Quan niệm về nhân tài và vai trò của nhân tài của một số nhà tư tưởng tiêu biểu dưới triều Nguyễn

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sỹ: Quan niệm về nhân tài của một số nhà tư tưởng tiếu biểu thế kỷ XIX ở Việt Nam (Trang 72 - 100)

tưởng tiêu biểu dưới triều Nguyễn

Sau khi thống nhất đất nước và lên ngôi Hoàng đế (tháng 9/1802), vua Gia Long đã ý thức được vai trò của nhân tài đối với công cuộc xây dựng, phát triển triều đại. Nhà vua đã khẩn trương thi hành nhiều chính sách để thu hút, sử dụng nhân tài đáp ứng nhu cầu kiến thiết của vương triều non trẻ. Vừa lên ngôi, vua Gia Long cho dựng nhà Đốc học ở Quốc Tử Giám. Định phép khảo khóa học

trò. Tháng 11/1803, lưu trấn thần Gia Định Nguyễn Văn Nhân tâu rằng: “ Trị nước thì lấy gốc ở nhân tài, hành chính thì trước lấy giáo hóa…xin định lại giáo điều khiến cho học trò có đường tiến tới để đáp lại tấm lòng thánh thượng”[81, tr.200]. Vua khen hợp lý và ban phép học theo hình thức: mỗi xã chọn một người có đức hạnh văn học, được miễn lao dịch, dạy bảo con em trong ấp. Vua còn có chỉ dụ đối với Đốc học Quốc Tử Giám Hồ Công Diệu: “Khanh giữ chức đào luyện, nên vì nhà nước bồi dưỡng nhân tài, phàm mỗi năm khảo hạch học trò nên lấy rộng thêm, chước binh dịch, giao dịch cho họ để cho người học có thể an tâm chuyên nghiệp thì người tài mỗi ngày một thịnh”[ 81, tr.202]. Với những chỉ dụ trên đây, chứng tỏ rằng, vị vua đầu triều Nguyễn rất coi trọng vấn đề nhân tài và xác định được vai trò quan trọng của nhân tài đối với công việc phát triển triều đại. Nhà vua kết luận “cầu hiền chính là việc cần kíp”[97, tr.691]. Quan điểm về nhân tài và tầm quan trọng của nhân tài đối với sự phát triển của vương triều Nguyễn còn được thể hiện trong quan điểm của các vị vua kế tiếp và các nhà tư tưởng tiêu biểu dưới triều Nguyễn.

Nguyễn Du (1765-1820) sinh ra vào thời Lê mạt, chúa Trịnh thao túng, tiếm quyền vua, chúa Nguyễn xưng bá phương Nam, trưởng thành khi nhà Lê mất. Khi vua Gia Long thống nhất đất nước, lập triều Nguyễn thực hiện các chính sách thu phục nhân tài xây dựng bộ máy nhà nước đã mời ông ra làm quan. Cuộc đời của Nguyễn Du đã trải qua những biến cố lớn lao và trọng đại của dân tộc từ những năm cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX, chứng kiến những thay đổi của các giá trị đạo đức như trung, nghĩa, lễ, trí, tín…các quan hệ tam cương trong xã hội. Tuy nhiên, chính bối cảnh chính trị- xã hội, văn hóa- đạo đức ấy đã hình thành trong Nguyễn Du những tư tưởng xã hội, nhân văn độc đáo, giàu tinh thần dân tộc. Đã có rất nhiều tác giả, nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng Nguyễn Du. Tuy nhiên hầu hết đều là những nghiên cứu tư tưởng Nguyễn Du trên bình diện văn học, nghệ thuật mà chưa đi vào nghiên cứu Nguyễn Du với tư cách là nhà tư tưởng triết học. Chính vì vậy, tác giả luận án đã đi vào nghiên cứu về tư tưởng triết học của ông trên cơ sở kế thừa ý kiến của

giáo sư Trần Văn Đoàn và các tác giả khi bàn về chữ “tài” trong tác phẩm Truyện Kiều. Đây là tác phẩm tập trung nhất tư tưởng của Nguyễn Du về chữ tài. Trong tác phẩm này, có tất cả 21 Nguyễn Du lần luận về chữ “tài”. Vấn đề là những nhân vật nào được Nguyễn Du coi là người có tài. Ở đây, quan niệm về tài của Nguyễn Du rất phong phú với nhiều kiểu tài: như Thúy Kiều, Thúy Vân là những người có tài sắc, tài gẩy đàn, tài múa giỏi và tài thơ:

“Kiều càng sắc sảo, mặn mà So về tài, sắc, lại là phần hơn…

Thông minh vốn sẵn tư trời,

Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm”[1,tr.12]. Như vậy, Thúy Kiều là một người có tài, một tài nhân.

