Những bài học kinh nghiệm rút ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hợp tác xã nông nghiệp huyện phú bình (Trang 61)

Thứ nhất, làm tốt công tác tuyên truyền từng bước nâng cao nhận thức về vị

trí, vai trò của các HTX cũng như vấn đề quan trọng trong công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, thưỡng xuyên xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn, tuyên truyền, tư vấn hướng dẫn thành lập các Tổ hợp tác, HTX với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: hướng dẫn trực tiếp các sáng lập viên; tổ chức các hội nghị, hội thảo và đặt chuyên trang, chuyên mục về phát triển kinh tế tập thể

trên. Tổng hợp, biên tập, xuất bản bản tin Kinh tế hợp tác của cơ quan thường xuyên được thực hiện, cơ bản truyền tải được các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước đối với lĩnh vực kinh tế tập thể và kịp thời biểu dương các tập thể và cá nhân có nhiều thành tích đóng góp vào phong trào kinh tế tập thể của tỉnh, tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thứ hai, lựa chọn và triển khai xây dựng các mô hình HTX điển hình tiên

tiến để nhân rộng, thông qua đó tạo ra hiệu ứng tốt tác động tích cực đến tâm lý những đối tượng tiềm năng thành lập tổ hợp tác và HTX, thường xuyên đổi mới hình thức tổ chức phù hợp với mọi đối tượng tham. Từ đó góp phần thống nhất và nâng cao nhận thức về kinh tế hợp tác, HTX trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.

Thứ ba, trong công tác dào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của các HTX thường xuyên được đổi mới cả nội dung và hình thức nhằm đạt hiệu quả thiết thực; Liên minh HTX đã căn cứ vào phiếu đăng ký nhu cầu đào tạo của các HTX, đồng thời lắng nghe những ý kiến phản hồi của các HTX sau khi tham gia các khóa đào tạo, đơn vị đã chủ động xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng, đáp ứng những vấn đề mà các HTX cũng như đối tượng học viên đề nghị. Chủ động liên hệ mời những giảng viên có trình độ, kinh nghiệm và tâm huyết tham gia giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho các HTX. Ngoài việc phổ biến lý thuyết, các giảng viên cùng cán bộ trong Liên minh HTX tỉnh chủ động đào tạo, bồi dưỡng ở cơ sở theo hướng “cầm tay chỉ việc” giúp các HTX tháo gỡ khó khăn, chủ động hoạch định các kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị. Để làm tăng hiệu quả công tác đào tạo, các khóa đào tạo, bồi dưỡng thường gắn liền với việc tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình HTX điển hình tiên tiến ở trong và ngoài tỉnh. Thông qua hoạt động này, đã xuất hiện một số hình thức liên doanh, liên kết giữa các HTX và các tổ chức kinh tế khác nhất là khu vực kinh tế hộ gia đình.

Thứ tư, xác định chính xác đối tượng cần đào tạo trên cơ sở đó phát huy

hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng; từ cách tổ chức học tập, tập huấn đúng đối tượng, phát huy kiến thức học được vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX, thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ cho các xã viên trong HTX..., cần phải được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; trên cơ sở xác định đúng đối tượng sẽ trách trách lãng phí thời gian, kinh phí.

Thứ năm, trong công tác nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ cán bộ HTX phải xác định chính xác nội dung đào tạo bồi dưỡng; giúp họ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh theo hướng người cán bộ quản lý phải có trình độ chuyên môn mới xây dựng được các phương án hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Lựa chọn những người có tâm huyết, được xã viên tín nhiệm bầu vào ban quản trị, sau đó tiếp tục cử đi đào tạo. Khi có trình độ quản lý và chuyên môn, nhiều HTX đã mạnh dạn đổi mới, đầu tư vào sản xuất, xây dựng mô hình mới, xuất hiện một số HTX có cách làm mới, hoạt động có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực.

