Đặc điểm ngoại hình, kích thước một số chiều đo của Liên Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của gà liên minh, nuôi tại đảo cát hải, hải phòng (Trang 35)

3.3.3. Khả năng sinh sản của gà Liên Minh

3.3.4. Khả năng sản xuất thịt của gà Liên Minh thương phẩm 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Tình hình chăn nuôi gà Liên Minh trên đảo Cát Hải

Sử dụng phương pháp điều tra thu thập số liệu qua các bước: - Bước 1. Thu thập số liệu thứ cấp

Các thông tin thứ cấp được chúng tôi thu thập tại phòng Nông nghiệp và PTNT; phòng Thống kê của huyện đảo Cát Hải, các báo cáo, các tài liệu, các công trình nghiên cứu đã công bố kết hợp với khảo sát thực địa (Phương pháp điều tra không chính thức).

- Bước 2. Thu thập số liệu sơ cấp (phương pháp điều tra chính thức)

Sau khi khảo sát thực địa, tiến hành chọn điểm nghiên cứu. Điều tra trực tiếp tại các nông hộ đã được lựa chọn thông qua bộ câu hỏi hoàn chỉnh đã được chuẩn bị sẵn.

- Phương pháp xây dựng bộ câu hỏi điều tra

Xây dựng bộ câu hỏi ngắn gọn, phản ánh đầy đủ các thông số cần thiết phản ánh thực trạng chăn nuôi gà nói chung và gà nhiều cựa tại huyện Cát Hải.

Từ kết quả điều tra về sự phân bố và tình hình chăn nuôi gà Liên Minh tại huyện Cát Hải, một số gà đạt tiêu chuẩn được lựa chọn để tiến hành các thí nghiệm theo dõi khả năng sinh sản và cho thịt.

3.4.2. Đặc điểm ngoại hình và kích thước các chiều đo của gà

Phương pháp nghiên cứu:

- Đặc điểm ngoại hình (màu sắc bộ lông; màu sắc da thân và da chân; kiểu mào; cấu trúc cơ thể)... xác định tại các thời điểm mới nở, 8 tuần tuổi và trưởng thành (gà vào đẻ, khoảng 22 tuần tuổi) được mô tả qua quan sát bằng mắt thường kết hợp với chụp ảnh minh họa theo phương pháp của FAO (2012).

- Các chiều đo cơ thể gà Liên Minh trưởng thành được thực hiện theo phương pháp đo của FAO (2012).

- Dụng cu đo:

Các chỉ tiêu: dài thân, dài cổ, dài lưng, dài cánh, dài lườn, vòng ngực, dài đùi, dài chân do bằng thước dây.

Các chỉ tiêu: vòng chân to, vòng chân nhỏ, dài mỏ, dài mào, cao mào, dài tích, cao tích dùng thước kẹp.

- Tiến hành đo kích thước các chiều cơ thể gà trưởng thành:

+ Dài lưng: đo từ đốt xương sống cổ cuối cùng tới đốt sống đuôi đầu tiên. + Dài lườn: từ đầu xương lưỡi hái đến hết xương lưỡi hái.

+ Vòng ngực: vòng quanh ngực, sát nách gà.

+ Dài cánh: từ mỏm xương bả vai đến đầu mút xương cánh + Dài đùi: từ khớp khủy đến khớp đùi gắn với xương chậu + Dài bàn chân: từ khớp xương khủy đến sát bàn chân + Vòng bàn chân: đo chu vi ở điểm giữa bàn chân gà

3.4.3. Xác định khả năng sinh sản của gà

Phương pháp nghiên cứu: bố trí thí nghiệm khảo sát năng suất của giống

Giai đoạn gà con và hậu bị

Để đánh giá khả năng sinh trưởng của gà con và gà hậu bị bố mẹ, thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khảo sát quần thể, mỗi lô 150 con, lặp lại 3 lần

Đến 20 tuần tuổi, chọn mỗi lô gà sinh sản gồm 50 mái và 7 con trống; các các thể đảm bảo chất lượng giống tốt, đặc trưng...; lặp lại 3 lần. Giữa các lô đảm bảo độ đồng đều về tuổi, dinh dưỡng, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng… Tất cả đều chăm sóc theo quy trình chăn nuôi gà thịt nội của Viện Chăn nuôi:

