Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng, phẩm chất tinh dịch của lợn duroc và piétrain nuôi tại công ty TNHH lợn giống hạt nhân dabaco (Trang 41)

1. 4 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4. Nội dung nghiên cứu

3.4.1. Đánh giá khả năng sinh trƣởng của lợn đực hậu bị Duroc và Piétrain

- Sinh trưởng của lợn đực Duroc và Piétrain

- Đánh giá ảnh hưởng của giống, khối lượng bắt đầu kiểm tra và khối lượng kết thúc kiểm tra đến khả năng sinh trưởng của lợn đực hậu bị Duroc và Piétrain đến năng suất sinh trưởng.

3.4.2. Đánh giá phẩm chất tinh dịch của lợn đực Duroc và Piétrain

- Phẩm chất tinh dịch của lợn Duroc và Piétrain;

- Đánh giá ảnh hưởng của mùa vụ, tháng khai thác trong năm đến các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn Duroc và Piétrain.

3.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Đánh giá khả năng sinh trƣởng của lợn đực Duroc và Piétrain

Đánh giá khả năng sinh trưởng thông qua các chỉ tiêu sau: + Khối lượng bắt đầu (kg)

+ Khối lượng kết thúc (kg) + Tăng khối lượng (g/ngày) + Dày mỡ lưng (mm)

+ Dày cơ thăn (mm) + Tỷ lệ nạc (%)

Tổng số 376 lợn đực (176 lợn đực Duroc và 200 lợn đực Piétrain) được theo dõi sinh trưởng từ bắt đầu lúc 81,87 ± 7,16 ngày (± SD) và kết thúc lúc 157,79 ± 9,57 ngày. Lợn được đưa vào nuôi theo dõi sinh trưởng theo từng ô chuồng đảm bảo đồng đều về khối lượng và tuổi trước khi tiến hành phân lô theo dõi sinh trưởng. Lợn được cắt số tai theo dõi trước khi đưa vào kiểm tra. Lợn được nuôi theo quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình thú y phòng bệnh của Công ty.

Bảng 3.1. Thành phần dinh dƣỡng và khẩu phần ăn của lợn đực hậu bị

Loại lợn Protein (%) ME (Kcal/kg) Mức ăn (kg/ngày) Lợn choai (29- 50 kg) 16,5 3050 1,3 - 1,4 Hậu bị 15,5 3000 1,9 - 2,1

Khối lượng bắt đầu và kết thúc được xác định bằng cách cân từng con bằng cân điện tử Mettler Toledo (Trung Quốc).

Tăng khối lượng trung bình hàng ngày được xác định dựa trên chênh lệch về khối lượng của từng cá thể giữa hai thời điểm (bắt đầu và kết thúc) và số ngày nuôi thực tế.

Dày mỡ lưng và dày cơ thăn được đo bằng máy đo siêu âm Agroscan AL vớiđầu dò ALAL 350 (ECM, France) ở vị trí xương sườn 3-4 cuối, cách đường sống lưng 6 cm trên từng cá thể sống cùng với thời điểm cân khối lượng kết thúc theo phương pháp được mô tả trong nghiên cứu của Youssao et al. (2002). Ước tính tỷ lệ nạc bằng phương trình hồi quy được Bộ Nông nghiệp Bỉ khuyến cáo năm 1999 dựa trên dày mỡ lưng và dày cơ thăn: y = 59,902386 - 1,060750X1 + 0,229324X2; trong đó: y = tỷ lệ nạc ước tính (%), X1 = độ dày mỡ lưng, bao gồm da (mm), X2 = độ dày cơ thăn (mm).

3.5.2. Đánh giá phẩm chất tinh dịch của lợn Duroc và Piétrain

Đánh giá phẩm chất tinh dịch thông qua các chỉ tiêu sau: + Thể tích tinh dịch (V, ml)

+ Nồng độ tinh trùng (C, triệu/ml)

+ Tổng số tinh trùng tiến thẳng (VAC, tỷ/lần)

+ Tổng số tinh trùng trong một lần khai thác (VC, tỷ/lần)

Tổng số 290 lợn đực (141 Duroc với 1146 lần khai thác tinh và 149 Piétrain với 2264 lần khai thác tinh). Lợn đực được nuôi trong cùng điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh thú y theo quy trình của Công ty.

