Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của gà liên minh, nuôi tại đảo cát hải, hải phòng (Trang 32)

2.2.1. Tình hình chăn nuôi gà thịt ở Việt Nam

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng, chăn nuôi gia cầm đóng góp tỉ trọng tương đối lớn. gà là vật nuôi được ưu tiên hàng đầu đối với cả quy mô nghiên cứu, chăn nuôi trang trại hay quy môn nông hộ. Với tính ưu việt vốn có: số vốn đầu tư thấp so với các giống vật nuôi khác, tốc độ quay vòng nhanh, giá trị dinh dưỡng (% protein vừa phải) của thịt gà cao so với thịt lợn, thấp hơn so với thịt bò. Giá thịt gà không cao so với các loại thịt vật nuôi khác, điều này làm thịt gà luôn được thị hiếu người tiêu dùng ưu tiên hơn cả. Vì vậy mở ra một thị trường rộng lớn của mặt hàng thịt gà nói riêng và thịt gia cầm nói chung.

Theo Nguyễn Văn Duy (2013) chiều dài thân, dài cổ, dài lưng của gà trống và gà mái Hồ ở giai đoạn 11 đến 12 tháng đạt các giá trị lần lượt là 55,2 cm và 46,8 cm; 23,3 cm và 19,9 cm; 26,1 cm và 22,4 cm.

Trần Thanh Vân và cs. (2015) cho biết khối lượng mới nở của gà Ri là 30 – 31g; 6 tháng tuổi ở gà mái là 1130g, ở gà trống là 1636g; đến 12 tháng tuổi ở gà mái là 1246g, ở gà trống là 2735g.

Theo tác giả Nguyễn Thành Luân (2015), năng suất trứng cộng dồn của gà Ri vàng rơm và gà Ri cải tiến lúc 50 tuần tuổi là 92,56 quả và 112,34 quả.

Phạm Ngọc Hà (2016) cho biết tỷ lệ nuôi sống của gà Mía tương đối cao từ 98,92 - 99,93% với gà trồng, 98,76 - 99,93% với gà mái.

Tác giả Nguyễn Như Quang (2017) đã công bố ở giai đoạn 1 tuần tuổi, gà Hồ con trống nặng 48,58 g/con; con mái nặng 48,22 g/con. 6 tuần tuổi, gà Hồ con trống nặng 366,33 g/con; con mái nặng 316,86 g/con. Khối lượng của gà trống vẫn lớn hơn khối lượng của gà mái. 20 tuần tuổi, gà Hồ trống có khối lượng là 2348,77 g/con, gà mái có khối lượng 2140,70 g/con. Đến 28 tuần tuổi, khối lượng gà Hồ trống và gà Hồ mái lần lượt là 3201,47g/con và 2614,87g.con.

2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Xu thế chung của thế giới trong những năm gần đây là đồng thời với nghiên cứu chọn tạo và phát triển các giống gà công nghiệp chuyên thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh (Cobb, Ross, Lohman, ISA, Avian…) và chuyên trứng có khả năng sinh sản cao (Hyline, Goldline, Brownick…) là tiến hành nghiên cứu chọn tạo các giống gà lông màu có năng suất, chất lượng cao phù hợp với nhiều phương thức chăn nuôi và nhu cầu của người tiêu dùng.

Hãng Sasso của Pháp nổi tiếng với thương hiệu gà “Label Rouge”, nhờ áp dụng công tác giống đã tạo ra hệ thống cung cấp con giống với 4 dòng mái và 20 dòng trống bố mẹ. Mục tiêu của hãng là tạo ra con thương phẩm thịt có năng suất lúc xuất bán là 2,2 kg trong thời gian nuôi khác nhau như các dòng trống T kết hợp với dòng mái SA51 cho con lai có thời gian nuôi thịt là 81 ngày, các dòng trống X kết hợp với dòng mái SA51 hoặc SA31 cho con lai có thời gian nuôi khoảng 56 ngày và các dòng trống C kết hợp với dòng mái SA31 cho con lai có thời gian nuôi khoảng 40 ngày. Từ mục tiêu này hãng đã cung cấp cho thị trường các sản phẩm con giống bố mẹ và thương phẩm thịt đa dạng và có khả năng phù hợp với nhiều phương thức và điều kiện chăn nuôi khác nhau.

