Bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng Việt Nam đầu thế kỷ XIX.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sỹ: Quan niệm về nhân tài của một số nhà tư tưởng tiếu biểu thế kỷ XIX ở Việt Nam (Trang 34 - 43)

kỷ XIX.

2.2.1. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. 2.2.1.1. Tình hình chính trị.

Nhà Nguyễn sau khi đánh bại triều Tây Sơn, làm chủ một vùng lãnh thổ thống nhất gồm Đàng Trong, Đàng Ngoài cũ. Đến năm 1802 lần đầu tiên sau gần 300 năm, đất nước được thống nhất trọn vẹn, nhưng không phải trên quy mô như điểm xuất phát của nó. Thừa hưởng thành quả của các thế hệ người Việt Nam kiên cường, bền bỉ, lần đầu tiên trong lịch sử, lãnh thổ Việt Nam đã mở rộng nhất, trải dài từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau.

Tuy nhiên, nhà Nguyễn đang đứng trước rất nhiều khó khăn thử thách phải đối phó trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa mà trước hết là về mặt chính trị.

Vua Gia Long đã thừa hưởng của quá khứ một di sản khá nặng nề lúc nhà Nguyễn phải hướng mọi cố gắng và sức lực vào việc thiết lập một cơ sở vững chắc cho triều đại mới, đồng thời trùng tu, kiến tạo lại xứ sở, bị tan nát đến tận cội rễ sau một thời nội chiến dai dẳng và ác liệt.

Với tình trạng đó, trong lĩnh vực cai trị, sự áp dụng nguyên tắc tập trung tất nhiên bị ngăn chặn bởi hai giới hạn: giới hạn tâm lý, làm cho dân quen dần với chính quyền duy nhất mà không đụng chạm một cách vô ích đến tình hình địa phương kết tinh sau hàng thế kỷ chia rẽ; giới hạn kỹ thuật giải quyết công vụ một cách đầy đủ nhưng thích hợp với thực tế địa phương và nhất là nhanh chóng.

Sau khi thống nhất đất nước, tình trạng chính trị thực tế mà vua Gia Long đối phó là các địa phương chuyên quyền, pháp lệnh bất nhất, tổ chức chính trị mỗi nơi một khác, tình trạng phân quyền giữa các dinh, trấn đang diễn ra, vấn đề nhu cầu trí thức hoá bộ máy cai trị đặt ra cấp thiết. Chính vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên mà một vị vua khai sáng một triều đại phải giải quyết là thiết lập một bộ máy quản lý,

điều hành đất nước. Yêu cầu thiết phải có đội ngũ nhân tài bổ sung cho bộ máy cai trị và giúp vua quản lý đất nước là vấn đề mang tính cấp bách. Năm 1802, khi làm chủ được Bắc Hà và quyết định xem Phú Xuân là quốc đô, triều Nguyễn lập ra 2 trấn Bắc Thành và Gia Định, tổ chức chính quyền địa phương gần như tồn tại 2 khu vực độc lập ở bắc và nam. Ngoài việc chia sẻ vinh quang và quyền lực cho các công thần như các nhà nghiên cứu thường nhận định thì việc phân chia 2 trấn Bắc Thành và Gia Định phần nào cũng phản ánh việc thống nhất đất nước trên mọi phương diện không phải là công việc một sớm một chiều. Bước đầu, vị vua đầu triều Nguyễn đã tạm chấp nhận tình trạng “kẻ Bắc người Nam”. Tuy nhiên, đó chỉ là một giải pháp có tính chất quá độ, “quyền nghi đặt tạm” như nhận định của Minh Mệnh, gây nhiều khó khăn cho sự thống trị của nhà Nguyễn. Phải đến năm 1831- 1832, khi Minh Mệnh tiến hành một cuộc cải cách hành chính địa phương, tình trạng các tổng trấn mới được xóa bỏ

Việc tiếp theo về chính trị là giải quyết vấn đề hậu chiến: ứng xử ra sao với đội ngũ những công thần- võ tướng cả cuộc đời vào sinh ra tử cùng nhà vua sáng lập nên một triều đại mới? Đặc biệt là những cựu thần của nhà Lê? Chúng ta thấy rằng: khi nhà Nguyễn mới được thiết lập, quan lại phần lớn là những người từng theo Nguyễn Ánh chống lại Tây Sơn, trong đó chủ yếu là các võ quan. Để giải quyết nhu cầu nhân sự trước mắt cho bộ máy hành chính các cấp, khắc phục những hạn chế về khả năng và kinh nghiệm của các võ quan, cũng là để lấy lòng giới sĩ phu và nhân dân Bắc Hà, vua Gia Long vẫn chọn Nho giáo làm nền tảng tư tưởng cho đường lối cai trị nhằm đề cao chính quyền trung ương, củng cố uy quyền tuyệt đối của vua. Đồng thời sử dụng một số quan lại cũ của nhà Lê – Trịnh, nhà Tây Sơn. Chính vì vậy, xây dựng đất nước trong thời bình đặt ra những yêu cầu mới đối với bộ máy quản lý đất nước, nó đòi hỏi không chỉ tăng về số lượng nhân sự mà còn phải gia tăng về chất lượng và năng lực quản lý đất nước.

