Sự tiếp thu tư tưởng Khổng Mạnh về hiền tà

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sỹ: Quan niệm về nhân tài của một số nhà tư tưởng tiếu biểu thế kỷ XIX ở Việt Nam (Trang 43 - 56)

Vấn đề trung tâm của Nho giáo là con người, tư tưởng về con người. Chính vì vậy, mục tiêu quan trọng của tư tưởng Nho giáo là giáo dục, đào tạo ra con người có tài theo chuẩn mực ngũ thường (gồm năm đức: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín) và thực hiện Tam cương, Ngũ luân (Tam cương, là ba mối quan hệ cơ bản của xã hội: Vua – Tôi, Cha – Con, Chồng – Vợ; Ngũ luân là năm mối quan hệ: Vua – Tôi, Cha – Con, Chồng – Vợ, Anh – Em, Bạn bè). Đây là ý nghĩa lý luận và thực tiễn để Nho giáo có thể cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, cung cấp nhân tài cho bộ máy cai trị các triều đại phong kiến.

Vậy theo quan điểm Nho giáo nhân tài là gì? Nhân tài có vai trò gì? Để tìm hiểu về vấn đề này. Chúng ta phải đi vào tìm hiểu tư tưởng tiêu biểu của Khổng Tử và Mạnh Tử về hiền tài.

Mục đích lớn nhất của Khổng tử và sau này, của Nho giáo là giáo dục, đào tạo ra những con người hiền tài, đức độ có lòng trung quân, giúp vua trị nước theo con đường đức trị, nhân trị. Nho giáo quan niệm nhân tài là nguyên khí của quốc gia. Để có một quốc gia thái bình thịnh vượng lý tưởng như dưới thời vua Nghiêu, vua Thuấn thì cần phải có thật nhiều người hiền tài phò giúp vua thực hiện công cuộc cai trị và giáo hóa dân chúng. Người hiền tài được

Nho giáo quan niệm chính là người am hiểu về đạo lý Nho giáo và có đức độ theo các chuẩn mực Nho giáo. Khổng Tử đã xây dựng mẫu nhân tài điển hình là người quân tử. Khái niệm “quân tử” đã được sử dụng trước thời Khổng Tử. Khi bàn về khái niệm người quân tử, theo PGS. Phan Văn Các thì thời Xuân Thu về trước, quân là để gọi vua. Đến thời Chiến Quốc, vua một nước được tôn là vương, hoặc đại vương, nên quân dần dần biến thành tên gọi tôn kính đối với người trên. Cụm từ “quân tử” bao hàm ba nghĩa: Là tiếng gọi chung để chỉ người đàn ông quý tộc chủ nô; là người được coi là có tài đức theo tiêu chuẩn đạo đức của Nhà nho; là tiếng vợ gọi chồng: lang quân, phu quân. “Người quân tử mà Khổng Tử đề cập trong Luận ngữ là phù hợp với nghĩa thứ hai:là người có tài đức”[ Trí Thành Nhân (2006), “Mấy ý kiến trao đổi về bài “Mẫu người quân tử”-con người toàn thiện trong “Luận ngữ” của Khổng Tử”, Tạp chí Triết học, (10), tr51]

Theo Khổng Tử “ quân tử” là người có tài đức và đặc biệt quan trọng là có đức nhân ở địa vị thống trị, hành xử đúng lễ, theo đạo trung dung, không thái quá, không bất cập. Người quân tử dùng cái đức của mình để cai trị dân chúng. "Bậc quân tử làm việc cho đời, không có việc gì mà người cố ý làm, không có việc gì mà người cố ý bỏ, hễ hợp nghĩa thì làm"[1,tr. 55].

Mạnh Tử đã kế thừa tư tưởng chính trị- xã hội, tư tưởng triết học của Khổng Tử. Vì vậy, trong quan niệm về người quân tử, Mạnh Tử cũng nhất trí với Khổng Tử khi cho rằng: người quân tử được hiểu theo nghĩa là người tài đức thực hiện theo các chuẩn mực Nho giáo. Đây chính là người tài trong xã hội.

