Định hướng phát triển kinh tế nông hộ huyện Lâm Thao trong vài năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 104 - 107)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4.1.Định hướng phát triển kinh tế nông hộ huyện Lâm Thao trong vài năm

4.4. Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh

4.4.1.Định hướng phát triển kinh tế nông hộ huyện Lâm Thao trong vài năm

4.4.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế nông hộ của huyện Lâm Thao

Căn cứ vào Nghị định của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đại hội Đảng bộ tỉnh khoá XVI và Đại hội Đảng bộ huyện Lâm Thao lần thứ XV, huyện đã thống nhất quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế của huyện hiện tại cũng như một số năm tới như sau:

* Theo tiêu chí mới về an ninh lương thực một số xã nghèo của huyện Lâm Thao chưa đảm bảo an ninh lương thực. Vì vậy, quan điểm phát triển kinh tế

nông hộ của huyện là trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, chuyển mạnh sang phát triển hàng hoá, tăng cường thâm canh, bảo đảm phát triển toàn diện và bền vững.

* Là một huyện thuần nông, nền kinh tế nông hộ của huyện hiện tại cũng như một vài năm tới phải được coi là trọng tâm, bởi vậy, Đảng bộ huyện phải quan tâm hơn nữa để nơng hộ có thể khai thác các tiềm lực của chính họ cũng như của nhà nước, để nhằm tạo ra động lực thúc đẩy nông nghiệp, nơng thơn phát triển, nhanh chóng thay đổi bộ mặt nơng thơn.

* Đưa nhanh luật hợp tác xã cũng như xây dựng và phát triển mơ hình hợp tác xã kiểu mới sao cho linh hoạt, thu hút được nhiều nông dân tham gia để tạo ra thế và lực cho phát triển sản xuất, cũng như tự mình tạo ra thị trường một cách ổn định và thường xuyên.

Thay đổi và từng bước xoá bỏ hẳn các quan điểm và tư tưởng cũ trong nhận thức của các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở, để cho người dân thực sự là người chủ. Hợp tác xã chỉ quản lý tổng thể, hướng nông hộ đi theo những quỹ đạo tích cực, phải coi lợi ích của kinh tế nông hộ là động lực thúc đẩy kinh tế hộ phát triển.

* Phát triển kinh tế hộ dựa trên điều kiện và đặc điểm của địa phương, theo hướng phát triển kinh tế hàng hố, khơi phục, phát triển và mở rộng các ngành nghề truyền thống và các ngành nghề mới có hiệu quả kinh tế. Hình thành các vùng cơng nghiệp địa phương, thị tứ, chợ nông thôn, để sản xuất gắn với tiêu thụ có hiệu quả để nơng hộ chủ động hơn trong quá trình sản xuất.

4.4.1.2. Định hướng phát triển kinh tế nông hộ của huyện trong các năm tới

Trên cơ sở thực trạng phát triển kinh tế nông hộ huyện Lâm Thao, dựa vào những quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế của Đại hội Đảng bộ huyện Lâm Thao lần thứ XV, chúng tôi đưa ra một số phương hướng cơ bản để tiếp tục phát triển kinh tế nông hộ của huyện trong những năm tới như sau:

* Thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Với chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, tăng sức cạnh tranh và sự hợp tác cùng phát triển đã thực sự mang lại những thành tựu đáng kể, vì vậy, Lâm Thao hiện nay cũng như những năm tới cần mở ra hướng mới, tạo điều kiện để cho các thành phần kinh tế trong nông thôn phát triển. Tiếp tục nâng cao vai trị làm chủ của nơng hộ để tiến tới phát triển sản xuất hàng hoá.

Lấy việc thúc đẩy vai trò của kinh tế hộ làm động lực, lấy kinh tế tập thể làm nền tảng và khuyến khích sự hình thành các thành phần kinh tế khác trong nông thôn. Luôn luôn tạo ra sự gắn kết, đan xen giữa nhà nước với nông hộ thơng qua các chính sách. Khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp mở rộng đầu tư để thu hút vốn và lao động tại chỗ thúc đẩy các thành phần kinh tế của huyện cùng phát triển.

* Đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn theo hướng hình thành nền nơng nghiệp hàng hố phù hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện. Đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đạt mặt bằng chung của tỉnh về trình độ cơng nghệ và thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Tìm kiếm các hợp đồng, mở rộng thị trường chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Tạo điều kiện và hướng nơng hộ đẩy mạnh việc cơ giới hố và điện khí hố nơng thơn, tạo cơ sở vững chắc liên kết giữa nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trong huyện cũng như toàn tỉnh.

- Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Quy hoạch hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất, nguồn nước gắn với bảo vệ môi trường. Quy hoạch lại các khu dân cư, phát triển các thị trấn, thị tứ, các điển hình làng xã, nâng cao đời sống vật chất, văn hố, tinh thần cho tồn bộ nhân dân trong huyện.

* Xây dựng hợp lý cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Điều chỉnh việc quy hoạch sản xuất lương thực cho phù hợp với khả năng và nhu cầu của huyện. Bảo đảm an ninh lương thực vững chắc; quy hoạch các vùng sản xuất cây hàng hoá, phát triển ngành trồng lúa và ngơ để phục vụ cho chăn ni, có các chính sách và biện pháp bảo vệ lợi ích cho người sản xuất lương thực, thực phẩm.

- Phát triển và nâng cao hiệu quả ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và nghề cá, gắn với các cơ sở chế biến của địa phương để tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp.

- Thực hiện thành cơng và có hiệu quả dự án chuyển đổi đồng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản, để nâng cao hiệu quả sản xuất trong nông hộ và đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh.

chế biến, vận chuyển cũng như tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tăng cường đội ngũ khuyến nông, nâng cao năng lực và phát huy tác dụng của cán bộ khuyến nông.

- Tiếp tục hồn thiện, kiên cố hố hệ thống thuỷ lợi, đảm bảo tưới tiêu chủ động cho sản xuất nông nghiệp. Cần xây dựng đội ngũ cán bộ có chun mơn cũng như năng lực để quản lý và điều hành hệ thống này.

- Phát triển mạnh nông nghiệp và dịch vụ ở nơng thơn, có chế độ ưu đãi, ưu tiên để cho các ngành nghề truyền thống, cũng như các ngành nghề mới phát triển mạnh mẽ trong nông thôn như: gốm sứ, dao kéo, cày bừa, mây tre đan, cói bị…

* Khuyến khích các hộ sản xuất vươn lên giàu có, xố bỏ các hộ nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 104 - 107)