Về đối nội, vua Gia Long thực hiện đường lối “ngoại Nho, nội Pháp”, thi hành các chính sách xây dựng kinh tế, khôi phục văn hóa nhằm đem lại sự ổn định cho xã hội, đồng thời trấn áp các cuộc nổi dậy của các phần tử chống đối nhằm

củng cố địa vị thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Thời kỳ mới thiết lập triều Nguyễn, vua Gia Long mới chỉ thể hiện được quyền lực tối cao ở miền Trung, còn miền Bắc và miền Nam chưa kiểm soát được các vùng lãnh thổ. Bắc thành và Gia định thành ở miền Nam được trao cho các tướng lĩnh tin cẩn với các chức vụ tổng trấn. Chính vì vậy, yêu cầu cần thiết là có những nhân tài giúp vua cai trị đất nước thống nhất là đặc biệt quan trọng.

Để tập trung quyền cai trị tuyệt đối của vua, các vị vua kế tiếp của triều Nguyễn đã thực hiện rất nhiều chính sách về kinh tế, chính trị xã hội. Tiêu biểu là vua Minh Mệnh đã tiến hành cải cách hành chính chia cả nước thành 31 tỉnh thành do nhà vua trực tiếp quản lý, thực hiện nhiều biện pháp chính trị nhằm ổn định xã hội, cải thiện cuộc sống nhân dân, xây dựng một xã hội kỷ cương. Tuy nhiên, thực tiễn lịch sử ghi nhận thời vua Minh Mệnh có tới 234 cuộc khởi nghĩa và nổi dậy trong cả nước. Nó chứng tỏ một sự khủng hoảng chính trị dưới triều Nguyễn. Điều này mang đến sự đòi hỏi cấp bách phải có một đội ngũ quan lại tài năng để giúp vua ổn định chính trị, xây dựng triều đại hùng mạnh.

Về đối ngoại của triều Nguyễn mang đầy dấu vết Hán hóa, bộc lộ trong chính sách “bế quan tỏa cảng”. Đường lối này có nhiều nguyên nhân: do quan niệm giao thương với người phương Tây trái ngược với mục đích chính trị Nho giáo và có nhiều nguy cơ đảo lộn nền chính trị xã hội trong nước. Do yêu sách và hoạt động ngày càng tăng của các giáo sĩ trong truyền bá Thiên chúa giáo tạo ran guy cơ diễn ra các hoạt động chống lại triều đình. Do nhà Nguyễn cho rằng một quan hệ ngoại giao chính thức sẽ tạo thêm cơ hội cho người nước ngoài can thiệp vào nền độc lập của Việt Nam.

Khác với các thế kỷ trước, đến thế kỷ XIX, quan hệ bang giao không chỉ giới hạn trong phạm vi với các nước láng giềng quen thuộc mà phải tính đến ngoại giao với các nước phương Tây. Các nước Pháp, Anh, Tây Ban Nha…đã xuất hiện với những đề nghị đặt quan hệ ngoại giao hoặc quan hệ thông thương. Như vậy, trong chính sách ngoại giao của triều Nguyễn không chỉ có Xiêm La, Vạn Tượng, Ai Lao hay Trung Hoa nữa mà còn có các nước phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ.

Như vậy, để đưa triều đại Nguyễn phát triển trong thời đại mới, yêu cầu đặt ra về chính trị: tinh giản bộ máy hành chính, tuyển chọn quan lại dựa vào năng lực nghề nghiệp thực tế, thực hiện đường lối đối ngoại mở cửa

2.2.1.2.Tình hình kinh tế: Nửa đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn thực hiện chính sách “bế quan toả cảng” đóng cửa giao lưu với bên ngoài, coi thường công thương, làm cho yếu tố năng động của nền kinh tế không có điều kiện phát huy và kinh tế nhà Nguyễn là kinh tế lạc hậu. Chính sách kinh tế của triều Nguyễn là trọng nông. Nguồn lợi số một của nhà nước là thu thuế điền, thuế đinh. Nếu như hơn 200 năm Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã tạo nên những trải nghiệm mới trong lịch sử kinh tế của dân tộc khi chú ý đến việc phát triển kinh tế hàng hóa nông nghiệp thì đến các đời vua Nguyễn, rất tiếc là kinh nghiệm đó không được áp dụng. Chiến tranh liên miên cũng khiến người dân phiêu tán tứ xứ, ruộng đất nhiều nơi trở nên hoang hóa. Sự chú trọng đến công tác thủy lợi, đê điều, khai hoang lập ấp cùng chế độ doanh điền cũng là những nỗ lực đáng ghi nhận của triều Nguyễn nhằm phát triển nông nghiệp. Việc di dân đi khai khẩn những vùng đất mới cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết

Việc tiếp xúc với công nghiệp phương Tây đã tạo được động lực đáng kể cho công nghiệp phát triển. Năm 1834, Nguyễn Viết Túy đã chế tạo thành công xe “Thủy hỏa kế tế”, dùng sức nước nghiền thuốc sung. Những năm 1837-1838, theo mẫu của phương Tây, thợ công xưởng đã làm được máy cưa ván gỗ, máy xẻ gỗ bằng sức nước, máy hút nước tưới ruộng. Chính bản thân vua Minh Mệnh có rất nhiều ý tưởng về chế tạo máy, ông đã lệnh chế ra xe nước, xe chữa cháy… Năm 1839, sau một lần thất bại, các đốc công Hoàng Văn Lịch, Vũ Huy Trịnh cùng thợ công xưởng đã đóng được chiếc thuyền máy chạy bằng hơi nước. Tiếp theo thành công đó, Minh Mệnh lại cho thợ theo mẫu tàu chạy bằng máy hơi nước loại lớn mua về để đóng một chiếc khác kiểu mới hơn và sửa chữa một chiếc khác bị hỏng. Minh Mệnh đã thực sự bị nền công nghiệp cơ khí phương Tây cuốn hút và có thể nói rằng chính ông đã có công đặt những viên gạch nền móng cho ngành cơ khí nước nhà. Tuy hứng thú với những sản phẩm của nền

văn minh phương Tây nhưng triều Nguyễn lại không thừa nhận nền văn minh ấy.

Đầu thế kỷ XIX điều kiện để phát triển thương nghiệp rất thuận lợi: đất nước thống nhất, hệ thống giao thông Bắc Nam, liên tỉnh được sửa chữa; nhiều kênh song được khai đào… Nhưng nhà Nguyễn đã không biến các cơ hội đó thành hiện thực. Chính sách thuế khóa và thể lệ kiểm soát nghiêm ngặt, phức tạp đã hạn chế sự phát triển thương nghiệp.

Lo ngại trước nguy cơ bị xâm lược bởi các nước phương Tây, triều đình nhà Nguyễn nắm độc quyền ngoại thương. Việc buôn bán với nước ngoài chủ yếu được tiến hành với các nước trong khu vực như Trung Hoa, Xiêm, Mã Lai. Và ngay cả với những đối tượng này, chính quyền Phú Xuân cũng luôn dè chừng, cảnh giác.

Từ năm 1824, vua Minh Mệnh có cho người đi tìm hiểu thị trường trong khu vực. Thực tế, ông đã cử thuyền đem gạo, đường, lâm thổ sản…sang bán ở Singgapore, Inđônêxia, Philippin, Thái Lan… và mua về len, dạ, vũ khí, đạn dược. Nhưng việc buôn bán như vậy cũng không phải là phổ biến, càng không thể là đặc điểm nổi bật của ngoại thương nước nhà trong giai đoạn này.

Sự phát triển hạn chế của công thương nghiệp ở nửa đầu thế kỷ XIX không tạo nên được những điều kiện cần thiết cho sự biến chuyển xã hội.

2.2.1.3.Tình hình văn hóa - xã hội:

*Về văn hóa: Với tình hình chính trị đối nội và đối ngoại trên đây, có thể thấy rằng vua Gia Long khi lên ngôi đã chủ trương lấy Nho giáo làm cơ sở tư tưởng cho triều đại mới, lấy mô hình triều đại Trung Hoa làm khuôn mẫu xây dựng triều đại Nguyễn. Trước triều Nguyễn, hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam đã chủ trương đưa Nho giáo lên địa vị tư tưởng thống trị và tiêu biểu là nhà Lê thực hiện vào giữa thế kỷ XV với triều Lê Thánh Tông. Đây là hệ tư tưởng Nho giáo đã được Chu Hy thời Tống đồng nhất vương quyền với thần quyền và được củng cố chặt chẽ ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ XV. Sự ảnh hưởng tích cực của nó khi đưa văn hóa xã hội Việt Nam vào những thời kỳ phát

triển hưng thịnh là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, thế kỷ XIX, sau gần 4 thế kỷ với những thay đổi lớn của thời đại thì việc các vua triều Nguyễn chủ trương đưa Nho giáo trở lại vị trí độc tôn đã bộc lộ sự lạc hậu và không còn phù hợp.