Bảng 3.2. Thành phần dinh dƣỡng của thức ăn cho lợn đực khai thác tinh

Năng lượng trao đổi (kcal/kg) 3.000

Protein thô (%) 16,5

Khai thác tinh dịch bằng cách cho lợn đực nhảy giá, dụng cụ lấy tinh được vô trùng trước khi lấy tinh. Tinh dịch được lấy vào buổi chiều mát với chu kỳ khai thác từ 4 – 5 ngày.

- Thể tích tinh dịch V (ml): được đong bằng cốc đong có chia vạch thể tích và được đo ngay sau khi lấy tinh và đã lọc bỏ keo phèn.

- Hoạt lực tinh trùng (A, %) được kiểm tra ngay sau khi khai thác tinh dịch và được xác định bằng máy phân tích tinh dịch tự động Ceros II (Pháp).

- Nồng độ tinh trùng C (triệu/ml) được xác định bằng máy phân tích tinh dịch tự động Ceros II (Pháp).

- Tổng số tinh trùng tiến thẳng (VAC, tỷ/lần) trong một lần khai thác tinh được tính bằng tích của các chỉ tiêu thể tích, hoạt lực và nồng độ: VAC (tỷ/lần) =V (ml) × A (%) × C (triệu/ml)

- Tổng số tinh trùng (VC, tỷ/lần) trong một lần khai thác tinh được tính bằng tích của các chỉ tiêu thể tích và nồng độ: VC (tỷ/lần) =V (ml) × C (triệu/ml)

3.6. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Số liệu được xử lý bằng phần mềm SAS 9.0 (2002) tại Bộ môn Di truyền – Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi – Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Mô hình tuyến tính tổng quát GLM được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh trưởng, năng suất sinh sản và phẩm chất tinh dịch của lợn Duroc và Piétrain.

Phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh trưởng của lợn Duroc và Piétrain theo các mô hình (1 và 2) như sau:

(1)Ảnh hưởng của giống đến sinh trưởng: yij = µ + Bi + eij

Trong đó:

yij: Các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng; µ: Giá trị trung bình;

Bi: Ảnh hưởng của giống thứ ith (i = 2: Duroc và Piétrain);

eijklm: Sai số ngẫu nhiên

(2)Ảnh hưởng của khối lượng bắt đầu và kết thúc thí nghiệm đến sinh trưởng của từng giống (Duroc hoặc Piétrain):

yijk = µ + PBDi + PKTj + eijk Trong đó:

yijk: Các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng của lợn Duroc hoặc Piétrain; µ: Giá trị trung bình;

PBDi: Ảnh hưởng của khối lượng bắt đầu thứ ith (k = 3, ≤25 kg, 26 – 30 kg và >30 kg);

PKTj: Ảnh hưởng của khối lượng kết thúc thứ jth

: (l = 3; <90 kg, 90 – 100 kg và > 100 kg);

eijk: Sai số ngẫu nhiên

Phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến phẩm chất tinh dịch của lợn Duroc và Piétrain theo mô hình (3 và 4) như sau:

(3)Ảnh hưởng của giống đến phẩm chất tinh dịch: yij = µ + Bi + eij

Trong đó:

yij: Các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch; µ: Giá trị trung bình;

Bi: Ảnh hưởng của giống thứ ith (i = 2: Duroc và Piétrain) eij: Sai số ngẫu nhiên

(4)Ảnh hưởng của mùa vụ và tháng trong năm đến phẩm chất tinh dịch của từng giống (Duroc hoặc Piétrain)

yijk = µ + Si + Mj + eijk Trong đó:

yijk: Các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch; µ: Giá trị trung bình;

Sj: Ảnh hưởng của mùa vụ thứ ith

(j = 4 mức theo tiết khí xuân từ 4/2 đến 5/5, hè từ 6/5 đến 7/8, thu từ 8/8 đến 7/11 và đông từ 8/11 đến 3/2)

Mj: Ảnh hưởng của tháng trong năm (k = 12 mức, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12)

eijk: Sai số ngẫu nhiên

Ước tính giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất (LSM), sai số của trung bình phương nhỏ nhất (SE) bằng câu lệch LSMeans với so sánh cặp bằng pdiff hiệu chỉnh bằng phương pháp Tukey.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG CỦA LỢN ĐỰC HẬU BỊ DUROC VÀ PIÉTRAIN

