0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Đổi mới các mối quan hệ công tác trong mô hình chính quyền đô thị

Một phần của tài liệu TÓM TẮT ĐỀ ÁN CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ ĐÀ NẴNG (Trang 31 -33 )

Chính quyền đô thị phải xử lý các mối quan hệ giữa địa phương với Trung ương, giữa UBND thành phố với Văn phòng đại diện, UBND phường, giữa cơ quan chuyên môn với Chủ tịch UBND cùng cấp và mối quan hệ ngành, lĩnh vực theo chiều dọc. Mặt khác, sự khác biệt của cơ chế phân cấp, ủy quyền trong công tác quản lý hành chính nhà nước; sự đổi mới trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo điều hành và đổi mới phương thức quản lý… dẫn đến nội dung, tính chất, mức độ các mối quan hệ sẽ khác trước.

5.1. Mối quan hệ giữa Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và chính quyền đô thị cấp thành phố quyền đô thị cấp thành phố

Chính phủ cần phân cấp, uỷ quyền mạnh hơn trên một số lĩnh vực để thành phố chủ động đẩy mạnh sự phát triển, như thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thẩm quyền trong lĩnh vực tài chính công, trong thu chi ngân sách, vay nợ, trong việc quyết định các kế hoạch, dự án đầu tư phát triển… Mối quan hệ điều tiết giữa UBND thành phố và Chính phủ vẫn giữ nguyên tắc: Những vấn đề mang tính chiến

THỊ TRƯỞNG

PHƯỜNG TRƯỞNG

Chỉ đạo, điều hành trực tiếp

Hướng dẫn, chuyên môn nghiệp vụ theo ngành

Nhóm cơ quan quản lý nhà nước trên các

ngành, lĩnh vực

Chi nhánh các cơ quan chuyên môn tại các khu

vực Văn phòng Thị trưởng Trung tâm Dịch vụ công thành phố Ghi chú:

Chi nhánh Trung tâm DVC các khu vực

Nhóm cơ quan hoạch định và giám sát thực thi chính sách

28

lược đối với phát triển của thành phố nói riêng, của miền Trung nói chung là vấn đề quốc gia, thuộc thẩm quyền của Chính phủ, còn việc tổ chức triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của thành phố.

Kiến nghị về phân cấp, ủy quyền cho chính quyền đô thị Đà Nẵng: trình bày tại mục 6.3.

5.2. Mối quan hệ giữa UBND thành phố và Văn phòng đại diện, UBND

phường

- Mọi chủ trương, chính sách đều xuất phát từ chính quyền thành phố, UBND các cấp chỉ là chủ thể thực hiện, thay mặt UBND thành phố làm công tác quản lý hành chính; tính quản lý theo lãnh thổ chỉ còn là tương đối; thực hiện mối quan hệ điều hành và chấp hành. Thông tin phản hồi từ cấp dưới lên bằng báo cáo và tham mưu, đề xuất, kiến nghị.

- Mối quan hệ với Văn phòng đại diện, UBND phường cũng là mối quan hệ điều hành - chấp hành.

5.3. Mối quan hệ giữa UBND thành phố, Văn phòng đại diện với cơ quan

chuyên môn cùng cấp

Các Sở với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và tham mưu cho UBND thành phố nhưng phương thức chỉ đạo, điều hành theo hướng xuyên suốt, thống nhất, không bị cắt khúc theo địa bàn, lãnh thổ. Chính quyền đô thị cần phải xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm quản lý đô thị: cụ thể hóa về cơ chế trách nhiệm và nội dung của sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các nhiệm vụ quản lý đô thị. Cần có sự phối hợp trên tất cả các lĩnh vực, các giai đọan: Quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư, quản lý xây dựng, quản lý cơ sở hạ tầng, quản lý kinh doanh, đầu tư…; tránh tình trạng một công việc, một công trình nhiều cơ quan, đơn vị quản lý, đầu tư không đồng bộ. Mối quan hệ giữa Giám đốc Văn phòng đại diện và cơ quan chuyên môn cùng cấp được điều chỉnh theo hướng tổ chức quản lý theo ngành dọc, không còn trực thuộc thẩm quyền quản lý toàn diện

(giáo dục, y tế, quản lý đô thị...). Một số lĩnh vực khác cần kết hợp chặt chẽ và đại diện giám sát trên địa bàn khu vực giữa Giám đốc Văn phòng đại diện với cơ quan chuyên môn trong công tác quản lý nhà nước như kinh tế, kế hoạch, văn hóa, xã hội… thì tổ chức theo cơ cấu trực thuộc của Văn phòng đại diện; điều hành theo thẩm quyền được phân công và cơ chế ủy quyền của Chủ tịch UBND thành phố.

5.4. Mối quan hệ giữa cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố với cơ

quan chuyên môn thuộc Văn phòng đại diện và công chức phường, xã

Đối với các cơ quan chuyên môn được tổ chức theo ngành dọc, chịu sự chỉ đạo toàn diện về mặt chuyên môn của cấp Sở, quản lý trực tuyến theo mối quan hệ chỉ đạo, điều hành và chấp hành. Đối với các cơ quan chuyên môn được tổ chức tại địa phương theo cơ cấu Văn phòng đại diện thì thực hiện hai mối quan hệ song trùng: Chịu sự chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra của cấp Sở về chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả công tác quản lý nhà nước… trên địa bàn phụ trách và chịu sự quản lý điều hành của Giám đốc Văn phòng đại diện tại khu vực. Mối quan hệ giữa cơ quan

29 chuyên môn với công chức thực thi nhiệm vụ tại phường, xã cũng thực hiện theo hai mối quan hệ song song tương tự.

Một phần của tài liệu TÓM TẮT ĐỀ ÁN CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ ĐÀ NẴNG (Trang 31 -33 )

×