Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Phúc Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phúc thọ thành phố hà nội (Trang 61)

4.1.5.1. Những mặt mạnh và lợi thế

Huyện Phúc Thọ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, cách không xa trung tâm thành phố và có quốc lộ 32 đi qua, dự kiến có đường Tây Thăng Long, trục kinh tế Bắc Nam chạy qua, cách khu công nghệ cao Hòa Lạc khoảng

14 km, giao thông thuận tiện nên có lợi thế rất đặc biệt cho phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, mở rộng thị trường, giao lưu hàng hoá và thu hút vốn đầu tư cũng như chuyển giao công nghệ tiên tiến.

Phúc Thọ có nguồn tài nguyên đất đai đa dạng cho phát triển các sản phẩm nông nghiệp (có cả vùng đất bãi ven sông, vùng nội đồng) nên được coi là trung tâm sản xuất nông sản của thành phố, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hàng hóa, có nhiều vùng đất úng trũng, thuận lợi cho phát triển trang trại tổng hợp.

Trên địa bàn huyện Phúc Thọ có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng, cảnh quan đẹp cùng với các làng nghề truyền thống là tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hóa, lễ hội du lịch sinh thái kết hợp du lịch làng nghề.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa có mùa đông lạnh và ẩm, Phúc Thọ có thể phát triển nông nghiệp đa dạng với chủng loại cây vụ đông mang tính ôn đới khá phong phú. Nếu có đủ điều kiện có thể đưa hệ số sử dụng đất canh tác lên 3 lần thậm chí còn cao hơn.

Do vị trí nằm dọc theo sông như sông Hồng, sông Đáy nên Phúc Thọ có điều kiện để phát triển giao thông thuỷ, khai thác nguồn nước mặt,...

Truyền thống ngàn năm văn hiến, người dân cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo, văn minh, thanh lịch, tiếp thu nhanh với những cái mới và luôn biết gìn giữ, trân trọng bản sắc văn hoá dân tộc. Đó không chỉ là nét đẹp của người Hà Nội mà còn là động lực to lớn của Phúc Thọ trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

4.1.5.2. Những khó khăn, hạn chế

Do đặc điểm, cấu tạo của địa hình, địa chất nên hình thành rất nhiều ô trũng cục bộ, thường bị úng lụt trong mùa mưa. Ở những vùng đất yếu, khi xây dựng cần có sự đầu tư lớn để gia cố nền móng nên rất tốn kém..., đây là mặt hạn chế rất lớn của địa phương.

Về khí hậu thời tiết tuy có những thuận lợi nhưng do đặc điểm nóng, lạnh thất thường của gió mùa cộng với độ ẩm cao đã tác động mạnh tới các kết cấu xây dựng, làm cho các công trình xây dựng của huyện chóng hư hỏng và xuống cấp nhanh.

Lượng chất thải sinh hoạt thu gom được quá ít so với thực tế, chất thải rắn thu gom từ các nhà máy, xí nghiệp đạt 75%, tuy nhiên chất thải từ các nhà máy

nhỏ lẻ, các làng nghề hầu như chưa được thu gom, xử lý. Ô nhiễm môi trường nước, đất cục bộ ở một số làng nghề, khu dân cư tập trung cũng là những hạn chế nhất định trong phát triển kinh tế xã hội của huyện.

4.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN PHÚC THỌ GIAI ĐOẠN 2011-2017

4.2.1. Công tác tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

4.2.1.1. Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đã được các cấp ủy, chính quyền huyện Phúc Thọ xác định là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa quyết định đến việc cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân và sự phát triển của huyện. Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể, sát hợp và tổ chức triển khai bài bản, nghiêm túc, năng động, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm. Huyện uỷ đã ban hành 4 nghị quyết, 2 kế hoạch, 03 Chương trình (trong số 06 chương trình trọng tâm toàn khóa) tập trung vào phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân; HĐND huyện đã ban hành 2 nghị quyết; UBND huyện ban hành 3 kế hoạch, 2 đề án và 9 quyết định để chỉ đạo thực hiện Chương trình. Quá trình triển khai tổ chức thực hiện thể hiện nhiều cách làm hay và kinh nghiệm quý:

4.2.1.2. Công tác tuyên truyền, vận động, đào tạo, tập huấn

Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân được thực hiện thường xuyên, liên tục ở cả diện rộng lẫn chiều sâu bằng việc tổ chức các hội nghị tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới; phát động và ký giao ước thi đua đến từng ngành, từng cơ sở; tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm và truyền thanh trực tiếp về công tác xây dựng nông thôn mới, DĐĐT; thành lập tổ tuyên truyền lưu động tổ chức tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ, nhân dân các xã. Đặc biệt huyện đã tổ chức thành công các Hội thi, các đợt sinh hoạt cộng đồng đồng loạt tại 100% cụm dân cư với chủ đề “ Chào mừng sinh nhật Bác, Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Nông thôn mới: văn hóa mới, con người mới” nhân kỷ niệm Ngày sinh nhật Bác và giải phóng Thủ đô. Qua đó đã giúp nhân dân nhận thức đầy đủ hơn, thấy rõ vai trò chủ thể của mình

trong xây dựng nông thôn mới và công tác dồn điền đổi thửa, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, là yếu tố quan trọng hàng đầu để phát huy sức dân trong xây dựng NTM.

Đến nay toàn huyện đã mở nhiều đợt tuyên truyền, bằng nhiều hình thức, đa dạng cho trên 6 ngàn lượt cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; tổ chức 30 lớp tập huấn, bồi dưỡng cho 3.015 cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới từ huyện đến cơ sở, mở 02 lớp tập huấn phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý Chương trình xây dựng nông thôn mới cho cán bộ chuyên trách của huyện và các xã. Tổ chức hội nghị triển khai xây dựng NTM và công tác DĐĐT đến hơn 600 đảng uỷ viên, bí thư chi bộ, cụm trưởng dân cư của 23 xã, thị trấn; tổ chức nhiều đoàn cán bộ lãnh đạo, cán bộ huyện và các xã đi học tập kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới ở các huyện trong Thành phố, các tỉnh Thái Bình, Nam Định, các tỉnh miền Tây Nam Bộ và tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc; học tập kinh nghiệm về xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh Thanh Hóa và Lâm Đồng.

Cùng với hệ thống tuyên truyền của cấp ủy, chính quyền các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã thể hiện rõ trách nhiệm của tổ chức trong việc tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới bằng nhiều hình thức: panô, áp phích, khẩu hiệu, qua hệ thống đài truyền thanh của huyện, xã, thông qua các buổi sinh hoạt cộng đồng, các cuộc thi, tọa đàm, hội thảo, biểu diễn văn nghệ…Tiêu biểu như tổ chức toàn dân tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới thông qua buổi “sinh hoạt cộng đồng gắn với kỷ niệm 123 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Thi đua ái quốc” năm 2013; sinh hoạt cộng đồng với chủ đề “ Nông thôn mới: văn hóa mới, con người mới” dịp kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô với quy mô toàn huyện năm 2014; tổ chức đội tuyên truyền lưu động về đến từng thôn, từng xã tuyên truyền về xây dựng NTM và DĐĐT…

4.2.1.3. Công tác quản lý kinh phí, nguồn vốn hỗ trợ

Được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, Thành phố, huyện và sự tham gia đóng góp nhân lực, vật lực của nhân dân và các doanh nghiệp. Đến nay toàn huyện đã huy động được 2.181,976 tỷ đồng, cụ thể:

Bảng 4.1. Tổng hợp tình hình huy động kinh phí xây dựng NTM huyện Phúc Thọ

STT Nguồn vốn Giai đoạn 2011 - 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng cộng Chiếm tỷ lệ (%) 1 Ngân sách thành phố 203,644 48,886 125,448 377,978 17,32 2 Ngân sách Huyện 165,319 287,336 196,873 649,528 29,77 3 Ngân sách xã 19,244 2,296 4,029 25,569 1,17 4 Vốn lồng ghép 646,33 49,861 168,361 864,552 39,62 5 Huy động nhân dân