Kim Trọng, nhân vật được coi là người yêu đầu tiên của nhân vật chính Thúy Kiều cũng được Nguyễn Du coi là người tài, một thiên tài. Trong Truyện Kiều có viết: “Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh.

Nền phú hậu, bậc tài danh,

Văn chương nết đất, thông minh tính trời. Phong tư tài mạo tót vời,

Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa”.[1,tr.19]

Kim Trọng có tài năng bẩm sinh và được gọi là thiên tài “Người quốc sắc, kẻ thiên tài”

Nhân vật tiêu biểu cuối cùng là Từ Hải. Đây là nam nhi có sức mạnh trời phú và nghệ thuật chiến trận. Nguyễn Du cũng coi Từ Hải là một thiên tài:

“ Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi, Râu hùm, hàm én, mày ngài,

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao. Đường đường một đấng anh hào,

Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài. Đội trời đạp đất ở đời,

Tất cả các nhân vật trên đều có nghĩa là người có tài. Họ có thể là tài nhân (người có tài sắc, tài mạo, tài lực, tài hoa, tài giỏi- tài lược), là người dùng tài của mình vào mục đích giải trí, thỏa mãn thẩm mỹ của cá nhân, hoặc sử dụng năng lực tự nhiên của họ vào con đường danh vọng (Từ Hải) mà không phải vì nhân đạo theo nghĩa thực sự. Như vậy, “Người tài không đại diện cho xã hội trong đó họ đang sống, và tất nhiên họ không sử dụng năng lực hay sức mạnh của họ để phục vụ lợi ích chung của nhân loại”[25, tr.2]. Điều đặc sắc của Nguyễn Du là ông đã mở rộng quan niệm về người tài ra ngoài những trí thức Nho giáo. Trước Nguyễn Du, trong văn học Việt Nam nói chung, trong quan niệm về con người nói riêng luôn đặt trọng tâm sự chú ý của xã hội vào người quân tử, vào người làm quan, người có học vấn, bậc Nho sĩ. Theo quan niệm của họ, chỉ nam giới mới được coi trọng, được đánh giá là có tài hay không có tài; cái tài chỉ được thể hiện qua con đường duy nhất là văn chương, thơ phú, cử nghiệp. Nhưng tới Nguyễn Du, và gần như đồng thời với ông là Hồ Xuân Hương, người tài không còn là độc quyền của nam giới nữa. Hồ Xuân Hương đã làm một việc quan trọng, mở đường cho việc đưa hình tượng người phụ nữ vào trung tâm điểm của văn học và vào nhận thức của dân tộc giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, đó là phê phán tận gốc những mặt trái đằng sau hình tượng người quân tử theo quan niệm cũ, đưa những nhu cầu tình cảm, tâm lý, khát vọng sống của người phụ nữ lên thành những quyền cơ bản của con người, có quyền và có giá trị bình đẳng với nam giới. Tới Nguyễn Du, ông đã làm tiếp một việc quan trọng nữa, và là sự kế tiếp như một quy luật tất yếu, cần phải có trong sự tự nhận thức của dân tộc, đó là tôn vinh người phụ nữ như những tinh hoa, anh tài của xã hội.

Người tài của Nguyễn Du có thể là những người phụ nữ (Thúy Kiều, Thúy Vân, Hoạn Thư), có thể là những đấng nam nhi (Từ Hải , Kim Trọng).

Khi đề cập đến người tài, Nguyễn Du đã thừa nhận luật “tài mệnh tương đố” mang dấu ấn của Nho giáo và nội dung thực chất của triết lý chữ tài ở đây là khát vọng sống, mong muốn được sống xứng đáng của con người nói chung. Tài

là một năng lực sống tiềm ẩn trong mỗi con người (tiêu biểu là Thúy Kiều). Năng lực sống ấy đã làm nảy sinh những khát vọng sống. Năng lực sống ấy thể hiện rất đa dạng có thể ở dung nhan, trí tuệ, có thể ở năng lực nghệ thuật, có thể ở tài thao lược. Vì vậy, trong quan niệm của Nguyễn Du, người tài không chỉ là các văn nhân, trí thức Nho giáo, mà bao gồm cả phụ nữ; cái tài không chỉ thể hiện trong thơ phú, chính trị, cử nghiệp, mà cả trong các năng lực khác như đàn hát, hội họa. Theo ông, người có tài luôn là tinh hoa của trời đất, được đồng loại coi trọng, xót thương và ca ngợi, bởi chính họ đã làm cho cuộc đời ngày càng đẹp hơn, nhân ái hơn:

“Kiều rằng: “Những đấng tài hoa, Thác là thể phách còn là tinh anh”(11).

