Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 59)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Căn cứ vào đặc điểm và tình hình phát triển kinh tế xã hội, và thực trạng phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện Lâm Thao, chúng tôi lựa chọn 3 xã,

thị trấn của huyện Lâm Thao làm điểm nghiên cứu:

Thị trấn Lâm Thao: Là trung tâm huyện, trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa, là nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế hộ.

Xã Xuân Huy: Là địa phương có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, là xã thuần nông của huyện, sản xuất nông nghiệp còn nhiều lạc hậu, manh mún, nhỏ lẻ.

Xã Cao Xá: Là xã đồng bằng, có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp, có nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao, trong những năm qua cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã đã được trú trọng đầu tư, tạo đà cho nền kinh tế phát triển.

3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

* Thu thập tài liệu thứ cấp: Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn tài liệu sẵn có, các kết quả nghiên cứu, sách báo, tạp chí, bài viết, luận văn,… từ các nguồn UBND huyện Lâm Thao, các phòng ban chuyên môn của huyện Lâm Thao, các trang mạng,...;

* Thu thập tài liệu sơ cấp: Các số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu thông qua phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với các nông hộ thuộc địa bàn 3 xã, thị trấn được chọn làm điểm nghiên cứu. Ngoài ra chúng tôi cũng tiến hành thu thập số liệu sơ cấp thông qua tổ chức thảo luận nhóm.

Trên cơ sở đặc điểm tình hình kinh tế hộ và cơ cấu tổ chức của các phòng ban, đơn vị trực thuộc UBND huyện, chúng tôi tiến hành điều tra 105 phiếu, cụ thể:

- Phỏng vấn bằng bảng hỏi: Điều tra 90 hộ nông dân trên địa bàn (Mỗi xã nghiên cứu điều tra 30 hộ). Số liệu thu thập bao gồm các thông tin chung về người được điều tra, các đánh giá, nhận định về hoạt động phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện Lâm Thao trong thời gian vừa qua.

Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành điều tra, phỏng vấn đối với các cán bộ làm công tác quản lý có liên quan tới phát triển kinh tế hộ thuộc phòng Nông nghiệp, Trạm khuyến nông, Trạm bảo vệ thực vật, Trạm Thú y, Lãnh đạo một số xã,... Điều tra 15 cán bộ quản lý bao gồm: 3 Cán bộ phòng nông nghiệp; 9 Cán bộ thuộc các trạm khuyến nông, BVTV, Thú Y (Mỗi trạm phỏng vấn 3 cán bộ); 3 Cán bộ xã ( 3 xã, thị trấn chọn 1 cán bộ).

- Thảo luận nhóm: Tổ chức thảo luận nhóm đối với một số cán bộ làm công tác quản lý và một số hộ nông dân tiêu biểu trên địa bàn. Qua thảo luận nhóm để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế hộ, thực trạng phát triển kinh tế hộ và các giải pháp phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Lâm Thao.

- Tổng hợp ý kiến chuyên gia: Được dùng để tham vấn ý kiến chuyên gia chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu. Các chuyên gia được hỏi ý kiến là các cán bộ quản lý, một số hộ nông dân tiêu biểu. Những ý kiến chuyên gia được tổng hợp lại đã giúp tác giả phát hiện vấn đề nghiên cứu và phân tích để rút kết quả khảo sát và đề ra các giải pháp hoàn thiện.

3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Các dữ liệu thu thập được kiểm tra theo các yêu cầu: đầy đủ, chính xác và logic. Sau đó được nhập vào máy tính với phần mềm Exel. Sử dụng các ứng dụng của phần mềm này chúng tôi sắp xếp và phân tổ các dữ liệu theo các tiêu thức nghiên cứu như: đơn vị hành chính xã, loại hình hộ, hình thức sản xuất của hộ, trình độ chủ hộ,... Từ các kết quả phân tổ này chúng tôi xây dựng nên các bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ,...

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân vốn đầu tư, số lao động, tư liệu sản xuất, … trên địa bàn huyện Lâm Thao để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ tại địa bàn nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh hiện trạng phát triển kinh tế hộ ở những thời điểm và không gian khác nhau, so sánh số thực hiện kỳ này với kỳ trước, so sánh quá trình thực hiện giữa địa phương này với địa phương khác, nhóm hộ này với nhóm hộ khác,… để thấy rõ được sự biến động hay khác biệt trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Lâm Thao.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

* Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phản ảnh thực trạng phát triển kinh tế nông hộ về mặt lượng.

- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phản ảnh qui mô các yếu tố sản xuất của kinh tế hộ nông dân.

+ Về tình hình nhân khẩu và lao động của các nông hộ + Về tình hình đất đai của các nông hộ

+ Về hệ thống công cụ phục vụ sản xuất của nông hộ

+ Về nhu cầu vốn và khả năng huy động vốn của các nông hộ

- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phản ảnh gia tăng kết quả sản xuất của kinh tế hộ nông dân

+ Về diện tích một số loại cây trồng của các nông hộ + Về năng suất một số loại cây trồng của các nông hộ + Về sản lượng một số loại cây trồng của các nông hộ + Về tình hình chăn nuôi một số vật chính của các nông hộ.

* Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phản ảnh thực trạng phát triển kinh tế nông hộ về mặt chất

- Thu từ sản xuất kinh doanh của nông hộ - Tình hình đầu tư cho sản xuất kinh doanh - Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ - Tình hình cân đối thu, chi của các hộ

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ NÔNG HỘ TẠI HUYỆN LÂM THAO Để đánh giá thực trạng kinh tế nông hộ của toàn huyện những năm qua, dựa Để đánh giá thực trạng kinh tế nông hộ của toàn huyện những năm qua, dựa vào các tài liệu điều tra mức sống của hộ nông dân trong huyện mới đây, chúng tôi đã tổng hợp và phân tích thông qua các khía cạnh sau:

4.1.1. Kết quả phân loại nông hộ

Kết quả phân loại nông hộ toàn huyện theo hai tiêu thức ngành nghề kinh doanh và điều kiện kinh tế qua 3 năm, số liệu bảng 4.1 cho thấy:

Bảng 4.1. Cơ cấu loại hình sản xuất hộ nông dân tại huyện Lâm Thao

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) SL (%) CC SL (%) CC SL (%) CC 15/14 16/15 BQ Tổng số hộ 38.385 100 39.024 100 39.604 100 101,66 101,49 101,58 1. Theo ngành nghề - Hộ thuần nông 31.863 83,01 31.758 81,38 31.437 79,38 99,67 98,99 99,33 - Hộ Kiêm 3.658 9,53 4.125 10,57 4.420 11,16 112,76 107,15 109,92 - Chuyên ngành nghề 2.864 7,46 3.141 8,05 3.747 9,46 109,71 119,26 114,38 2. Theo thu nhập - Khá trở lên 6.898 17,97 8.706 22,31 11.493 29,02 126,22 132,01 129,08 - Trung bình 25.016 65,17 24.835 63,64 24.071 60,78 99,28 96,93 98,09 - Nghèo 6.472 16,86 5.483 14,05 4.040 10,2 84,72 73,68 79,01 Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Lâm Thao, (2016)

Đa số nông hộ của Lâm Thao sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng hộ thuần nông chiếm tỷ lệ cao nhưng đang có xu hướng giảm xuống trong cơ cấu. Năm 2014 tỷ lệ hộ thuần nông của huyện là: 83,01% đến năm 2016 chỉ còn 79,38%. Điều này cho thấy sản xuất nông nghiệp của Lâm Thao là ngành sản xuất chính, chủ yếu và có vị trí quan trọng. Song, thông thường các hộ thuần nông sản xuất độc canh, tự cung, tự cấp, kém hiệu quả, chưa năng động, chưa mạnh dạn thử sức với thị trường. Tuy nhiên, trong số những hộ thuần nông cũng có một số hộ khá giàu nhờ sự cần cù, thiết tha với đồng ruộng mà mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, cũng như tích cực đưa các tiến bộ khoa học vào sản xuất. Nhờ vậy, giá trị sản xuất ngành trồng trọt và chăn nuôi đã làm thay đổi đời sống cũng như thu nhập của gia đình họ. Có hộ đã trở thành hộ sản xuất giỏi nhờ tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ với các mô hình như VAC, hoặc VC…và các mô hình công nghệ cao.