Khổng Tử và Mạnh Tử đều nhấn mạnh vai trò của hiền tài. Khổng Tử cho rằng: "Việc chính trị cốt ở đạo nhân, lấy nhân sửa đạo, lấy đạo sửa mình. Có sửa được mình cho ngay thẳng chính trực thì những bậc hiền tài mới theo mình, giúp mình. Có bậc hiền tài giúp mình thì công việc chính trị mới có công hiệu, khác nào như đốt đất thì cây cỏ mọc lên nhanh chóng vậy"[1, tr.71].

Một lần: Hồ Phi hỏi Khổng Tử: “Như vậy, "nhân chính" thực chất là "đức trị" có nghĩa là dùng đạo đức để giáo hóa thần dân. Ngoài việc đó ra, còn có điều

gì cần coi trọng?” Khổng Tử trả lời: Trọng dụng hiền tài. Đúng vậy, phải trọng dụng hiền tài. Vua Thuấn sở dĩ "vô vi" mà vẫn cai quản được thiên hạ, là bởi vì bên cạnh vua Thuấn, tả có Đại Vũ, hữu có Cao Đào, giao cho hai người đó giữ trọng quyền trông coi triều chính. Nhờ đó, vua thuấn "vô vi" mà đất nước vẫn thái bình thịnh trị,trăm họ đều an cư lạc nghiệp, no ấm yên vui.

Chọn người giao việc, xưa nay luôn là một công việc vô cùng quan trọng của những người đứng đầu đất nước. [ 17, tr 337-338].

Khổng Tử còn nhấn mạnh: Hễ ai cai trị cả thiên hạ và các quốc gia, phải giữ đủ chín phép. Đó là:"1.Tu tập lấy mình. 2.Tôn trọng bậc hiền nhân.3. thương cha mẹ bà con. 4. Kính trọng quan đại thần. 5. Biết xét công cán và tình cảnh của hàng các quan.6. Thương dân chúng như con. 7. Chiêu mộ các nhà công nghệ. 8. trọng đãi những kẻ xứ xa mới đến. 9. Bảo hộ các nước chư hầu...Mình tôn trọng bậc hiền nhơn, có điều gì khó giải quyết thì đều hỏi ý kiến sáng suốt của bậc ấy, nhờ vậy mà khỏi lầm lạc"[2, tr 71]

Chúng ta có thể thấy rằng: “tôn trọng bậc hiền nhân” là đặc biệt quan trọng. Đây chính là sự khẳng định về vai trò không thể thiếu của người tài trong chính sách cai trị của mỗi vị vua đối với sự thịnh suy của mỗi triều đại. Khổng Tử viết: "Đạo thiên thặng chi quốc, kính sự nhi tín, tiết dụng nhi ái nhân, sử dân dĩ thì" nghĩa là "Cai trị một quốc gia lớn có nghìn cỗ xe quân sự, cần phải thận trọng nghiêm túc, phải thành thực không được ức hiếp quá đáng, phải biết tiết kiệm trong chi dùng, phải biết yêu quý và sử dụng nhân tài" Khổng tử với luận ngữ" . Khẳng định hơn nữa vai trò của hiền tài đối với sự thịnh, suy của triều đại, Khổng Tử đưa ra bốn tiêu chuẩn: "trí, nhân, trang, lễ" đối với người chấp chính muốn giữ vững ngôi vị và làm tốt việc của mình. Ông viết: "Trí cập chi, nhân bất năng thủ chi; tuy đắc chi, tất thất chi. Trí cập chi, nhân năng thủ chi, bất trang dĩ lỵ chi, tắc dân bất kính. Tri cập chi, nhân năng thủ chi, trang dĩ lỵ chi, động chi bất dĩ lễ, vị thiên dã"[14, tr.84]. Theo ông, người chấp chính ngoài việc có tài phải có các tiêu chuẩn "nhân, trang, lễ" giữ được chức vị và được dân cỗ

vũ, coi trọng. Đây cũng chính là tiêu chuẩn về tài, đức, phương pháp lãnh đạo mà người chấp chính cần có và cũng là tiêu chuẩn của "người hiền”

Mạnh Tử cũng rất coi trọng vai trò của người hiền tài. Chính vì thế, Mạnh Tử nói với Tề Tuyên vương: "Bậc quốc quân khi cất dùng trang hiền tài, dường như là sự bắt buộc không thể thối thoái"[5,tr.61].