Hãng Kabir của Israel cũng là một hãng chuyên cung cấp các giống gà lông màu trên thế giới. Cũng giống như hãng Sasso, hãng Kabir cũng cung cấp ra thị trường gà bố mẹ và thương phẩm, còn gà dòng thuần và ông bà được nuôi tại các cơ sở chăn nuôi của hãng. Hãng đã tạo được giống gà lông màu thích nghi tốt trong điều kiện khí hậu khô nóng và cho năng suất cao với 31 dòng gà chuyên dụng thịt lông trắng và lông màu, trong đó có 13 dòng rất nổi tiếng như K400, K400N, K666, K666N, K36, K14, K25, K123, K156, K368… gà bố mẹ có năng suất trứng đạt 188 quả/mái/70 tuần tuổi, gà thịt thương phẩm nuôi 63 ngày tuổi đạt 2,64 kg với mức tiêu tốn thức ăn 2,28 kg/kg tăng trọng. Hiện tại, hãng đang cung cấp ra thị trường với 5 dòng trống và 2 dòng mái gà bố mẹ. Từ các dòng này đã tạo ra được các gà thương phẩm có khả năng phù hợp với nhiều phương thức nuôi và điều kiện khí hậu khác nhau.

Hãng Hyline của Mỹ chuyên cung cấp các sản phẩm giống gà hướng trứng. Các sản phẩm bán ra thị trường gồm: Hy-line W-36, Hy-line Brown, Hy- line W-98, Hy-line Silver Brown và Hy-line Gray. Năng suất trứng trung bình đến 74 tuần tuổi của các gà này khoảng 300 - 330 quả/mái.

Trung Quốc cũng đã thành công trong việc chọn tạo các giống gà như Tam Hoàng, Ma Hoàng, Lương Phượng, Phật Hoàn Sơn. Các giống gà lông màu của Trung Quốc có chất lượng thịt thơm ngon, màu lông phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, năng suất trứng đạt 150 - 175 quả/mái/năm, nuôi thịt 70 ngày tuổi đạt 1,6 - 1,8 kg và đặc biệt là phù hợp với phương thức nuôi chăn thả.

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Các nông hộ nuôi gà.

- Đàn gà tại huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng.

3.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

- Thời gian: từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 9 năm 2019 - Địa điểm: đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Tình hình chăn nuôi gà Liên Minh trên đảo Cát Hải

3.3.2. Đặc điểm ngoại hình, kích thước một số chiều đo của Liên Minh 3.3.3. Khả năng sinh sản của gà Liên Minh 3.3.3. Khả năng sinh sản của gà Liên Minh

3.3.4. Khả năng sản xuất thịt của gà Liên Minh thương phẩm 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Tình hình chăn nuôi gà Liên Minh trên đảo Cát Hải

Sử dụng phương pháp điều tra thu thập số liệu qua các bước: - Bước 1. Thu thập số liệu thứ cấp

Các thông tin thứ cấp được chúng tôi thu thập tại phòng Nông nghiệp và PTNT; phòng Thống kê của huyện đảo Cát Hải, các báo cáo, các tài liệu, các công trình nghiên cứu đã công bố kết hợp với khảo sát thực địa (Phương pháp điều tra không chính thức).

- Bước 2. Thu thập số liệu sơ cấp (phương pháp điều tra chính thức)

Sau khi khảo sát thực địa, tiến hành chọn điểm nghiên cứu. Điều tra trực tiếp tại các nông hộ đã được lựa chọn thông qua bộ câu hỏi hoàn chỉnh đã được chuẩn bị sẵn.