Bảng 3.1. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà

Giai đoạn Mật độ

(con/m2)

Tỷ lệ

(trống/mái) Chế độ ăn Chế độ chiếu sáng

1.Gà con + 0-6 tuần tuổi + 7-8 tuần tuổi 20-25 10-15 Nuôi chung Tách riêng Tự do Tự do 24/24 (Tuần đầu) Ánh sáng tự nhiên 2.Gà dò hậu bị + 9-16 tuần tuổi + 16-20 tuần tuổi 6-8 3,5-4,0 Tách riêng Tách riêng Hạn chế Hạn chế Ánh sáng tự nhiên Ánh sáng tăng dần đến 15-16 giờ/ngày 3.Gà sinh sản > 20 tuần tuổi 3,0-3,5 1/8-1/10 Tăng theo tỷ lệ đẻ 16 giờ/ngày

Bảng 3.2. Tiêu chuẩn khẩu phần ăn đối với đàn gà sinh sản Thành phần

Tuần tuổi

0 – 6 7 – 13 14 – 20 21 – 23 >23

Protein (%) 21 - 22 15 – 15,5 14,5 16 -17 17 Năng lượng ME (kcal) 2900 2750 2700 2750 2750

Xơ thô 3,5 4,5 5,6 3,5 3,5 Canxi (%) 1,1 1,1 1,1 1,8 2,5 Photpho (%) 0,68 0,68 0,70 0,70 101,0 NaCl (%) 0,35 0,35 0,35 0,35 0,35 Lysine (%) 1,05 0,86 0,70 0,90 0,95 Methionine (%) 0,57 0,49 0,30 0,34 0,45

Một số chỉ tiêu theo dõi:

- Tuổi thành thục sinh dục: là tuổi đàn gà đẻ 5%. - Tỷ lệ đẻ (%)

Tổng số trứng đẻ ra trong tuần (quả)

- Năng suất trứng (quả/mái)

Tổng trứng đẻ ra trong kỳ (quả)

Số mí bình quân có mặt trong kỳ (con)

Số trứng đưa vào ấp (quả) Số trứng gà đẻ ra (quả) * Các chỉ tiêu về ấp nở

Tiến hành soi và kiểm tra trứng sau khi ấp 7 ngày, xác định tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ trứng chết phôi kỳ I, sau khi gà nở, tính tỷ lệ gà loại 1/tổng trứng ấp và tỷ lệ gà loại 1/tổng trứng gà đẻ ra. Số trứng có phôi (quả) Số trứng vào ấp (quả) Số gà con nở (quả) Tổng số trứng váo ấp (quả) Số gà loai 1 (con) Tổng số trứng vào ấp (quả)

3.4.4. Khả năng sinh trưởng

Bố trí thí nghiệm: 300 gà Liên Minh loại I khỏe mạnh, có khối lượng trung bình của giống được chia đều vào 3 lô, mỗi lô 100 con, lặp lại 3 lần. Gà được chăm sóc theo phương thức bán chăn thả; bố trí thí nghiệm theo sơ đồ sau:

Bảng 3.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu khả năng sinh trưởng của gà Liên Minh Giá trị Gà trống (con) 50 Gà mái (con) 50 Tổng (con) 100 Lần lặp lại (lần) 3

Năng suất trứng (quả/mái) =

X 100 Tỷ lệ trứng giống chọn ấp (%) = X 100 Tỷ lệ phôi (%) = X 100 Tỷ lệ gà nở/tổng trứng ấp (%) = X 100 Tỷ lệ gà loại 1 (%) =

Gà được chăm sóc nuôi dưỡng theo quy trình bảng 3.3 và khẩu phần thức ăn bảng 3.4. Bảng 3.4. Chế độ chăm sóc gà thịt Tuần tuổi Mật độ (con/m2) Chế độ Chăm sóc Chế độ chiếu sáng (h) Phương thức nuôi 0 – 3 20 – 25 Tự do 24/24 Nuôi nền 4 – 6 7 – 10 Tự do 16 Nuôi nền 7 – 16 5 – 6 Tự do ánh sáng tự nhiên Nuôi nền