đóng góp 114,503 4,432 26,86 145,795 6,68 6 Doanh nghiệp 79,604 37,55 1,4 118,554 5,43

Tổng cộng 1228,644 430,361 522,971 2181,976 100

- Về nợ xây dựng cơ bản: Tính đến nay toàn huyện không có nợ xây dựng cơ bản.

Đánh giá chung: Năm 2017 tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 8,7%; thu ngân sách 270 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng/người/năm; duy trì 100% số xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia y tế theo bộ tiêu chí mới; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo 48,5%; tỷ lệ người dân bảo hiểm y tế đạt trên 82,8%; 100% hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó số hộ sử dụng nước sạch đạt 47%; 100% diện tích sau dồn điền đổi thửa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận QSD đất ở cho 1.903 hộ, đạt 100% kế hoạch; tỷ lệ rác thải thu gom và vận chuyển trong ngày đạt 90%.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, an ninh lương thực, an toàn thực phẩm được đảm bảo. Mở rộng các vùng sản xuất chuyên canh, sản xuất hàng hóa tập trung mang lại hiệu quả và thu nhập cho người dân... Các ngành nghề kinh tế nông thôn phát triển, tạo việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống nông dân… Triển khai thực hiện Cuộc vận động 3 sạch ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện bước đầu đạt kết quả.

4.2.2. Đánh giá kết quả thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới huyện Phúc Thọ mới huyện Phúc Thọ

nông thôn mới cho thấy: Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được thực hiện tương đối tốt; Đến hết năm 2017 đã có 20/22 xã được Thành phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới;

Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 là căn cứ để xây dựng nội dung Chương trình MTQG về xây dựng NTM. Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí và được chia thành 5 nhóm:

+ Nhóm tiêu chí về quy hoạch;

+ Nhóm tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội; + Nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất; + Nhóm tiêu chí về văn hoá - xã hội - môi trường; + Nhóm tiêu chí về hệ thống chính trị.

4.2.2.1. Nhóm tiêu chí về quy hoạch

Đây là công tác quan trọng, được xác định là "phải đi trước một bước" nên toàn huyện đã chỉ đạo các xã ưu tiên thực hiện nhóm tiêu chí quy hoạch, tạo tiền đề, cơ sở để thực hiện các nhóm tiêu chí tiếp theo. Chất lượng lập quy hoạch của các xã cơ bản đảm bảo theo yêu cầu. Tuy nhiên, một số xã quy hoạch chưa phù hợp với thực tế của địa phương, công tác theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện đề án ở nhiều xã chưa được quan tâm đúng mức.

- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới của 22 xã đã được UBND huyện Phúc Thọ phê duyệt. UBND huyện đã ban hành quyết định quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch đã được phê duyệt.

- Đã tổ chức công bố quy hoạch theo quy định. * Đánh giá mức độ đạt tiêu chí: 22/22

4.2.2.2. Nhóm tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội

* Tiêu chí về giao thông

Các tuyến đường trục chính của huyện, các xã được quan tâm tập trung đầu tư xây dựng đồng bộ đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn của Bộ GTVT, tạo thành mạng lưới giao thông thuận lợi kết nối giữa các xã, các thôn và huyện với Thành phố như các tuyến đường trục xã, liên xã Phúc Hòa - Long Xuyên, Tam Thuấn - Thanh Đa - Hát Môn, Phụng Thượng - Hương Ngải, Võng Xuyên - Long Xuyên; đường trục thôn, liên thôn Bảo Lộc xã Võng Xuyên, đường trục Ổ Thôn xã Thọ Lộc, đường trục thôn Nam xã Phụng Thượng…; thực hiện Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND thành phố Hà Nội, trong hai

năm 2013 và 2014, trên địa bàn huyện Phúc Thọ đã xây dựng 2.648 tuyến đường ngõ xóm với chiều dài 169.77 km. Điển hình như các triển khai tốt công tác xây dựng đường giao thông ngõ xóm: xã Hiệp Thuận, Võng Xuyên, Phụng Thượng, Thọ Lộc…