4.1.1. Năng suất sinh trƣởng của lợn đực hậu bị Duroc và Piétrain

Ảnh hưởng của giống đến khả năng sinh trưởng của lợn đực hậu bị Duroc và Piétrain nuôi tại Công ty TNHH lợn giống hạt nhân Dabaco được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1 Năng suất sinh trƣởng của lợn đực Duroc và Piétrain

Chỉ tiêu Duroc Piétrain

n LSM SE n LSM SE Khối lượng bắt đầu (kg) 176 29,85a 0,24 200 28,90b 0,32 Khối lượng kết thúc (kg) 176 93,84a 0,62 200 84,13b 0,81 Tăng khối lượng (g/ngày) 176 802,36a 7,97 200 680,64b 10,45 Dày mỡ lưng (mm) 65 11,46a 0,20 67 7,67b 0,27 Dày cơ thăn (mm) 65 57,84b 0,65 67 62,01a 0,85 Tỷ lệ nạc (%) 65 61,01b 0,24 67 65,99a 0,32

Trong cùng một chỉ tiêu, các giá trị LSM mang chữ cái khác nhau, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Qua bảng 4.1 cho thấy, khối lượng bắt đầu (29,85 kg), khối lượng kết thúc (93,84 kg), tăng khối lượng trung bình (802,36 g/ngày), dày mỡ lưng (11,46 mm), của lợn đực Duroc có xu hướng cao hơn so với lợn đực Piétrain (28,90 kg; 84,13 kg; 680,64 g/ngày và 7,67 mm), nhưng dày cơ thăn (57,84 mm) và tỷ lệ nạc (61,01%) của lợn Duroc có xu hướng thấp hơn so với lợn Piétrain (62,01 mm và 65,99%). Sự sai khác ở các chỉ tiêu này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Tăng khối lượng trung bình của lợn đực Duroc đạt tiêu chuẩn tại quyết định số 675/QĐ-BNN-CN phê duyệt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014) quy định đối với lợn Duroc giống gốc (≥ 800 g/ngày). Tuy nhiên, tăng khối lượng trung bình của lợn Piétrain thấp hơn so với tiêu chuẩn này.

TNHH lợn giống hạt nhân Dabaco thấp hơn so với kết quả công bố của Nguyễn Văn Đức và cs. (2010) trên lợn Piétrain thuần (704,33 g/ngày), Zhang et al.

(2011) công bố về tăng khối lượng trung bình trên lợn Piétrain nuôi tại Canada (742,3 g/ngày), Müller et al. (2000) công bố trên lợn Piétrain nuôi tại Đức (760 g/ngày). Tuy nhiên, tỷ lệ nạc của lợn Piétrain trong nghiên cứu này có xu hướng cao hơn so với kết quả công bố của Nguyễn Văn Đức và cs. (2010) trên lợn Piétrain thuần (58,75%). Kết quả công bố của Hà Xuân Bộ (2015) cho thấy, lợn hậu bị Piétrain kháng stress được nuôi tại Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp – Hải Phòng có khả năng sinh trưởng ở mức trung bình thấp với khối lượng bắt đầu đạt 14,88 kg, khối lượng kết thúc đạt 91,32 kg, tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt 487,30 g/ngày, nhưng có tỷ lệ nạc cao (64,15%). Kết quả công bố của Hà Xuân Bộ và cs. (2013) cho thấy, lợn đực hậu bị Piétrain kháng stress nuôi tại Trung tâm Giống lợn chất lượng cao của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đạt 14,05kg ở thời điểm 2 tháng tuổi thấp hơn so với lợn đực 2 tháng tuổi nhập từ Bỉ (tháng 12 năm 2007) đạt 20,00kg. Tại thời điểm 7,5 tháng tuổi, lợn đực hậu bị Piétrain đạt 106,20 kg tương đương với lợn đực nhập từ Bỉ (Đỗ Đức Lực và cs., 2008). Tăng khối lượng trung bình/ngày của lợn đực hậu bị Piétrain trong nghiên cứu này (680,64 g/ngày) cao hơn so với lợn đực Piétrain nhập từ Bỉ (546,48 g/con/ngày). Như vậy, tăng khối lượng trung bình của lợn Piétrain trong nghiên cứu này có xu hướng thấp hơn so với kết quả công bố của Nguyễn Văn Đức và cs. (2010), Zhang et al. (2011) và Müller et al. (2000), nhưng cao hơn so với kết quả công bố của Hà Xuân Bộ (2015), Hà Xuân Bộ và cs. (2013) và Đỗ Đức Lực và cs. (2008).