Bảng 3.5. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn nuôi gà thịt

Thành phần dinh dưỡng Giai đoạn (tuần tuổi)

1 – 3 4 – 6 >7

Protein (%) 22 20 18

Năng lượng ME (kcal) 2950 3000 3100

Xơ thô (%) 3,0 3,5 2,9 Canxi (%) 1,1 1,1 1,1 Photpho (%) 0,8 0,86 0,70 NaCl (%) 0,35 0,35 0,35 Lysine (%) 1,05 1,1 1,03 Methionine (%) 0,45 0,40 0,38

Các chỉ tiêu theo dõi: - Tỷ lệ nuôi sống:

Tổng số gà sống đến cuối kỳ (con)

Tổng số gà có mặt đầu kỳ (con) - Tốc độ sinh trưởng

Khối lượng cơ thể gà K (sinh trưởng tích lũy): khối lượng gà sơ sinh và sau mỗi tuần tuổi được cân từng cá thể vào một buổi sáng nhất định trong tuần trước khi cho gà ăn.

+ Gà con mới nở được cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác  0,05g. + Từ 1 – 9 tuần tuổi cân bằng cân đồng hồ loại 2kg có độ chính xác  2g. + Từ 10 – 12 tuần tuổi cân bằng cân đồng hồ loại 5kg có độ chính xác  10g. Sinh trưởng tuyệt đối (A) (g/con/ngày).

Tính theo công thức:

Trong đó: P1 : khối lượng cơ thể tại thời điểm T1 (g)

P2 : khối lượng cơ thể tại thời điểm T2 (g) T1 : thời điểm khảo sát sau (ngày)

T2 : thời điểm khảo sát sau (ngày) - Sinh trưởng tương đối (R) (%)

100 2 / ) ( 1 2 1 2 x P P p p  

Trong đó: P1: khối lượng khảo sát ở giai đoạn trước (g) P2: khối lượng khảo sát ở giai đoạn sau (g+) - Hiệu quả sử dụng thức ăn (HQSDTA)

Hàng ngày cân chính xác lượng thức ăn cho gà ăn, lượng thức ăn còn thừa, khối lượng của đàn gà để tính hiệu quả sử dụng thức ăn. Tính theo công thức:

lượng thức ăn cho ăn trong tuần -  lượng thức ăn thừa tăng trọng trong tuần

- Khảo sát năng suất chất lượng thịt

Chọn gà mổ khảo sát: khi gà thí nghiệm broiler đã được 16 tuần tuổi, chọn 6 gà trống và 6 gà mái ở mỗi lô có khối lượng xấp xỉ bằng khối lượng trung bình của lô khảo sát. Các thành phần thân thịt được xác định theo phương pháp giết mổ khảo sát của Polinova (1976) và Auaa; Wieke (1978).

Các chỉ tiêu đánh giá

+ Khối lượng sống (kg) : khối lượng sau khi gà nhịn ăn 12 giờ (chỉ cho uống nước)

+ Khối lượng thân thịt (kg) : khối lượng gà sau khi cắt tiết, vẹt sạch lông, cắt đầu ở đoạn giữa xương chẩm và xương atlat, cắt chân ở đoạn khớp khuỷu và bỏ toàn bộ cơ quan nội tạng.

R(%) =

Khối lượng thân thịt(g)

Khối lượng sống (g)

Khối lượng thịt đùi trái(g) x 2

Khối lượng thân thịt(g)

Khối lượng thịt lườn trái (g) x 2 Khối lượng thân thịt (g)

Khối lượng mỡ bụng(g) Khối lượng thân thịt(g) - Hiệu quả kinh tế: hạch toán đơn giản và sơ bộ:

HQKT = Tổng thu - Tổng chi Trong đó:

Tổng thu = Khối lượng cơ thể cuối kỳ x Giá bán/kg x Số con cuối kỳ. Tổng chi = (Tiền con giống + Lượng thức ăn/con + Chi phí thức ăn + Chí phí thú y + Chi phí nhân công + Chi phí nhân công điện, nước, vật rẻ)

3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học bằng chương trình Excel 2010 và phần mềm Minitab16.0. Tỷ lệ thân thịt (%)= X 100 Tỷ lệ thịt đùi(%)= X 100 Tỷ lệ thịt lườn(%) = X 100 Tỷ lệ mỡ bụng(%) = X 100

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI HUYỆN ĐẢO CÁT HẢI, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Hình 4.1. Bản đồ địa chính đảo Cát Bà

4.1.1. Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu

Huyện đảo Cát Hải nằm phía Đông Nam thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố 60km theo đường biển, có tiềm năng về chăn nuôi.

Phía Tây Bắc tiếp giáp với huyện Yên Hưng Quảng Ninh. phía Đông Bắc là vịnh Hạ Long, phía Đông Nam là vịnh Bắc Bộ, phía Tây Nam giáp cửa Nam Triều( Đình Vũ).Huyện có diện tích đất đai 32311,41 ha chia là 2 khu vực:

Khu vực đảo Cát Hải: diện tích 2479,95 ha, gồm 4 xã: Văn Phong, Hoàng Châu, Nghĩa Lộ, Đồng Bài và thị trấn Cát Hải, địa hình là đảo cát bằng phẳng.

Khu vực đảo Cát Bà: diện tích 29831,46 ha, gồm 6 xã: Phù Long, Hiền Hào, Xuân Đám, Trân Châu, Gia Luận, Việt Hải và thị trấn Cát Bà, địa hình là đảo núi đá kết hợp bãi triều. Xã Trân Châu nằm trên đảo Cát Bà. Có vị trí rất quan trọng về an ninh, quốc phòng, là nơi có tiềm năng về dịch vụ, du lịch, nền kinh tế tương đối ổn định.

Phía Bắc giáp với Vườn Quốc Gia Cát Bà. Phía Nam giáp với Vịnh Cát Bà.

Phía Đông tiếp giáp với xã Việt Hải và thị trấn Cát Bà. Phía Tây giáp với Xuân Đám.

Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là: 4241,44 ha, trong đó: đất nông nghiệp là 3319,29 ha chiếm 78,26% diện tích toàn xã, đất phi nông nghiệp là: 773,31 ha chiếm 18,23%, đất chưa sử dụng là: 148,84 ha chiếm 3,51%.

Xã chia làm 6 thôn: thôn Phú Cường, thôn Bến, thôn Liên Minh, thôn Minh Châu, thôn Liên Hòa, thôn Hải Sơn (do trở ngại về địa hình nên thôn Hải Sơn nằm tách biệt so với 5 thôn còn lại ). Toàn xã có 472 hộ gia đình với 1575 nhân khẩu, lao động trong độ tuổi: 633 người, có 14 dòng họ sống lâu đời.

Ngành nghề chính của xã Trân Châu là làm Nông nghiệp nhưng thời gian gần đây do nhu cầu phát triển kinh tế, một số hộ gia đình kết hợp kinh doanh - dịch vụ và một số ngành nghề khác

Liên Minh là một thôn thuộc xã Trân Châu - huyện đảo Cát Hải – thành phố Hải Phòng. Thôn có 16 hộ dân nằm độc lập trong một thung lũng nhỏ, xung quanh là núi đá vôi và rừng cây bao bọc, thôn cách xa trung tâm của xã tới 5km đường bộ. Người dân trong thôn sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi gà, việc đi lại trao đổi mua bán rất khó vì giao thông không thuận tiện, tại thôn thỉnh thoảng có đoàn du lịch sinh thái, đa phần là khách nước ngoài đến thăm và đi qua thôn.

Gà Liên Minh là một giống gà có thịt ngon có tiếng trên huyện đảo được nhiều người dân trong và ngoài huyện đảo biết đến và rất ưa dùng. Lượng gà nuôi trong thôn chủ yếu để cung cấp cho khách du lịch và người dân trên đảo, không có đủ để cung cấp ra thị trường bên ngoài. Việc bán gà của người dân thực hiện tại nhà khi có người cần mua, người dân không phải đem giao bán tại chợ.

