Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc (Trang 55 - 57)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Yên Lạc, tỉnh

4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường

4.1.4.1. Thuận lợi

Huyện Yên Lạc có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, việc xây dựng và phát triển nhanh, toàn diện huyện có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với tỉnh Vĩnh Phúc mà còn đối với toàn vùng. Trong những năm tiếp theo huyện sẽ có sự phát triển mạnh mẽ, sự phát triển đó dựa vào những thuận lợi sau:

- Huyện có vị trí liền kề với thành phố Vĩnh Yên, gần Hà Nội và các thị xã, các khu công nghiệp lớn được xác định là động lực phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện sẽ là nơi cung cấp sản phẩm hàng hóa nông sản như: rau sạch, hoa tươi, thực phẩm chất lượng cao cho những thị trường rộng lớn này.

- Với địa hình bằng phẳng, khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, nguồn nước phong phú, người dân có nhiều kinh nghiệm thâm canh cây trồng vật nuôi, huyện

Yên Lạc sẽ có lợi thế phát triển các sản phẩm hàng hóa, nông sản có chất lượng cao. Sản xuất và thâm canh các loại rau sạch, các giống lúa chất lượng cao, xây dựng vùng trồng hoa tập trung, sản xuất thực phẩm an toàn…vv.

- Huyện có nguồn nhân lực dồi dào, lao động có trình độ, nhân dân có truyền thống lao động cần cù với tập quán và kinh nghiệm lâu đời về trồng lúa, ngô, các loại cây công nghiệp (lạc, đậu tương, dâu tằm)…đã đạt được trình độ khá cao trong thâm canh và ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.

- Diện tích đất nông nghiệp hiện tại của huyện chiếm tới 69,29% diện tích tự nhiên toàn huyện và đây sẽ là nguồn tài nguyên quan trong phục vụ cho việc mở rộng các hoạt động kinh tế, xây dựng các công trình công cộng như: nhà văn hóa, sân thể thao, giáo dục, y tế… đáp ứng nhu cầu phát triển tương lai.

- Yên Lạc có nhiều đầu mối giao thông quan trọng (đường bộ, đường thuỷ) toả đi khắp đất nước và thông thương; gần kề với các khu đô thị, thành phố và một số khu công nghiệp lớn, là lợi thế để huyện tiếp thu sự lan toả, tận dụng cơ hội phát triển năng động nền kinh tế của mình.

4.1.4.2. Hạn chế

Bên cạnh những thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, Yên Lạc cũng có những khó khăn nhất định trong tiến trình phát triển, những khó khăn và thách thức đó là:

- Áp lực về việc làm và các vấn đề xã hội khác cũng là những thách thức không nhỏ đối với huyện, phần lớn dân số tập trung ở nông thôn, đa phần chưa được đào tạo về chuyên môn nên cũng sẽ gây nhiều khó khăn trong việc bố trí việc làm, ổn định xã hội;

- Kinh tế phát triển chưa vững chắc, kim ngạch xuất khẩu còn thấp thể hiện khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu còn yếu;

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nội địa phát triển chậm, trang thiết bị lạc hậu, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Có rất ít doanh nghiệp lớn và hầu hết đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh;

- Là huyện duy nhất của tỉnh Vĩnh Phúc hầu như không có đường quốc lộ chạy qua (chỉ có 1km đường quốc lộ đi qua xã Đồng Văn), các tuyến tỉnh lộ trên địa bàn huyện thì chật, hẹp, đang xuống cấp, giao thông đối ngoại hạn chế, bất cập…đây cũng là một hạn chế không nhỏ ảnh hưởng đến mức độ thu hút đầu tư từ bên ngoài vào, làm giảm tốc độ phát triển kinh tế của địa phương;

- Đầu tư trực tiếp cho khu vực nông nghiệp còn ít, hạn chế khả năng chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và tăng thu nhập của đại bộ phận nông dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc (Trang 55 - 57)