Kết quả công bố của Rauw et al. (2006) cho thấy, lợn Duroc nuôi tại Tây Ban Nha có mức tăng khối lượng trung bình đạt 861 g/ngày. Như vậy, tăng khối lượng của lợn Duroc trong nghiên cứu này có xu hướng thấp hơn so với kết quả công bố của Rauw et al. (2006).

Sự khác nhau về khối lượng bắt đầu kiểm tra và kết thúc kiểm tra của lợn đực hậu bị Duroc và Piétrain được thể hiện rõ thông qua hình 4.1.

Hình 4.1. Khối lƣợng bắt đầu và khối lƣợng kết thúc kiểm tra của lợn đực hậu bị Duroc và Piétrain

Sự khác nhau về mức tăng khối lượng trung bình hàng ngày của lợn đực hậu bị Duroc và Piétrain được thể hiện rõ thông qua hình 4.2.

Hình 4.2. Tăng khối lƣợng trung bình hàng ngày của lợn đực hậu bị Duroc và Piétrain

4.1.2. Ảnh hƣởng của khối lƣợng bắt đầu đến khả năng sinh trƣởng của lợn đực hậu bị Duroc và Piétrain

Ảnh hưởng của khối lượng bắt đầu đến khả năng sinh trưởng của lợn đực hậu bị Duroc và Piétrain nuôi tại Công ty TNHH lợn giống hạt nhân Dabaco được trình bày ở bảng 4.2 và 4.3.

Bảng 4.2. Ảnh hƣởng của khối lƣợng bắt đầu đến năng suất sinh trƣởng của lợn đực Duroc

Chỉ tiêu ≤ 25 kg 26 – 30 kg > 30kg

n LSM SE n LSM SE n LSM SE

Tăng khối lượng (g/ngày) 18 820,96 17,56 55 810,00 10,62 103 792,53 7,30

Dày mỡ lưng (mm) 8 11,90 0,66 19 11,78 0,42 38 11,11 0,29

Dày cơ thăn (mm) 8 60,27 2,08 19 56,87 1,32 38 57,57 0,91

Tỷ lệ nạc (%) 8 61,10 0,84 19 60,45 0,53 38 61,32 0,37

Trong cùng một chỉ tiêu, các giá trị LSM mang chữ cái khác nhau, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Bảng 4.3. Ảnh hƣởng của khối lƣợng bắt đầu đến năng suất sinh trƣởng của lợn đực Piétrain

Chỉ tiêu ≤ 25 kg 26 – 30 kg > 30kg

n LSM SE n LSM SE n LSM SE

Tăng khối lượng (g/ngày) 71 760,88 29,34 81 763,27 28,14 48 805,33 30,38

Dày mỡ lưng (mm) 19 6,62a 0,36 23 7,19a 0,33 25 6,14b 0,35

Dày cơ thăn (mm) 19 59,62a 1,08 23 60,16a 0,98 25 57,80b 1,05

Tỷ lệ nạc (%) 19 66,56 0,38 23 66,08 0,34 25 66,65 0,37

Trong cùng một chỉ tiêu, các giá trị LSM mang chữ cái khác nhau, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Qua bảng 4.2 cho thấy, khi tăng khối lượng bắt đầu kiểm tra của lợn đực hậu bị Duroc từ ≤ 25 kg đến 26 – 30 kg và > 30 kg, tăng khối lượng trung bình hàng ngày và dày mỡ lưng có xu hướng giảm. Tuy nhiên, sự sai khác ở các chỉ tiêu này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Cụ thể: nhóm lợn với khối lượng bắt đầu kiểm tra nhỏ hơn hoặc bằng 25 kg có mức tăng khối lượng bình quân hàng ngày cao nhất (820,96 g/ngày), giảm xuống ở nhóm lợn có khối lượng bắt đầu kiểm tra từ 26 – 30 kg (810 g/ngày) và thấp nhất là nhóm lợn trên 30 kg (792,53 g/ngày). Dày mỡ lưng cũng có xu hướng tương tự. Nhóm lợn với khối lượng bắt đầu kiểm tra nhỏ hơn hoặc bằng 25 kg có dày mỡ lưng đạt mức cao nhất (11,90 mm), giảm xuống ở nhóm lợn có khối lượng bắt đầu kiểm tra từ 26 –