Sáu là, có cơ chế chính sách hỗ tích cực của nhà nước, nhất nguồn kinh phí

hỗ trợ phát triển đội ngũ cán bộ, chủ động tìm được nguồn kinh phí; tranh thủ nguồn lực và điều kiện của địa phương, để đội ngũ này thực sự đáp ứng được nhu cầu công việc thì công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX nên được xác định là công tác thường xuyên liên tục, cần được Nhà nước quan tâm, tỉnh cần có chính sách ưu đãi hơn nữa.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm chung về huyện Phú Bình

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Phú Bình là một huyện nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên. Huyện Phú Bình nằm ở phía nam của tỉnh, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km, cách thành phố Bắc Ninh 50km. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 249,36 km2. Dân số năm 2015 là 138.819 người, với mật độ dân số đạt 552 người/km.

Huyện Phú Bình giáp huyện Đồng Hỷ về phía bắc; giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên về phía tây. Phía đông và nam giáp tỉnh Bắc Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế).

Địa hình của Phú Bình thuộc nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng và nhóm hình thái địa hình gò đồi. Nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng, kiểu đồng bằng aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ, với độ cao địa hình 10-15m. Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20-30m và phân bố dọc sông Cầu. Nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi của Phú Bình thuộc loại kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp, với độ cao tuyệt đối 50 - 70m. Trước đây, phần lớn diện tích nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi thấp có lớp phủ rừng nhưng hiện nay lớp phủ rừng đang bị suy giảm, diện tích rừng tự nhiên hầu như không còn. Địa hình của huyện có chiều hướng dốc xuống dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, với độ dốc 0,04% và độ chênh lệch cao trung bình là 1,1 m/km dài. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 14m, thấp nhất là 10m thuộc xã Dương Thành, đỉnh cao nhất là Đèo Bóp, thuộc xã Tân Thành, có chiều cao 250 m. Diện tích đất có độ dốc nhỏ hơn 8% chiếm đa số, nên địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Địa hình có nhiều đồi núi thấp cũng là một lợi thế của Phú Bình, đặc biệt trong việc tạo khả năng, tiềm năng cung cấp đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, công trình thủy lợi, khu công nghiệp.

Huyện Phú Bình có 21 đơn vị hành chính gồm thị trấn Hương Sơn và 20 xã, trong đó có 7 xã miền núi, với 31 xóm (số liệu năm 2007). Các xã của huyện gồm Bàn Đạt, Bảo Lý, Dương Thành, Đào Xá, Điềm Thụy, Đồng Liên, Hà

Châu, Kha Sơn, Lương Phú, Nga My, Nhã Lộng, Tân Đức, Tân Hòa, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Thanh Ninh,Thượng Đình, Úc Kỳ và Xuân Phương.

Theo số liệu thống kê do Phòng Thống kê huyện, “Phú Bình có tổng diện tích đất tự nhiên 24.936 ha, trong đó đất nông nghiệp có 20.219 ha, (chiếm 81%), trong đó đất sản xuất nông nghiệp 13.570 ha (chiếm 54,3%), đất lâm nghiệp 6.218 ha (chiếm 25%), đất nuôi trồng thủy sản 431 ha (chiếm 1,7%); đất phi nông nghiệp 4.606 ha (chiếm 18,5 %) và đất chưa sử dụng 111 ha (chiếm 0,5%)” (Phòng Thống kê huyện Phú Bình, 2013). Như vậy trong cơ cấu đất đai của huyện, đất sản xuất nông nghiệp chiếm tới 54,3% trong khi đất lâm nghiệp chỉ chiếm 25%. Điều đó chứng tỏ nông nghiệp vẫn giữ vị trí hàng đầu trong kinh tế của huyện. Về cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp, năm 2007, trong tổng số 13.570 ha, có 7.450 ha trồng lúa (chiếm 55%), 2.690 ha trồng cây hàng năm khác (chiếm 20%) và 3.430 ha trồng cây lâu năm (chiếm 25%). Như vậy mặc dù là một huyện trung du nhưng cây trồng chủ đạo vẫn là lúa và cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả không phải là thế mạnh của sản xuất nông nghiệp của huyện.

Về dân số : Dân số huyện Phú Bình tính đến năm 2015 là 138.819 người,

với mật độ dân số đạt 552 người/km2, đạt tốc độ tăng dân số tự nhiên 1,43%. Mật độ dân số không đồng đều giữa các xã trong huyện, xã có mật độ dân số cao trên 1000 dân/km2 (xã Nhã Lộng, Thành Ninh, Hà Châu), xã có mật độ dân số thấp chỉ đạt 400 người/km2 (xã Bàn Đạt, Tân Khánh). Trong tổng dân số của huyện thì nông thôn chiếm 91,43%, dân số thành thị chiếm 7,57%. nếu phân theo giới tính thì trong tổng dân số nam giới chiếm 48,45% và nữ giới chiếm 51,55%.