- Phương pháp xây dựng bộ câu hỏi điều tra

Xây dựng bộ câu hỏi ngắn gọn, phản ánh đầy đủ các thông số cần thiết phản ánh thực trạng chăn nuôi gà nói chung và gà nhiều cựa tại huyện Cát Hải.

Từ kết quả điều tra về sự phân bố và tình hình chăn nuôi gà Liên Minh tại huyện Cát Hải, một số gà đạt tiêu chuẩn được lựa chọn để tiến hành các thí nghiệm theo dõi khả năng sinh sản và cho thịt.

3.4.2. Đặc điểm ngoại hình và kích thước các chiều đo của gà

Phương pháp nghiên cứu:

- Đặc điểm ngoại hình (màu sắc bộ lông; màu sắc da thân và da chân; kiểu mào; cấu trúc cơ thể)... xác định tại các thời điểm mới nở, 8 tuần tuổi và trưởng thành (gà vào đẻ, khoảng 22 tuần tuổi) được mô tả qua quan sát bằng mắt thường kết hợp với chụp ảnh minh họa theo phương pháp của FAO (2012).

- Các chiều đo cơ thể gà Liên Minh trưởng thành được thực hiện theo phương pháp đo của FAO (2012).

- Dụng cu đo:

Các chỉ tiêu: dài thân, dài cổ, dài lưng, dài cánh, dài lườn, vòng ngực, dài đùi, dài chân do bằng thước dây.

Các chỉ tiêu: vòng chân to, vòng chân nhỏ, dài mỏ, dài mào, cao mào, dài tích, cao tích dùng thước kẹp.

- Tiến hành đo kích thước các chiều cơ thể gà trưởng thành:

+ Dài lưng: đo từ đốt xương sống cổ cuối cùng tới đốt sống đuôi đầu tiên. + Dài lườn: từ đầu xương lưỡi hái đến hết xương lưỡi hái.

+ Vòng ngực: vòng quanh ngực, sát nách gà.

+ Dài cánh: từ mỏm xương bả vai đến đầu mút xương cánh + Dài đùi: từ khớp khủy đến khớp đùi gắn với xương chậu + Dài bàn chân: từ khớp xương khủy đến sát bàn chân + Vòng bàn chân: đo chu vi ở điểm giữa bàn chân gà

3.4.3. Xác định khả năng sinh sản của gà

Phương pháp nghiên cứu: bố trí thí nghiệm khảo sát năng suất của giống

Giai đoạn gà con và hậu bị

Để đánh giá khả năng sinh trưởng của gà con và gà hậu bị bố mẹ, thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khảo sát quần thể, mỗi lô 150 con, lặp lại 3 lần

Đến 20 tuần tuổi, chọn mỗi lô gà sinh sản gồm 50 mái và 7 con trống; các các thể đảm bảo chất lượng giống tốt, đặc trưng...; lặp lại 3 lần. Giữa các lô đảm bảo độ đồng đều về tuổi, dinh dưỡng, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng… Tất cả đều chăm sóc theo quy trình chăn nuôi gà thịt nội của Viện Chăn nuôi:

Bảng 3.1. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà

Giai đoạn Mật độ

(con/m2)

Tỷ lệ

(trống/mái) Chế độ ăn Chế độ chiếu sáng

1.Gà con + 0-6 tuần tuổi + 7-8 tuần tuổi 20-25 10-15 Nuôi chung Tách riêng Tự do Tự do 24/24 (Tuần đầu) Ánh sáng tự nhiên 2.Gà dò hậu bị + 9-16 tuần tuổi + 16-20 tuần tuổi 6-8 3,5-4,0 Tách riêng Tách riêng Hạn chế Hạn chế Ánh sáng tự nhiên Ánh sáng tăng dần đến 15-16 giờ/ngày 3.Gà sinh sản > 20 tuần tuổi 3,0-3,5 1/8-1/10 Tăng theo tỷ lệ đẻ 16 giờ/ngày