Như vậy, theo quan điểm của Khổng Mạnh, ông vua nhận thức được vai trò của hiền tài cho công cuộc cai trị của mình, thì ông vua đó cũng được coi là người tài.

Tư tưởng của Khổng Tử về giáo dục, đ ào tạo hiền tài.

Theo quan điểm Nho giáo, muốn có hiền tài phải thông qua con đường giáo dục, đào tạo. Giáo dục Nho giáo đi theo lẽ sống: tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ, là nhằm mục đích đào tạo ra những người tài đức hội đủ các đức nhân, nghĩa, lễ, trí, tín..

Trong xã hội nhiễu nhương, loạn lạc, các nước chư hầu thôn tính lẫn nhau, chiến tranh diễn ra liên miên; nhân dân lâm vào cảnh lầm than cơ cực, thiên hạ trở nên vô đạo, nên mục đích giáo dục của Khổng Tử không đơn thuần chỉ là đào tạo ra những người “lý tưởng”, biết đạo, hiểu đạo, mà cao hơn nữa ông muốn là đào tạo ra người có đủ năng lực để tham gia gánh vác công việc quốc gia, bình ổn xã hội. Đây chính là mục đích đào tạo ra đội ngũ hiền tài cho bộ máy nhà nước trong giáo dục Nho giáo của Khổng Tử.

Từ mục đích đó, Khổng Tử tập trung vào việc đào tạo người quân tử. Nếu giáo dục được Khổng Tử xem là phương tiện chính góp phần cải biến xã hội từ loạn thành trị, thì người quân tử là nhân tố cốt lõi, là động lực dẫn dắt xã hội đến thịnh trị. Chính vì vậy, tư tưởng giáo dục của ông là tập trung cho việc đào tạo người quân tử. Trần Trọng Kim cho rằng: “Đã nói rằng đạo của Khổng Tử là đạo người quân tử cốt dạy người ta cho thành người có đức hạnh hoàn toàn và có nhân phẩm tôn quý, cho nên bao nhiêu những sự dạy dỗ, học tập của Khổng giáo đều chú cả vào sự gây thành người quân tử” [11, tr.99].

Khổng Tử cho rằng: mục đích của học giả đời xưa là học để có tri thức, để sửa mình, còn mục đích của học giả đời nay là học để có địa vị và danh phận trong

xã hội, tức là học để làm quan, để dẫn dắt xã hội tới thịnh trị: “Người đời xưa vì mình mà học đạo; người đời nay vì người mà học đạo” (Cổ chi học giả vị kỷ; kim chi học giả vị nhơn) [3, tr.226-227]. Tư tưởng “Học chí dĩ dụng”, tức là học để ứng dụng có ích cho quốc gia xã hội, luôn là mục đích cao nhất của người học. Nếu học mà không ứng dụng được, không thể đưa tài học để giúp nước thì việc học đó há chẳng vô ích. Vì vậy, học đạo để hành đạo là yêu cầu thiết thân đối với người được giáo dục.

Với tư tưởng “hữu giáo vô loài”, thì đối tượng giáo dục của Khổng Tử là một lượng học trò đông đảo và đa dạng. Tiêu chuẩn để giáo dục hiền tài - con người có “đạo”, hiểu “đạo”, làm theo “đạo” mà Khổng Tử nói đến ở đây chính là Nhân, Lễ và Chính danh định phận.