Với chủ trương độc tôn Nho giáo, các vua triều Nguyễn đề cao những quan niệm chính trị- xã hội của Nho giáo phù hợp với mục đích cai trị, đề cao, tuyệt đối hóa vai trò của vua như: tư tưởng “mệnh trời”, đạo làm vua, đạo làm người…Đây là những quan niệm được coi là “khuôn vàng, thước ngọc” trong các sách kinh viện Tứ Thư, Ngũ kinh của Nho giáo. Điều này cho thấy, văn hóa Việt Nam thời kỳ này thiếu hụt mảng kiến thức khoa học tự nhiên. Đây mới là những kiến thức thực tế giúp cho con người khắc phục thiên tai, cải thiện đời sống. Nó chứng tỏ sự hạn chế của tư tưởng Nho giáo. Thêm vào đó, các chuẩn mực Nho giáo về tam cương, ngũ thường để ràng buộc, quy định các mối quan hệ từ trong gia đình đến ngoài xã hội được duy trì tuyệt đối. Coi Nho giáo là rường cột cho nền tư tưởng, đạo đức chính thống, cho chế độ cai trị đã tạo ra những nguyên tắc khắc nghiệt và thiếu tính nhân bản trong văn hóa Việt Nam thế kỷ XIX.

Vua Gia Long, tiếp sau sau là Minh Mệnh, Thiệu Trị,Tự Đức tiếp tục dùng Nho giáo làm hệ tư tưởng chính cai trị xã hội. Trong đó, vua Minh Mệnh- vị vua thứ hai của triều Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách nhằm xây dựng hệ tư tưởng riêng, xây dựng Việt Nam thành quốc gia hùng mạnh. Ông đã chủ trương cho biên soạn nhiều cuốn sử mà tiêu biểu là bộ Minh Mệnh chính yếu. Đây được coi là tác phẩm cơ bản của nhà vua, là cơ sở tư tưởng và thể chế xây dựng triều Nguyễn. Tuy nhiên, như tác giả Lê Sỹ Thắng nhận định: hệ tư tưởng mà Minh Mệnh cố gắng xây dựng nhìn chung vẫn “bất cập, không đủ sức soi sáng cho sự nghiệp xây dựng đất nước, ổn định xã hội và quan trọng hơn cả không đủ sức có một tầm nhìn xa rộng để chuẩn bị cơ sở kinh tế- xã hội và văn hóa cho đất nước có khả năng chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây”[ Lê Sỹ Thắng (1997), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 2, nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội, tr.110].

Đến triều Nguyễn, trên lãnh thổ nước ta có sự xuất hiện của 3 trung tâm văn hóa lớn: văn hóa Thăng Long, văn hóa Phú Xuân và văn hóa Gia Định. Tính địa phương như một đặc điểm lớn của văn hóa Đại Nam. Nó tạo ra sự phong phú, đa dạng nhưng mặt khác, nó cũng gây ra những trở ngại nhất định trong quá trình quản lý đất nước. Nó đặt ra thực tiễn cho nhà Nguyễn phải có những lực lượng quan lại đông đảo có đức, có tài giúp vua quản lý đất nước.

Với đặc điểm lãnh thổ trải dài từ Bắc đến Nam, là nơi cư trú của nhiều tộc người, lại trải qua một thời gian dài chia cắt nên phong tục, tập quán, lối sống, nếp sống, tôn giáo, tín ngưỡng…của các cộng đồng dân cư trong cả nước rất đa dạng. Khi người Việt tiến về phương Nam khai hoang, lập ấp mới, họ mang theo văn hóa của quê hương mình, mang theo cả phương thức sản xuất, tâm thức cộng đồng làng xã, thậm chí cả tên đất, tên làng, thần linh đến vùng đất mới. Tại đó, có sự gặp gỡ, giao thoa về lối sống, phong tục, tập quán giữa cư dân cũ và cư dân mới. Tuy nhiên, sự phát triển của những vấn đề này bị giới hạn với chủ trương độc tôn của Nho giáo.

Triều Nguyễn sử dụng hệ thống giáo dục và thi cử tuyển chọn quan lại vào bộ máy nhà nước theo mô hình Nho giáo. Lối giáo dục khoa cử trên đã tạo ra một đội ngũ quan lại đông đảo đáp ứng được hai yêu cầu: một mặt, đội ngũ quan lại này có khả năng và đạo đức phù hợp với chủ trương, chính cai trị của triều Nguyễn; mặt khác quan lại phải có quyền lợi rang buộc, gắn chặt với

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sỹ: Quan niệm về nhân tài của một số nhà tư tưởng tiếu biểu thế kỷ XIX ở Việt Nam (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w