Về lao động: Tính đến năm 2013 huyện Phú Bình có khoảng 83.269 lao

động trong độ tuổi, chiếm 59,98% dân số, trong đó có 78.886 lao động đang làm việc trong nền kinh tế. Nếu phân theo ngành thì lao động làm trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu với 78%, còn lại là lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ.

Nhìn chung lao động của huyện Phú Bình khá dồi dào, nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, phân bố chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, với trình độ tay nghề chưa được đào tạo. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề thấp. hạn chế lớn nhất là vấn đề tạo việc làm cho người lao động. Lực lượng lao động trẻ, đã được đào tạo nghề có xu hướng thoát ly khỏi địa bàn huyện để tìm công ăn việc làm tại các thành phố lớn và các tỉnh khác. Tình trạng đó có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và thực hiện chuyển dịch có cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất toàn huyện trong những năm qua là tích cực. Có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm gần đây (2009 - 2013) đạt khá cao. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2009 - 2013 đạt 14%/năm, trước đó giai đoạn 1996 - 2000 chỉ đạt 4,95%, giai đoạn 2001 - 2008 đạt 9,5%/năm. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế bao gồm các lĩnh vực trong đó nông lâm nghiệp, thuỷ sản là đóng góp lớn nhất. Số liệu dưới đây cho chúng ta thấy như sau:

Bảng 3.1. Tăng trưởng giá trị sản xuất của các lĩnh vực trên địa bàn huyện Phú Bình

Các lĩnh vực

(Tăng trưởng cả năm) 2009 2010 2011 2012 2013

1.Nông lâm nghiệp-Thuỷ sản 9,13 12,57 11,27 10,67 10,23 2.Công nghiệp và xây dựng 35,15 36,17 35,42 25,47 15,67 3.Thương mại và dịch vụ 3,79 15,5 12,34 16,7 12,7

Nguồn: Phòng thống kê huyện Phú Bình (2013)

Nhìn vào số liệu tăng trưởng ở biểu số 1 cho thấy nền kinh tế của huyện Phú Bình đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Tuy tốc độ tăng trưởng không liên tục, có năm cao, năm thấp, nhưng vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân trên 10%/năm. Trong các ngành thì ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại dịch vụ có đóng góp mang tính quyết định cho tăng trưởng kinh tế toàn huyện giai đoạn 2009 -2013, trong đó lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 12,6%/năm, ngành thương mại dịch vụ tăng bình quân 12,7%. Ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện, nhưng đóng góp vào tăng trưởng thấp, tốc độ tăng trưởng bình quân lĩnh vực nông lâm nghiệp chỉ mới đạt 5,8%/năm. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn vừa qua đạt khá, nhưng tỷ trọng giá trị sản xuất của huyện trong GTSX toàn tỉnh chỉ chiếm 6,6% năm 2009, 5,6% vào năm 2008, tỷ trọng này so với các huyện khác trong tỉnh là thấp như : Huyện Phổ Yên tỷ trọng này 7,2% năm 2009.

3.1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế huyện Phú Bình trong thời gian qua đã có bước chuyển dịch tích cực song còn chậm. Điều đó thể qua số liệu dưới đây:

Bảng 3.2. Giá trị sản xuất qua các năm ở huyện Phú Bình

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 BQ

Tổng giá trị sản xuất 100 100 100 100 100 100 1.Nông lâm nghiệp-Thuỷ sản 53,57 54,67 48,24 48,75 49,53 50,74 2.Công nghiệp và xây dựng 24,96 20,53 20,99 18,71 19,51 20,94 3.Thương mại và dịch vụ 21,53 24,8 30,77 32,54 31,96 28,32

Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Phú Bình qua các (2009 - 2013)

