Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hợp tác xã nông nghiệp huyện phú bình (Trang 72)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Để đảm bảo tính đại diện, tác giả lựa chọn 8 HTX để tiến hành nghiên cứu. Mỗi HTX đều có một hệ thống lãnh đạo quản lý các lĩnh vực khác nhau.

Trong đó HTX nông nghiệp ở Phú Bình được chia làm 2 loại: Đó là HTX sản xuất nông nghiệp và HTX dịch vụ nông nghiệp. Vì vậy để chọn điểm nghiên cứu, tác giả chia làm 8/14 HTX đã phân tích, đánh giá.

Trong mỗi HTX tác giả lựa chọn 3 - 5 cán bộ để điều tra phỏng vấn. Tổng số mẫu điều tra sẽ là 20 đến 30 cán bộ HTX được lựa chọn.

Các nội dung điều tra chủ yếu bao gồm thông tin cơ bản về người được phỏng vấn; Thông tin cơ bản về HTX; quy mô, đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành, độ tuổi, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chế độ chính sách, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nhận thức của cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo chủ chốt HTX về công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ HTX....

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp liên quan đến đội ngũ cán bộ HTX nông nghiệp (Số lượng cán bộ HTX, giới tính, độ tuổi trung bình của cán bộ; trình độ cán bộ, thu nhập trung bình của người...).

Các thông tin số liệu về công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ HTX (từ năm 2005 đến năm 2014), như cán bộ được tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ, thu nhập, thu hút cán bộ… được thu thập từ các báo cáo, số liệu thống kê của phòng Công thương, Phòng nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Phú Bình, Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên.

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

a. Điều tra phỏng vấn trực tiếp

Để đảm bảo tính đại diện, tác giảlựa chọn 8 HTX trong 2 nhóm trên để tiến hành nghiên cứu. Trong mỗi HTX tác giảlựa chọn 3 - 5 cán bộ để điều tra phỏng vấn. Tổng số mẫu điều tra sẽ là 20 đến 30 cán bộ HTX được lựa chọn.

Các nội dung điều tra chủ yếu bao gồm thông tin cơ bản về người được phỏng vấn; Thông tin cơ bản về HTX; quy mô, đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành, độ tuổi, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chế độ chính sách, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nhận thức của cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo chủ chốt HTX về công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ HTX....

Phỏng vấn xã viên, hộ nông dân

Tổng số người cán bộ được phỏng vấn được lựa chọn nghiên cứu là 30 người là xã viên HTX. Nội dung điều tra chủ yếu bao gồm: Thông tin cơ bản của xã viên, người cán bộ, hiệu quả quản lý, lãnh đạo, điều hành của đội ngũ cán bộ HTX, thu nhập, thời gian làm việc, các chế độ chính sách được hưởng theo quy định (BHXH, BH thất nghiệp, BHYT...), việc chấp hành các quy định về luật cán bộ; ý kiến đánh giá của người cán bộ về công tác tuyên truyền chính sách pháp luật, công tác hỗ trợ người cán bộ...

b.Phương pháp thảo luận nhóm

Cán bộ quản lý nhà nước về HTX bao gồm cán bộ phòng Công thương kinh tế, Phòng Nông nghiệp PTNT huyện Phú Bình, Liên minh HTX Tỉnh Thái Nguyên. Tác giả dự kiến phỏng vấn sâu khoảng 10 cán bộ quản lý; Nội dung phỏng vấn tập trung vào tình hình triển khai thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước HTX, hiệu quả kinh tế - xã hội của HTX; trình độ, chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ cán bộ HTX, những kết quả đạt được; những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động; và các giải pháp đề xuất đề hoàn thiện, tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ HTX.

c. Phương pháp chuyên gia

Là phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia, qua đó nắm bắt được các thông tin, các cơ sở lý luận và nắm được thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Từ những đánh giá của các chuyên gia là cơ sở rút ra phương hướng nghiên cứu và kết luận vấn đề có tính khoa học.

3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin và phân tích số liệu

a. Phương pháp thống kê mô tả

Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết qua các phiếu điều tra và các báo cáo, số liệu sẽ được xử lý chủ yếu bằng phần mềm Excel. Đó cũng là cơ sở để chúng ta phân tích, tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ HTX NN, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện và tăng cường công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ này.