30 kg (11,78 mm) và thấp nhất là nhóm lợn có khối lượng bắt đầu kiểm tra trên 30 kg (11,11 mm). Như vậy, việc tăng khối lượng bắt đầu kiểm tra đối với lợn đực hậu bị Duroc làm giảm tăng khối lượng trung bình hàng ngày và dày mỡ lưng (P>0,05).

Qua bảng 4.3 cho thấy, khi tăng khối lượng bắt đầu kiểm tra của lợn đực hậu bị Piétrain từ ≤ 25 kg đến 26 – 30 kg và > 30 kg, tăng khối lượng trung bình hàng ngày có xu hướng tăng. Tuy nhiên, sự sai khác ở các chỉ tiêu tăng khối lượng trung bình không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Cụ thể: nhóm lợn với khối lượng bắt đầu kiểm tra nhỏ hơn hoặc bằng 25 kg có mức tăng khối lượng bình quân hàng ngày thấp nhất (760,88 g/ngày), tăng lên ở nhóm lợn có khối lượng bắt đầu kiểm tra từ 26 – 30 kg (763,27 g/ngày) và đạt cao nhất là nhóm lợn có khối lượng bắt đầu trên 30 kg (805,33 g/ngày). Như vậy, việc tăng khối lượng bắt đầu kiểm tra đối với lợn đực hậu bị Piétrain làm tăng tăng khối lượng trung bình hàng ngày (P>0,05).

Kết quả nghiên cứu này có xu hướng tương tự với kết quả công bố của Đoàn Phương Thuý và cs. (2016) khi nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng đến các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng của lợn Duroc nuôi tại Công ty TNHH lợn giống hạt nhân Dabaco cũng cho rằng khối lượng bắt đầu kiểm tra không ảnh hưởng đến dày mỡ lưng.

Tăng khối lượng trung bình hàng ngày của lợn đực hậu bị Duroc theo khối lượng bắt đầu kiểm tra được minh hoạ qua hình 4.3.

Tăng khối lượng trung bình hàng ngày của lợn đực hậu bị Piétrain theo khối lượng bắt đầu kiểm tra được minh hoạ qua hình 4.4.

Hình 4.4. Tăng khối lƣợng trung bình hàng ngày của lợn đực hậu bị Piétrain theo khối lƣợng bắt đầu kiểm tra

Tỷ lệ nạc của lợn đực hậu bị Duroc theo khối lượng bắt đầu kiểm tra được minh hoạ qua hình 4.5.

Hình 4.5. Tỷ lệ nạc của lợn đực hậu bị Duroc theo khối lƣợng bắt đầu kiểm tra

Tỷ lệ nạc của lợn đực hậu bị Piétrain theo khối lượng bắt đầu kiểm tra được minh hoạ qua hình 4.6.

Hình 4.6. Tỷ lệ nạc của lợn đực hậu bị Piétrain theo khối lƣợng bắt đầu kiểm tra

4.1.3. Ảnh hƣởng của khối lƣợng kết thúc đến khả năng sinh trƣởng của lợn đực hậu bị Duroc và Piétrain

Ảnh hưởng của khối lượng kết thúc đến khả năng sinh trưởng của lợn đực hậu bị Duroc và Piétrain nuôi tại Công ty TNHH lợn giống hạt nhân Dabaco được trình bày ở bảng 4.4 và 4.5.

Bảng 4.4 Ảnh hƣởng của khối lƣợng kết thúc đến năng suất sinh trƣởng của lợn đực Duroc

Chỉ tiêu ≤ 90 kg 91 – 100 kg > 100 kg

n LSM SE n LSM SE n LSM SE

Tăng khối lượng

(g/ngày) 81 707,67

c

9,43 47 817,60b 11,66 48 898,22a 11,92

Dày mỡ lưng (mm) 29 10,62b 0,37 24 11,47ab 0,38 12 12,71a 0,55

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng, phẩm chất tinh dịch của lợn duroc và piétrain nuôi tại công ty TNHH lợn giống hạt nhân dabaco (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)