Khổng Tử đã kế thừa tư tưởng Nhân của người trước (nhân là một phạm trù đạo đức của quý tộc chủ nô thời Ân, Thương), đồng thời bổ sung cho Nhân những nội dung mới, biến nó trở thành một hệ thống chặt chẽ, rộng lớn bao trùm tất thảy các phạm trù khác như Trung thứ, Trí, Dũng, Nghĩa, Hiếu đễ, Khoan thứ,… và chứa đựng toàn bộ tư tưởng của ông về đạo trị nước an dân, đạo làm người.

Nhân là phạm trù cốt lõi trong đạo trị nước và đạo làm người của Khổng Tử. Vua Ai Công nước Lỗ hỏi đức Khổng Tử về Chính trị, Khổng Tử đáp: " Nhà cầm quyền có tài, thì cuôc chính trị mau thịnh hành, ấy cũng như ở cuộc đất tốt, cây cối dễ phát sinh...Cho nên việc chính trị mà được tốt đẹp là do nơi bậc quốc trưởng phải khéo tu tập lấy mình. Muốn tu tập lấy mình phải nương cậy đạo đức. Muốn tu tập đạo đức, phải nhờ ở lòng nhân...Còn nghĩa tức là cư xử cho thích hợp (nghi); nhưng đại để phải tôn trọng bậc hiền" [2,tr 69].

Cho nên, đạo nhân được ông đề cập rất nhiều và rất phong phú. Tuỳ theo từng đối tượng, từng hoàn cảnh mà Khổng Tử đề cập đến Nhân theo những nghĩa khác nhau. Theo nghĩa sâu rộng nhất, Nhân là một nguyên tắc đạo đức trong triết học Khổng Tử. Nhân được ông coi là cái quy định bản tính con người thông qua Lễ, Nghĩa, quy định quan hệ giữa người và người từ trong gia tộc đến ngoài

xã hội. Nhân là phẩm chất đạo đức không thể thiếu của người quân tử- người tài. Một mặt, có đức nhân sẽ giúp người cai trị sử dụng thu phục và sử dụng được người tài. Mặt khác người có đức nhân sẽ là người tài, thể hiện tài đức thông qua Lễ, Nghĩa. Vì rất coi trọng phẩm chất Nhân nên Khổng Tử bàn rất nhiều về nội dung Nhân

Nhân trong tư tưởng Khổng Tử đó là yêu người. Phan Trì- học trò của Khổng Tử hỏi Khổng Tử: thế nào là nhân. Khổng Tử nói: "Yêu người"(Ái nhơn). Lại hỏi thế nào là trí (Vấn trí). Khổng Tử nói :"Biết người

Nhân còn có nghĩa là Trung thứ, Hiếu đễ. Hiếu đễ là tiêu chuẩn trong gia đình. Hiếu là tiêu chí của con cái đối với cha mẹ. Đễ là tiêu chí của người em đối với anh chị và người lớn tuổi. Khổng Tử xem Hiếu đễ là cái gốc của nhân. Còn Trung thứ, tức là cái gì mà mình muốn làm thì cũng phải giúp người khác được như vậy.

Ngoài nội dung trên, nhân còn bao hàm năm tiêu chí: cung, khoan, tín, huệ, mẫn. Năm điều “đức hạnh” này, theo Khổng Tử đó là nghiêm trang tề chỉnh (cung), có lòng rộng lượng (khoan); có đức tín thật (tín); mau mắn siêng năng (huệ); và thi ân bố đức (mẫn). Khổng Tử cũng giải thích vì sao có năm điều “đức hạnh” này lại có nhân. Ông nói: “Nếu mình nghiêm trang tề chỉnh, thì chẳng ai dám khinh dễ mình. Nếu mình có lòng rộng lượng, thì mình thâu phục lòng người. Nếu mình có đức tín thật, thì người ta tin cậy mình. Nếu mình mau mắn, siêng năng, thì làm được công việc hữu ích. Nếu mình thi ân bố đức, thì mình sai khiến được người” (Cung tắc bất vũ; khoan tắc đắc chúng; tín tắc nhơn nhậm yên; mẫn tắc hữu công; huệ tắc túc dĩ sử nhơn) [3, tr.272-273].