Nhìn chung chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế huyện Phú Bình theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng nông lâm thuỷ sản trong cơ cấu giá trị sản xuất có xu hướng giảm, từ 53,51% năm 2009 xuống còn 49,53% năm 2013, tính bình quân qua 5 năm (2009 -2013), tỷ trọng nông lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 50,74%. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng lên so với năm 2000 đạt tỷ trọng từ 19,51% - 20,96%, bình quân qua 5 năm đạt 20,94% (tỷ trọng công nghiệp, xây dựng năm 2000 là 12,75%). Trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn huyện tỷ trọng thương mại - dịch vụ có xu hướng tăng lên nhanh chóng, từ 21,53% năm 2009 lên 31,96% năm 2013, bình quân 5 năm (2009 -2013) đạt tỷ trọng bình quân 28,32%, so với năm 2000 vẫn ổn định nhưng ở mức cao (tỷ trọng thương - mại dịch vụ năm 2000 là 29,46%).

* Chuyển dịch cơ cấu nông lâm nghiệp

Nông lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của huyện Phú Bình, giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nhu cầu khác cho xã hội. Điều đó thể hiện ở tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân 5 năm (2009 -2013) đạt 6,7%. Sản lượng lương thực ổn định qua 5 năm, dao động từ 71.000 tấn - 75.000 tấn, bình quân lương thực trên 1 người từ 5.34kg/người - 553 kg/người, đã đảm bảo được an ninh lương thực trên địa bàn (Phòng Thống kê Huyện Phú Bình, 2013).

Trong 5 năm qua (2009 -2013), cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp huyện Phú Bình chuyển dịch chậm, ổn định tương đối giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp. Điều đó thể hiện qua giá trị sản xuất và cơ cấu của nó trong những năm qua như sau:

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá tri sản xuất của các ngành nông lâm nghiệp huyện Phú Bình

(Theo giá trị hiện hành)

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng GTSX tỷ đồng 1.204.729 1.322.433 1.338.547 1.462.154 1.518.144 tỷ lệ % 100 100 100 100 100 1. Nông nghiệp 1.187.862 1.302.596,5 1.319.807 1.443.145,9 1.506.001,2 Tỷ lệ % 98,6 98,5 98,6 98,7 98,9 -.Trồng trọt tỷ đồng 596.306,7 683.863,2 669.142,1 769.196,8 767.001,5 Tỷ lệ % 50,2 52,5 50,7 53,3 51,1 - Chăn nuôi 574.525,2 601.791,3 632.187,5 671.062 727.985,5 Tỷ lệ % 48,4 46,2 47,9 46,5 48,5 2.Lâm nghiệp tỷ đồng 963,78 7934,5 8031,2 8772,9 9108,4 Tỷ lệ % 0,8 0,6 0,6 0,6 0,6 3.Thuỷ sản tỷ đồng 7.228,4 11.901,8 10.708,4 10.235,1 7590,7 Tỷ lệ % 0,6 0,9 0,8 0,7 0,5

Nguồn : Phòng Thống kê huyện Phú Bình (2013)

Nhìn chung cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp giai đoạn 2009 -2013 không có sự biến đổi nhiều. Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) chiếm tỷ trọng qua các năm trên dưới 98%, ngành lâm nghiệp chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 0,6% và thuỷ sản là trên dưới 0,8%. Trong cơ kinh tế nông nghiệp bao gồm hai ngành chủ yếu trồng trọt và chăn nuôi cũng không có sụ chuyển đổi nhiều, tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm trên 50%, tỷ trọng ngành chăn nuôi hầu hết không thay đổi biến động từ 46,2% - 48,5% (Phòng Thống kê Huyện Phú Bình, 2013).

Có thể nhận thấy xu hướng chuyển dịch ngành nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Bước đầu đã hình thành một số vùng sản xuất hàng

hoá tập trung cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả ở ba vùng kinh tế trọng điểm của huyện Phú Bình. Vùng sông Máng là vùng chuyên canh lúa truyền thống đang chuyển đổi thành vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng núi được bố trí cây công nghiệp dài ngày, chủ yếu là cây chè và một phần diện tích cây ăn quả. Vùng sông Cầu tập trung chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả. Tuy nhiên sản xuất hàng hoá ở ba vùng này còn manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế sản xuất hàng hoá còn thấp và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hợp tác xã nông nghiệp huyện phú bình (Trang 61)