NHỮNG HÀNH VI TIÊU CỰC TRÊN TTCK: 1 Đầu cơ chứng khoán, lũng đoạn thị trường:

Một phần của tài liệu Giáo trình thị trường tài chính file word (Trang 27 - 28)

b. Luật về sở giao dịch chứng khoán:

2.7. NHỮNG HÀNH VI TIÊU CỰC TRÊN TTCK: 1 Đầu cơ chứng khoán, lũng đoạn thị trường:

2.7.1. Đầu cơ chứng khoán, lũng đoạn thị trường:

Trên TTCK hoạt động đầu tư làm tăng doanh số giao dịch thị trường, tăng tính thanh khoản của chứng khoán. Nhưng nếu những nhà đầu tư cấu kết với nhau để mua hoặc bán chứng khoán với số lượng lớn gây nên cung cầu giả tạo, làm giá CP tăng hay giảm đột biến gây ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường.

Trong lĩnh vực tài chính, đầu cơ là việc mua, bán, nắm giữ, bán khống các loại tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hoá, tiền tệ, bất động sản, chứng khoán phái sinh nhằm thu lợi từ sự biến động giá mạnh của chúng. Vì hoạt động đầu cơ áp dụng với các loại tài sản tài chính biến động như vậy cho nên đầu cơ là một kiểu kinh doanh có rủi ro rất cao. Ngược lại với đầu cơ là việc mua và nắm giữ các tài sản tài chính để tăng thu nhập thông qua cổ tức hoặc lãi suất, hay còn gọi là đầu tư.

Đây là thuật ngữ dễ gây sự hiểu lầm do đó chúng ta cần phải làm rõ hai khái niệm. Người đầu tư (Investor): Tức là đại đa số công chúng mua chứng khoán, là người mua bán chứng khoán cùng với mục tiêu có lời nhưng trong dài hạn, họ muốn thông qua các cổ phiếu để góp vốn vào hoạt động kinh doanh của những công ty.

Người đầu cơ (speculation): Thường là những người nhằm đến lợi ích ngay trước mắt. Bằng sự nhạy bén của mình họ chớp thời cơ để mua hoặc bán chớp nhoáng các chứng khoán. Mục tiêu của người đầu cơ là muốn kiếm lời thông việc mua và bán chứng khoán chấp nhận sự rủi ro miễn sao có lợi cho bản thân mình là được.

Yếu tố đầu cơ đã tạo nên tình trạng cung cầu chứng khoán giả tạo, từ đó gây nên sự khan hiếm hay thừa thãi một cách giả tạo các loại chứng khoán, làm cho giá cả chứng khoán tăng hoặc giảm đột ngột làm rối loạn thị trường có thể dẫn đến sụp đổ TTCK.

Hầu hết các nhà đầu cơ không chuyên nghiệp thường bị thua lỗ trong các vụ đầu cơ, trong khi những người kiếm được lợi nhuận dần dần trở thành những tay đầu cơ chuyên nghiệp.

Lợi ích của hoạt động đầu cơ là nó cung cấp cho thị trường một lượng vốn lớn, làm tăng tính thanh khoản cho thị trường và làm cho cho các nhà đầu tư khác dễ dàng sử dung các nghiệp vụ như phòng vệ hay kinh doanh chênh lệch giá để loại trừ rủi ro. Tuy nhiên đầu cơ cũng gây ra những tác động tiêu cực. Khi có hoạt động đầu cơ giá lên diễn ra, giá của một loại hàng hoá nhất định có thể tăng đột ngột vượt quá giá trị thực của nó, đơn giản vì việc đầu cơ đã làm gia tăng cái gọi là "cầu ảo". Giá tăng lại tiếp tục làm các nhà kinh doanh khác nhảy vào thị trường này với hi vọng giá sẽ còn lên nữa. Hiệu ứng tâm lý này tiếp tục đẩy giá lên, làm cho thị trường này trở nên rất nóng và ẩn chứa rủi ro cao. Toàn bộ quá trình này được gọi là "bong bóng kinh tế", một khi trái bong bóng này bị chọc thủng thì các nhà đầu cơ trên thị trường này có thể gặp những tổn thất vô cùng nặng nề.

2.7.2. Bán khống:

Bán khống (Short-selling), trong tài chính có nghĩa là một cách kiếm lợi nhuận từ sự kỳ vọng tụt giảm giá của một loại chứng khoán, ngoại tệ...

Trong giao dịch chứng khoán, bán khống là bán một loại chứng khoán mà người bán không sở hữu tại thời điểm bán, cụ thể hơn là bán chứng khoán vay mượn. Bán khống một cổ phiếu là giao dich hoàn toàn đối lập với việc mua một cổ phiếu.

Bán khống là một khái niệm tài chính còn tương đối mới mẻ đối với TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, trên thế giới, nghiệp vụ bán khống đã được một số TTCK trên thế giới thực hiện từ rất lâu và hiện trở nên phổ biến ở TTCK các nước phát triển. Nghiệp vụ kiếm lợi thông qua giá cổ phiếu giảm đã được bắt nguồn từ thế kỉ thứ 18 ở Anh.

Bán khống một cổ phiếu có nghĩa là người bán đang cho rằng giá cổ phiếu đó sẽ sụt giảm chứ không giống như khi mua một cổ phiếu và hi vọng giá của nó tăng lên. Khi nhà đầu tư dự đoán trong tương lai giá cổ phiếu sẽ giảm, họ sẽ đi vay cổ phiếu của CTCK để bán; sau khi giá hạ, họ sẽ mua cổ phiếu đó trên thị trường để trả lại và hưởng khoản chênh lệch giá.

Nhưng nếu giá trên thị trường không hạ như dự đoán mà lại tăng lên, đến kỳ hạn trả lại, nhà đầu tư đó sẽ phải mua chứng khoán với giá cao hơn và chấp nhận bị lỗ.

Một phần của tài liệu Giáo trình thị trường tài chính file word (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w