Bảng 3.2. Tiêu chuẩn khẩu phần ăn đối với đàn gà sinh sản Thành phần

Tuần tuổi

0 – 6 7 – 13 14 – 20 21 – 23 >23

Protein (%) 21 - 22 15 – 15,5 14,5 16 -17 17 Năng lượng ME (kcal) 2900 2750 2700 2750 2750

Xơ thô 3,5 4,5 5,6 3,5 3,5 Canxi (%) 1,1 1,1 1,1 1,8 2,5 Photpho (%) 0,68 0,68 0,70 0,70 101,0 NaCl (%) 0,35 0,35 0,35 0,35 0,35 Lysine (%) 1,05 0,86 0,70 0,90 0,95 Methionine (%) 0,57 0,49 0,30 0,34 0,45

Một số chỉ tiêu theo dõi:

- Tuổi thành thục sinh dục: là tuổi đàn gà đẻ 5%. - Tỷ lệ đẻ (%)

Tổng số trứng đẻ ra trong tuần (quả)

- Năng suất trứng (quả/mái)

Tổng trứng đẻ ra trong kỳ (quả)

Số mí bình quân có mặt trong kỳ (con)

Số trứng đưa vào ấp (quả) Số trứng gà đẻ ra (quả) * Các chỉ tiêu về ấp nở

Tiến hành soi và kiểm tra trứng sau khi ấp 7 ngày, xác định tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ trứng chết phôi kỳ I, sau khi gà nở, tính tỷ lệ gà loại 1/tổng trứng ấp và tỷ lệ gà loại 1/tổng trứng gà đẻ ra. Số trứng có phôi (quả) Số trứng vào ấp (quả) Số gà con nở (quả) Tổng số trứng váo ấp (quả) Số gà loai 1 (con) Tổng số trứng vào ấp (quả)

3.4.4. Khả năng sinh trưởng

Bố trí thí nghiệm: 300 gà Liên Minh loại I khỏe mạnh, có khối lượng trung bình của giống được chia đều vào 3 lô, mỗi lô 100 con, lặp lại 3 lần. Gà được chăm sóc theo phương thức bán chăn thả; bố trí thí nghiệm theo sơ đồ sau:

Bảng 3.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu khả năng sinh trưởng của gà Liên Minh Giá trị Gà trống (con) 50 Gà mái (con) 50 Tổng (con) 100 Lần lặp lại (lần) 3

Năng suất trứng (quả/mái) =

X 100 Tỷ lệ trứng giống chọn ấp (%) = X 100 Tỷ lệ phôi (%) = X 100 Tỷ lệ gà nở/tổng trứng ấp (%) = X 100 Tỷ lệ gà loại 1 (%) =

Gà được chăm sóc nuôi dưỡng theo quy trình bảng 3.3 và khẩu phần thức ăn bảng 3.4. Bảng 3.4. Chế độ chăm sóc gà thịt Tuần tuổi Mật độ (con/m2) Chế độ Chăm sóc Chế độ chiếu sáng (h) Phương thức nuôi 0 – 3 20 – 25 Tự do 24/24 Nuôi nền 4 – 6 7 – 10 Tự do 16 Nuôi nền 7 – 16 5 – 6 Tự do ánh sáng tự nhiên Nuôi nền

Bảng 3.5. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn nuôi gà thịt

Thành phần dinh dưỡng Giai đoạn (tuần tuổi)

1 – 3 4 – 6 >7

Protein (%) 22 20 18

Năng lượng ME (kcal) 2950 3000 3100

Xơ thô (%) 3,0 3,5 2,9 Canxi (%) 1,1 1,1 1,1 Photpho (%) 0,8 0,86 0,70 NaCl (%) 0,35 0,35 0,35 Lysine (%) 1,05 1,1 1,03 Methionine (%) 0,45 0,40 0,38

Các chỉ tiêu theo dõi: - Tỷ lệ nuôi sống:

Tổng số gà sống đến cuối kỳ (con)

Tổng số gà có mặt đầu kỳ (con) - Tốc độ sinh trưởng

Khối lượng cơ thể gà K (sinh trưởng tích lũy): khối lượng gà sơ sinh và sau mỗi tuần tuổi được cân từng cá thể vào một buổi sáng nhất định trong tuần trước khi cho gà ăn.