Hộ nông nghiệp kiêm ngành nghề trong huyện những năm qua cũng đã có tăng lên. Năm 2014 loại hộ này chiếm 9,53% tổng số hộ toàn huyện, đến năm 2016 tỷ lệ này là 11,16%. Trên thực tế cho thấy, các hộ này có sản xuất ngành nghề phụ nhưng vẫn coi trọng sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, chúng tôi khẳng định rằng đây là những hộ tiên tiến, họ có ý thức rõ ràng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế gia đình. Họ không chỉ phát triển sản xuất nông nghiệp mà còn kết hợp cả ngành nghề hay buôn bán dịch vụ để tăng thu nhập, giải quyết lao động nhàn rỗi trong gia đình. Dù giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm chủ yếu trong tổng thu nhập của họ nhưng những hộ này đã có định hướng thị trường, sản xuất những sản phẩm mà thị trường cần. Hiện nay, nhóm hộ này của huyện đang có sự chuyển dịch theo hướng tập trung, nghĩa là một phần các nông hộ này đã bán hay chuyển nhượng ruộng đất của mình để tập trung vào ngành nghề hay dịch vụ, buôn bán khác có hiệu quả hơn. Đây là xu hướng phát triển kinh tế rất mới mẻ đang diễn ra trong nông thôn nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. ở Lâm Thao, hàng năm một phần không nhỏ những hộ này đã chuyển hẳn sang kinh doanh chuyên ngành nghề - buôn bán dịch vụ. Điều này đã làm thay đổi cơ cấu nông hộ của huyện qua 3 năm theo hướng giảm dần số hộ thuần nông, tăng dần các hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm kinh doanh ngành nghề phụ và số hộ chuyên kinh doanh ngành nghề.

Đồng thời với cách phân loại nông hộ của huyện theo điều kiện kinh tế, theo hướng dẫn của Sở Lao động Thương binh xã hội tỉnh Phú Thọ (2016). Qua các tài liệu thu thập được, thu nhập của nông hộ được tính theo mức lương bình

quân cho một khẩu/tháng quy thành tiền. Căn cứ vào tình hình thực tế của huyện Lâm Thao thu nhập của nông hộ như sau: Năm 2016 hộ nghèo chiếm 10,2% tổng số hộ của huyện, các hộ trung bình chiếm phần lớn 60,78% tổng sô hộ toàn huyện và những hộ khá chiếm 29,02% tổng số hộ toàn huyện.

4.1.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Lâm Thao

4.1.2.1. Đối với ngành trồng trọt

Trong những năm qua, cùng với sự thay đổi đi lên của kinh tế nông hộ huyện Lâm Thao. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã được các hộ quan tâm, nên các loại cây trồng trong ngành trồng trọt đã được các nông hộ đưa vào sản xuất đa dạng và đã đạt những kết quả khá khả quan.

Qua bảng 4.2 cho thấy: Qua 3 năm tổng diện tích đất gieo trồng nói chung của huyện tăng 2,41%. Điều này cho thấy nếu trong điều kiện tự nhiên bình thường thì diện tích gieo trồng của huyện sẽ tăng lên hàng năm và nó cũng khẳng định rằng các nông hộ trong huyện đã ngày càng tích cực hơn trong sản xuất.

Trong tổng diện tích gieo trồng cho thấy cây lúa là cây chiếm diện tích lớn và diện tích trồng lúa bình quân mỗi năm tăng 1,24%. Điều này cho thấy các nông hộ trong huyện đã và đang tận dụng, khai thác triệt để quỹ đất của mình cũng như của địa phương để đưa vào sử dụng. Trong các cây trồng của huyện, diện tích cây ngô qua 3 năm tăng lên đáng kể, năm 2014 huyện chỉ còn 212 ha thì đến năm 2016 diện tích này đã là 313 ha, bình quân mỗi năm tăng 21,51%. Sở dĩ như vậy là do đây là một loại cây rất thích hợp với vùng đất cát pha vào vụ đông của huyện và nó cũng mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao, chính vì vậy mà các nông hộ trong huyện ngày càng tích cực mở rộng diện tích trồng cây này để tăng thu nhập cho gia đình mình, cũng như vào sự phát hiện của cả huyện.