Tuy nhiên vấn đề quan trọng ở đây được đặt ra và cần giải thích đó là: thế nào là nhân tài? Có phải tất cả những người được coi là có tài đều là nhân tài không? Trong quan niệm của Nguyễn Du, nhân tài là một người tài (nam hoặc nữ) biết sử dụng khả năng của mình phục vụ cho lợi ích của gia đình, xã hội và quốc gia. Đó là người tài làm việc có ích cho nhân loại. Như vậy, Nguyễn Du muốn khẳng định rằng không phải tất cả những người có tài và thiện chí đều trở thành nhân tài. Trong tác phẩm Truyện Kiều, một trong những nhân vật của xu hướng này là Từ Hải. Từ Hải quá ỷ vào sức mạnh tự nhiên của chính mình hành động đơn độc, không dựa vào nhân tố thiên thời, địa lợi và nhân hoà. Đó là nguyên nhân chính cho thất bại của chàng trong tay Hồ Tôn Hiến. Bản thân Thúy Kiều thời trẻ cũng phạm phải sai lầm khi quá dựa vào tài năng đặc biệt, sắc đẹp “nghiêng nước, nghiêng thành”, cô đã nghĩ rằng mình có thể bảo vệ được cha mẹ và về sau dù cha cô đã được cứu thoát khỏi nợ nần nhưng Kiều đã đánh mất bản thân mình. Như vậy, Nguyễn Du đã cho thấy nhân tài được biết tới không chỉ bởi tài năng và thiện chí của họ, mà còn bởi họ phải ý thức được việc sử dụng cái tài này vì lợi ích của thiên hạ, xã hội. Vì vậy để nhằm mục đích tạo nên lợi ích lớn nhất, một người có tài phải biết sử dụng tài năng của mình khi nào, ở đâu, với ai và vì ai. Rõ ràng là dưới ảnh hưởng của học thuyết Nho

giáo, khái niệm nhân tài của Nguyễn Du bị ảnh hưởng bởi triết học tam tài (trời- đất- người), trong đó con người được coi quan trọng như trời- đất.

Quan điểm của Nguyễn Du về nhân tài thực chất cũng không xa rời quan niệm nhân tài của Nho giáo và chủ yếu nghiêng về giá trị văn học, nghệ thuật. Đồng thời quan điểm vai trò của nhân tài, của người tài trong xây dựng đất nước không phải là mục đích chính trong tác phẩm của ông. Vì vậy, cần phải tiếp tục đi vào nghiên cứu lịch sử tư tưởng triều Nguyễn để làm rõ hơn quan niệm về nhân tài và quan niệm về vai trò nhân tài trong lịch sử.

Minh Mệnh (1791- 1841), vị hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn đã kế thừa tư tưởng trọng hiền của Nho giáo, tiếp tục đường lối “cầu hiền” của vua Gia Long cho rằng quốc gia quý nhất là người hiền tài. Năm Minh Mệnh thứ 18, nhân ra xem thợ xây dựng điện Phụng Tiên, nhà vua đã chỉ vào cái rường điện mà bảo thị thần rằng: “rường điện tất phải có cái trụ gỗ đội lên, cũng như trong nước có người hiền tài giúp sức mới giữ được yên lành. Người xưa nói: người hiền tài là rường cột của quốc gia là thế đó” [111; tr.183]. Vì vậy ông coi người hiền tài là quý báu nhất không gì sánh bằng: “quốc gia chỉ quý người hiền tài, dù có hạt châu minh nguyệt, hòn ngọc chiêu thặng cũng không đáng quý” [111; tr.174].

Theo Minh Mệnh, nhân tài có vai trò quan trọng cho việc “trị bình” đất nước “trong nước có người hiền tài thì công trị bình được rực rỡ, cũng như núi sông có ngọc châu thì mới có ánh sáng, nhưng người hiền tài sinh ra chỉ muốn gặp được vua. Có kẻ dấu tên ẩn kín là tự vua không biết dùng thôi. Trẫm từ khi lên ngôi đến nay, hạ chiếu cầu hiền đến hai ba lần, tất là kẻ sĩ có tài đức không còn đi ẩn nữa, nếu được người hiền tài mà dùng thì đường lối trị bình trong nước mới có được”[111; tr.161]. Chính vì vậy, Minh Mệnh cũng tán thành quan điểm của vua Gia Long khi xác định “cầu hiền chính là việc cần kíp” và cho rằng “cầu cho nước trị bình thì lấy nhân tài làm trước tiên”[111; tr.161]. Đây là tư tưởng thể hiện tầm khái quát lý luận sâu sắc, thực sự có tác động đến chủ trương và

thành tựu phát triển của đất nước trong giai đoạn khôi phục và phát triển đất nước của triều Nguyễn đầu thế kỷ XIX.