+ Gà con mới nở được cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác  0,05g. + Từ 1 – 9 tuần tuổi cân bằng cân đồng hồ loại 2kg có độ chính xác  2g. + Từ 10 – 12 tuần tuổi cân bằng cân đồng hồ loại 5kg có độ chính xác  10g. Sinh trưởng tuyệt đối (A) (g/con/ngày).

Tính theo công thức:

Trong đó: P1 : khối lượng cơ thể tại thời điểm T1 (g)

P2 : khối lượng cơ thể tại thời điểm T2 (g) T1 : thời điểm khảo sát sau (ngày)

T2 : thời điểm khảo sát sau (ngày) - Sinh trưởng tương đối (R) (%)

100 2 / ) ( 1 2 1 2 x P P p p  

Trong đó: P1: khối lượng khảo sát ở giai đoạn trước (g) P2: khối lượng khảo sát ở giai đoạn sau (g+) - Hiệu quả sử dụng thức ăn (HQSDTA)

Hàng ngày cân chính xác lượng thức ăn cho gà ăn, lượng thức ăn còn thừa, khối lượng của đàn gà để tính hiệu quả sử dụng thức ăn. Tính theo công thức:

lượng thức ăn cho ăn trong tuần -  lượng thức ăn thừa tăng trọng trong tuần

- Khảo sát năng suất chất lượng thịt

Chọn gà mổ khảo sát: khi gà thí nghiệm broiler đã được 16 tuần tuổi, chọn 6 gà trống và 6 gà mái ở mỗi lô có khối lượng xấp xỉ bằng khối lượng trung bình của lô khảo sát. Các thành phần thân thịt được xác định theo phương pháp giết mổ khảo sát của Polinova (1976) và Auaa; Wieke (1978).

Các chỉ tiêu đánh giá

+ Khối lượng sống (kg) : khối lượng sau khi gà nhịn ăn 12 giờ (chỉ cho uống nước)

+ Khối lượng thân thịt (kg) : khối lượng gà sau khi cắt tiết, vẹt sạch lông, cắt đầu ở đoạn giữa xương chẩm và xương atlat, cắt chân ở đoạn khớp khuỷu và bỏ toàn bộ cơ quan nội tạng.

R(%) =

Khối lượng thân thịt(g)

Khối lượng sống (g)

Khối lượng thịt đùi trái(g) x 2

Khối lượng thân thịt(g)

Khối lượng thịt lườn trái (g) x 2 Khối lượng thân thịt (g)

Khối lượng mỡ bụng(g) Khối lượng thân thịt(g) - Hiệu quả kinh tế: hạch toán đơn giản và sơ bộ:

HQKT = Tổng thu - Tổng chi Trong đó:

Tổng thu = Khối lượng cơ thể cuối kỳ x Giá bán/kg x Số con cuối kỳ. Tổng chi = (Tiền con giống + Lượng thức ăn/con + Chi phí thức ăn + Chí phí thú y + Chi phí nhân công + Chi phí nhân công điện, nước, vật rẻ)

3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học bằng chương trình Excel 2010 và phần mềm Minitab16.0. Tỷ lệ thân thịt (%)= X 100 Tỷ lệ thịt đùi(%)= X 100 Tỷ lệ thịt lườn(%) = X 100 Tỷ lệ mỡ bụng(%) = X 100

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI HUYỆN ĐẢO CÁT HẢI, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Hình 4.1. Bản đồ địa chính đảo Cát Bà

4.1.1. Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu

Huyện đảo Cát Hải nằm phía Đông Nam thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố 60km theo đường biển, có tiềm năng về chăn nuôi.

Phía Tây Bắc tiếp giáp với huyện Yên Hưng Quảng Ninh. phía Đông Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của gà liên minh, nuôi tại đảo cát hải, hải phòng (Trang 32)