Có thể thấy rằng: Khổng Tử xây dựng phẩm chất của người quân tử với đức Nhân là trung tâm. Từ đó hình thành các phẩm chất khác và tạo ra con người lý tưởng, người tài. Để thi hành nhân trong xã hội, Khổng Tử còn yêu cầu Nhân còn bao cả Dũng. Theo Khổng Tử, Dũng là lòng can đảm, là dũng khí. Nhờ có dũng, con người mới có thể tỏ rõ ý kiến của mình một cách cao minh và hành động một cách thanh cao khi vận nước gặp loạn, nhân dân gặp hoạn nạn. Như

vậy, người có nhân cũng là người có trí, có dũng, cũng như là người có hiếu, có khoan, cung, tín, huệ, mẫn. Do đó, có thể thấy rằng, người có nhân trong tư tưởng Khổng Tử là đức hoàn thiện của con người. Với ông, nếu thịnh đức của trời - đất là sinh thành, bắt nguồn từ đạo trung hoà, trung dung thì cái gốc của đạo lý con người là "trung thứ" và đạo đức, luân lý con người là Nhân, người có đạo nhân là bậc quân tử, nước có đạo nhân thì bền vững như núi sông.

Ngoài Nhân là nội dung cốt lõi trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử, thì Lễ, Chính danh cũng là những tư tưởng rất quan trọng. Nếu coi Nhân là nội dung, thì Lễ là hình thức của Nhân và Chính danh là con đường để đạt điều Nhân.

Lễ mà Khổng Tử dạy cho học trò có bốn nội dung là tế lễ, pháp điển phong kiến, phong tục với tập quán và kỷ luật tinh thần. Đối với các học trò có tư chất cao ông mới dạy cho những lễ tế quan trọng của triều đình và pháp điển của chế độ phong kiến; còn những người hạng dưới thì ông chỉ dạy cho những phong tục tập quán, tức phép cư xử và luyện cho họ có kỷ luật tinh thần. Chủ trương dùng lễ của ông lấy lễ làm chuẩn mực để dạy các học trò hướng tới xây dựng một xã hội lý tưởng vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con. Vì vậy, để tuyển chọn những quan lại cho chế độ mà ông muốn khôi phục, Khổng Tử chủ trương dùng người học lễ nhạc trước rồi sau đó mới làm quan, chứ không chọn người làm quan rồi mới học lễ nhạc. Ông nói: “ Nếu chọn nhân tài dùng trong quản lý nhà nước, ta sẽ chọn người trước đã học lễ nhạc (Tiên tiến ư lễ nhạc, dã nhân dã, Hậu tiến ư lễ nhạc, quân tử dã. Như dụng chi, tắc ngô tòng tiên tiến) [12, tr.280-281].

Ngay cả vua cũng không được bỏ lễ, vua phải cho ra vua, tôi phải cho ra tôi. Khổng Tử cho rằng, nếu vua sai khiến bề tôi bằng chữ lễ thì bề tôi sẽ phụng sự vua bằng lòng trung [62, tr.43], nếu người trên chuộng lễ thì dân chẳng dám bất kính [3, tr.201], nếu bề trên chuộng lễ thì dân dễ sai khiến [3, tr.235].

Một nội dung quan trọng nữa của Lễ mà Khổng Tử giáo dục học trò là những quy phạm đạo đức xã hội. Khổng Tử là người đã đem lễ tiết nhà Chu cải

biến thành một phạm trù đạo đức được coi là mực thước cho các hành vi của con người trong xã hội. Đây là một nội dung mới của Lễ kể từ thời Xuân thu. Ông

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sỹ: Quan niệm về nhân tài của một số nhà tư tưởng tiếu biểu thế kỷ XIX ở Việt Nam (Trang 43 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w