phố theo chiều dọc, không

bị chia cắt theo chiều ngang (quận, huyện, phường, xã) sẽ đáp ứng được yêu cầu thuận lợi liên thông cho cộng đồng dân cư khi có thể mở rộng việc lựa chọn các dịch vụ công không còn hạn chế bởi ranh giới hành chính lãnh thổ cư trú như giáo dục, y tế... Đồng thời tạo cơ sở để xây dựng một chính sách phát triển đồng bộ về các ngành trên địa bàn thành phố và không bị cắt khúc tại các quận, huyện, phường, xã. Việc tăng cường quản lý theo chiều dọc sẽ góp phần sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy quản lý.

Thứ ba, tăng cường tính quản lý chuyên chuyên ngành thông suốt trên toàn địa

bàn thành phố như trình bày ở trên sẽ góp phần giảm sự trùng lắp nhiệm vụ giữa các cấp. Mỗi công việc sẽ do một cấp cơ quan thực hiện và chịu trách nhiệm chính, khắc phục được tình trạng một công việc phải qua nhiều cấp, nhiều ngành khác nhau như hiện nay. Đặc biệt, số lượng nhiệm vụ của quận, huyện, phường xã được tinh gọn hợp lý, đảm bảo yêu cầu về mặt hành chính lãnh thổ (chuyển một số chức năng quản lý chuyên ngành sang các cơ quan chuyên môn thành phố như đã trình bày). Đấy chính là cơ sở quan trọng để thực hiện tinh gọn bộ máy và số lượng biên chế để thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước các cấp. Từ đó, việc giải quyết công việc đối với nhân dân sẽ được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận trực tiếp, giảm tầng nấc, rút ngắn đáng kể thời gian đi lại và chờ đợi giải quyết thủ tục hành chính. Đồng thời xác định rõ cơ chế trách nhiệm và cơ sở nâng cao chất lượng phục vụ công dân, tổ chức, doanh nghiệp của các cơ quan, đơn vị. Do đó, lợi ích về mặt cắt giảm chi phí xã hội là rất lớn, và chính người dân và doanh nghiệp sẽ là đối tượng thụ hưởng được những lợi ích thiết thực từ việc thực hiện mô hình chính quyền đô thị.

Một phần của tài liệu Tóm tắt đề án chính quyền đô thị đà nẵng (Trang 25 - 29)