Nhà vua có chủ trương “đường lối làm cho thịnh trị, tất phải thành tựu nhân tài trước, mà phương pháp thành tựu phải bồi dưỡng từ trước mới được”[113; tr.85]. Rõ ràng Minh Mệnh đã kế thừa tư tưởng Nho giáo khi Nho giáo cho rằng sự thịnh suy, trị loạn, an nguy của một nước trước hết là do có hay không có nhân tài. Đánh giá đúng mức về vai trò của nhân tài và sự khát khao có nhân tài cho bộ máy nhà nước, vua Minh Mệnh đã hết sức chú ý thu hút nhân tài không kể nhân tài của triều đại trước, nhân tài trong Nam hay ngoài Bắc.

Với vai trò là một minh quân, Minh Mệnh đã nhận thức được rằng: nhân tài là người tài đem tài năng của họ phục vụ cho triều đình, cho xã hội. Nhân tài theo quan điểm của Minh Mệnh là những người có tài, có đức theo đúng tiêu chuẩn nhân, lễ, nghĩa, trí, tín và các quan hệ tam cương của Nho giáo. Điều này sẽ được thể hiện rõ hơn trong quan điểm về giáo dục, khoa cử để tuyển chọn người tài của Minh Mệnh.

Nguyễn Công Trứ là một người tài được sử dụng thông qua chính sách “cầu hiền” của các vị vua đầu triều Nguyễn. Ông cũng có những quan điểm khá độc đáo về nhân tài mà ông gọi bằng thuật ngữ “kẻ sĩ”.

Theo Nguyễn Công Trứ, kẻ sĩ- người tài phải là người tài toàn diện, ra tướng võ, vào tướng văn, phải là người có một chí nam nhi hào hùng. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Khánh “Tài trai! Cậu nghĩ- phải là cái tài toàn diện, ra tướng võ, vào tướng văn, chứ sao lại chỉ bằng lòng với câu thơ, câu phú. Cậu luôn muốn thấy trong mình như có một sức sống dồn chứa, muốn được tung hoành, muốn làm nên sự nghiệp”[53, tr.54]. Chúng ta hiểu rằng, bản thân ông là người được xã hội phong kiến lúc đó coi là một người tài với cái tài gảy đàn, thơ phú . Bàn về vấn đề này, tôi tán thành nhận xét của tác giả Nguyễn Ngọc Khánh: “Có văn chương tức là có tài, có tài nhưng bị cái nghèo hành hạ thì tài ấy cũng vứt vào sọt rác. Muốn cho khỏi cái cảnh “ quân tử cố cùng” này phải lo tiến thân, lo mưu cầu danh phận”[53, tr.69]. Đây là một quan điểm rất thực tiễn khi thấy

được tư tưởng của Nguyễn Công Trứ trong mối quan hệ tri thức, tư tưởng và cuộc sống con người.

Nguyễn Công Trứ cũng cho rằng: cái tài của kẻ sĩ ở đây là tài của một kẻ sĩ anh hùng “trong bụng kinh luận khởi tâm thượng, Binh giáp tang hung trung”[53, tr.105]. Đây là một kẻ sĩ vừa có tài học vấn uyên bác, giỏi về văn học, lại vừa có tài dùng binh thao lược thực sự chứ không phải chỉ là tầm chương trích cú, thuộc điển tích, chữ nghĩa thuần túy xa rời thực tiễn. Khát vọng công danh, chí nam nhi, nợ tang bồng của ông luôn gắn liền và được thể hiện bằng toàn bộ hoạt động tư tưởng và hành động thực tiễn phò vua giúp nước của ông. Tất cả những điều này đã tạo ra một Nguyễn Công Trứ văn võ song toàn và được nhân dân kính trọng, tôn thờ.

Chính vì vậy, ông cho rằng, đó phải là người phải sống sao cho xứng đáng, phải làm nên sự nghiệp để rạng danh với đời. Trong bài “Chí nam nhi”, ông viết:

“Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc, Nợ tang bồng vay trả, trả vay

Chí làm trai nam bắc đông tây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”

Với Nguyễn Công Trứ, khát vọng vẫy vùng của chí nam nhi được thực hiện khi kẻ sĩ có một tâm hồn tự do, tự tại không bị trói buộc trong khuôn khổ của lễ giáo phong kiến và chứa đựng trong mình niềm khát vọng lập công danh. Ông đã gắn tư tưởng, khát vọng của mình với những hành động cụ thể, trong từng thời điểm nhất định. Với Nguyễn Công Trứ, tài trai ở thời loạn phải tung hoành chiến trận, còn sang

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sỹ: Quan niệm về nhân tài của một số nhà tư tưởng tiếu biểu thế kỷ XIX ở Việt Nam (Trang 72 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w