Dân trong thôn là thuần nông, tình hình an ninh – chính trị của thôn và xã ổn định nên gà nuôi được thả tự do ngoài vườn, ngoài đồi đi kiếm ăn xa nhà nhưng không có hiện tượng mất trộm và không có hiện tượng lai trộn với gà nơi khác.

Trong thôn có quy định riêng về việc nuôi gà: “không ai được đem gà từ nơi khác tới và khi đã đem gà ra khỏi thôn là tuyệt đối không được đem gà quay trở lại”, quy định đó được người dân trong thôn ý thức thực hiện như một điều luật cấm.

4.1.2. Tình hình chăn nuôi gà Liên Minh

4.1.2.1. Phương thức chăn nuôi gà

Các hộ dân trên địa bàn thôn chăn nuôi gà vẫn theo phương tức quảng canh thả vườn, mức độ đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật còn rất ít. Gà tự do kiếm ăn là chủ yếu và được cho ăn bổ sung cám ngô và sắn băm một đến hai bũa trong ngày chứ không kết hợp sử dụng phối trộn cám công nghiệp cho ăn nên không cần các máy móc để phục vụ chăn nuôi như máy phối trộn, máy nghiền,...

Thức ăn nuôi gà chủ yếu là ngô, gạo. Khi chăn thả, do địa bàn rộng và dưới tán rừng, tán cây rất rộng rãi nên khả năng tìm kiếm thức ăn đạm như côn trùng, giun... là rất lớn. Bên cạnh đó, một số hộ còn bổ sung thêm thức ăn thủy, hải sản cho gà như cá, tép tươi- một loại thức ăn rất phổ biến của nhan dân vùng ven biển Cát Hải... yếu tố quan trọng để đàn gà phát triển tốt.

Kết quả khảo sát cho thấy, do điều kiện các nông hộ địa bàn có nhiều đồi, rừng, nương ...rộng rãi, cạnh rừng quốc gia, phương thức chăn nuôi gà Liên Minh của bà con trên đảo chủ yếu theo phương thức bán chăn thả, chiếm 80%. Đây là phương thức chăn nuôi vừa cổ điển, vừa hiện đại, dựa vào nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên, vừa bổ sung thức ăn nuôi gà. Số hộ thực hiện chăn nuôi theo phương thức chăn thả tự nhiên hoàn toàn chiếm 16,6,%; nuôi nhốt chỉ 3,4%.

Bảng 4.1. Phương thức và chuồng trại chăn nuôi gà

Phương thức nuôi Số hộ Tỷ lệ % Chăn thả tự nhiên 5 16,6 Bán chăn thả 24 80,00 Nuôi nhốt 1 3,4 Tổng số hộ 30 100 Kiểu chuồng Không có chuồng 1 3,3 Chuồng tạm 15 50,0 Chuồng tốt 14 46,7 Tổng số hộ 30 100

Hình 4.2. Máy ấp trứng

Úm gà con: Gà nở từ 1 ngày tuổi đến 4 tuần tuổi được nuôi úm trong các chuồng được làm khung bằng tre gỗ hoặc hàn bằng sắt xung quanh quây bằng lưới thép bọc nhựa, sàn bằng lưới nhựa dầy cách mặt đất 10cm. Có mái bằng bạt hoặc mái làm bằng fibro xi măng, xung quanh chuồng úm được quây thêm một lớp bặt để đêm đến kéo xuống giữ ấm cho gà con hay tránh các điều kiện thời tiết bất lợi như mưa, bão, rét đậm, rét hại,... Thức ăn úm gà là cám đậm đặc có thành phần dinh dưỡng được thể hiện qua bảng 4.4

Một số hình ảnh nuôi gà bán chăn thả

Hình 4.3. Gà Liên Minh trên đồi

Kết quả điều tra cho thấy, người chăn nuôi trển đảo bước đầu đã chú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của gà liên minh, nuôi tại đảo cát hải, hải phòng (Trang 35)