Bảng 4.2. Hiện trạng một số tuyến đƣờng giao thông trên địa bàn huyện Phúc Thọ TT Chỉ tiêu Tổng số (km) Số km đã đƣợc bê tông hóa, nhựa hóa Số km chƣa đƣợc bê tông hóa nhựa hóa Số km đạt chuẩn Tỷ lệ % đạt chuẩn 1 Đường trục xã, liên xã 138 135 3 138 97

2 Đường trục thôn, liên thôn 134 130 04 134 97 3 Đường trục chính nội đồng 35 28,12 6,88 28,12 80,3

4 Đường trục thôn, xóm 357 357 357 0 100

Tổng cộng 664 650,12 13,88 650,12 97,91

Triển khai tốt công tác vận động tuyên truyền, phát huy tinh thần tham gia thực hiện xây dựng nông thôn mới, nhân dân đã đóng góp bằng ngày công là 186.762 ngày công, hiến 2.145m2 đất ở, 502.307m2 đất nông nghiệp để làm giao thông nông thôn và giao thông thủy lợi nội đồng. Đã thực hiện xây mới, cải tạo 37,8km đường trục xã, liên xã; 52,5km đường trục thôn, liên thôn và 177 km đường ngõ xóm.

So với quy định tại Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM: 22/22 xã đạt

* Tiêu chí về thủy lợi

Hàng năm tổ chức cải tạo, đào đắp, nạo vét trên 400km kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất; đã kiên cố hóa, cứng hóa được 251,5/359,1km (đạt 70,1%); xây dựng mới, cải tạo 230 cống tiêu thoát nước. Nhìn chung, hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện đã đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất và đảm bảo tiêu thoát nước trong khu dân cư.

So với quy định tại Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM: 22/22 xã đạt.

* Tiêu chí về Điện

100% các xã có hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện; 5 năm qua đã xây dựng mới 17 trạm biến áp, 93km đường dây hạ thế, công tác duy tu, bảo dưỡng cải tạo lưới điện được thực hiện hàng năm. 100% các hộ được sử

điện đạt chuẩn, 22/22 xã đã được đầu tư hệ thống điện chiếu sáng nông thôn góp phần đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

So với quy định tại Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM: 22/22 xã đạt.

* Tiêu chí về Trường học

Hệ thống trường học được đầu tư đồng bộ, hiện đại, đảm bảo đạt chuẩn theo quy định. Giai đoạn 2011-2015, đã triển khai thực hiện đầu tư nâng cấp 24 trường mầm non, 23 trường tiểu học, 22 trường trung học cơ sở. Năm 2015 có thêm 6 trường được công nhận trường chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia của toàn huyện là 40 trường (đạt 56%, tăng 25 trường so với năm 2010); tỷ lệ trường lớp được kiên cố hoá đạt 100%.

So với quy định tại Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM: 6/22 xã có cả 3 cấp trường đạt chuẩn quốc gia gồm: Võng Xuyên, Thọ Lộc, Phụng Thượng, Sen Chiểu, Trạch Mỹ Lộc và Vân Nam ; 14/22 xã cơ bản đạt; 02/22 xã chưa đạt;

* Tiêu chí về Cơ sở vật chất văn hóa

Xây dựng mới 13 nhà văn hóa thôn ở các xã Võng Xuyên, Tích Giang, Phụng Thượng, Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Thanh Đa, Sen Chiểu và Phương Độ; chỉnh trang, cải tạo và đầu tư các trang thiết bị cho 118 nhà văn hóa, nhà hội họp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phúc thọ thành phố hà nội (Trang 61)