Về năng suất các loại cây trồng cho thấy: Nhìn chung năng suất không cao song đều tăng lên qua các năm, từ năm 2014 đến năm 2016, năng suất lúa xuân của huyện tăng bình quân 3,02%, lúa mùa tăng 2,69%, khoai tây tăng 4,32%. Điều này cho thấy, các nông hộ trong huyện đã có sự đầu tư tích cực hơn trong việc lựa chọn giống cây trồng cũng như cơ cấu đầu tư cho các loại cây này.

Về sản lượng cho thấy, hàng năm sản lượng thóc cũng như màu của huyện tăng lên đáng kể. Cụ thể, từ năm 2014 đến năm 2016 sản lượng thóc bình quân của huyện tăng 4,14%, màu tăng 28,71%. Đây là căn cứ khẳng định rõ ràng sự nỗ lực trước hết của các nông hộ, sau đó là của các cấp, các ngành trong huyện.

Bảng 4.2. Diện tích, năng suất một số loại cây trồng chính của huyện qua 3 năm 2014 - 2016

Diễn giải ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

2015/2014 2016/2015 Bình quân * Tổng diện tích gieo trồng Ha 9.765,00 10.061,00 10.241,00 103,03 101,79 102,41 Trong đó : - Lúa Ha 6.840,00 6.972,00 7.011,00 101,93 100,56 101,24 - Ngô Ha 212 287 313 135,38 109,06 121,51 - Khoai tây Ha 480 495 505,00 103,13 102,02 102,57 - Rau đậu Ha 883,00 917 998 103,85 108,83 106,31 - Cây khác Ha 1.350,00 1.390,00 1.414 102,96 101,73 102,34

* Năng suất cây trồng

- Lúa xuân Tạ/ha 52,56 54,48 55,78 103,65 102,39 103,02

- Lúa mùa Tạ/ha 51,09 52,26 53,88 102,29 103,10 102,69

- Ngô Tạ/ha 26,22 26,48 26,79 100,99 101,17 101,08

- Khoai tây Tạ/ha 178,8 185,7 194,6 103,86 104,79 104,32

* Sản lượng

- Thóc Tấn 354.483 372.096 384.413 104,97 103,31 104,14

- Màu Tấn 112.078 147.492 185.667 131,60 125,88 128,71

4.1.2.2. Đối với ngành chăn nuôi

Song song với ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi của huyện qua ba năm được thể hiện qua bảng 4.3. Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi cũng khá tốt. Năm 2014 sản lượng ngành chăn nuôi của huyện là 7.106,34 tấn, đến năm 2016 là 7.825,14 tấn, bình quân mỗi năm sản lượng ngành chăn nuôi tăng 4,94% trong đó đàn gia cầm và đàn bò tăng đáng kể, bình quân một năm đàn bò tăng 10,21%, đàn gia cầm tăng 13,13%. Điều này cho thấy trong điều kiện hiện nay các nông hộ đã có sự lựa chọn trong chăn nuôi, những vật nuôi chính của nông hộ đã phần nào thể hiện được quy mô và đáp ứng được nhu cầu cũng như yêu cầu của thị trường và người tiêu dùng. Điều này cũng khẳng định cách nghĩ, cách làm của chủ hộ có vai trò quan trọng như thế nào trong phát triển kinh tế.

Bảng 4.3. Số đầu gia súc, gia cầm của huyện qua các năm 2014 - 2016

Diễn giải ĐVT 2014 2015 2016 So sánh 2015 /2014 2016 /2015 Bình quân 1. Số đầu gia súc con - Trâu con 7.786 6.706 5.825 86,13 86,86 86,49 - Bò con 11.297 12.484 13.722 110,51 109,92 110,21 - Lợn con 69.271 72.543 74.457 104,72 102,64 103,68 2. Gia cầm con 650.540 728.526 832.656 111,99 114,29 113,13 3. Sản lượng tấn 7.106,34 7.726,5 8 7.825,1 4 108,73 101,28 104,94 Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Lâm Thao, (2016)

4.1.3. Các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong huyện nên đã có nhiều chương trình, dự án nhằm phát triển kinh tế nông hộ đã được triển khai như:

Các dự án xoá đói, giảm nghèo, cụ thể là: Dự án viện trợ không hoàn lại để xoá đói, giảm nghèo được triển khai từ năm 2015 cho đến nay, với tổng số vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 59)