Dùng phương pháp này để tìm hiểu thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ HTX NN, mô tả hiện trạng trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ tham gia công tác quản lý, điều hành các HTX NN huyện Phú Bình.

b. Phương pháp phân tích so sánh

Sử dụng phương pháp phân tích để làm rõ bản chất vấn đề, so sánh các chỉ tiêu, tìm ra được sự biến động của các chỉ tiêu

Từ những số liệu nghiên cứu thu thập được thông qua xử lý đem so sánh các chỉ tiêu tương ứng giữa các năm với nhau để tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ HTX nông nghiệp, từ đó đưa ra đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác này tại các HTX nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu.

c. Phương pháp phân tích SWOT

Từ những số liệu thu thập, so sánh, trên cơ sở đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, phản ánh bản chất của vấn đề nghiên cứu.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

a,.Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiện trạng HTX nông nghiệp ở huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên

- Số lượng HTX nông nghiệp ở Phú Bình

- Số lượng cán bộ HTX nông nghiệp (giới tính, cán bộ địa phương – cán bộ nơi khác.. )

b. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng đội ngũ cán bộ HTX nông nghiệp - Trình độ văn hóa cán bộ HTX nông nghiệp;

- Trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ;

- Số cán bộ được tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn; - Số cán bộ, số lớp được mở để bồi dưỡng nghiệp vụ;

- Mức độ hoàn thành công việc của cán bộ HTX; - Số liệu đánh giá cán bộ HTX;

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của HTX;

- Quy mô HTX nông nghiệp : Tài sản, Vốn, cán bộ, xã viên; - Tiền lương (thu nhập) bình quân/tháng của cán bộ…

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN PHÚ BÌNH – THÁI NGUYÊN PHÚ BÌNH – THÁI NGUYÊN

4.1.1. Quá trình hình thành, phát triển HTX nông nghiệp Phú Bình

Về cơ bản quá trình hình thành và phát triển HTX ở Phù Bình cũng trải qua những bước biến đổi, phát triển theo bước thăng trầm của quá trình phát triển HTX trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và cả nước.

Một là, thời kỳ từ 1997 đến khi có Nghị quyết số 13 của Hội Nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa IX (2002), huyện Phú Bình là một trong những địa phương trong tỉnh làm tốt việc tổ chức, chuyển đổi, đổi mới và phát triển HTX theo luật. Đến năm 2000, Phú Bình đã cơ bản thực hiện xong việc chuyển đổi HTX từ mô hình cũ sang HTX theo Luật HTX; toàn huyện có 28 HTX hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó có 16 HTX nông nghiệp, 8 quỹ tín dụng nhân dân, 4 HTX điện (Phòng Công thương huyện Phú Bình, 2015). Trong thời kỳ này, thực hiện Luật HTX là thời kỳ đẩy mạnh việc chuyển đổi HTX hoạt động theo cơ chế cũ sang mô hình mới và từng bước thích ứng với điều kiện mới, không tập thể hóa mọi tư liệu sản xuất, mà dựa trên sở hữu tập thể và sở hữu của các thành viên, hoạt động của HTX không bị giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn, hoàn toàn tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong cơ chế thị trường, liên doanh liên kết với các hình thức kinh tế khác.

Hai là, thời kỳ 2002 đến nay, do quá trình đổi mới kinh tế được thực hiện một cách nhanh chóng trong cơ chế thị trường, sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần, các lĩnh vực kinh tế tác động khá lớn đến sự tồn tại, phát triển của HTX trên địa bàn huyện. Sự phát triển, cạnh tranh của các tổ chức tài chính, ngân hàng làm cho các quỹ tín dụng nhân dân quy mô xã dần dần bị thu hẹp, tan dã; Ngành điện lực chủ trương bán điện đến hộ nông dân làm cho HTX điện lực không phù hợp và không thể tồn tại. Hiện tính đến cuối 2015, toàn huyện có 14 HTX nông nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng dịch vụ nông nghiệp tổng hợp.

Như vậy quá trình hình thành và phát triển của HTX trên địa bàn Huyện Bình, các HTX thể hiện vai trò tích cực thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch lại đất đai để tổ chức sản xuất, làm thủy lợi nội đồng, thâm

canh tăng vụ, đa dạng lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển các loại hình HTX mới. Trong quá trình củng cố, đổi mới và phát triển, số lượng HTX ở Phú Bình giảm về số lượng, song chất lượng hoạt động được đổi mới, đi vào chiều sâu hơn, lĩnh vực hoạt động đa dạng hơn, từng bước phù hợp với điều kiện kinh tế hàng hóa, thị trường. Thời gian gần đây, xuất phát từ yêu cầu thực tế, xu hướng hoạt động trong các lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, trồng, chế biến sản phẩm lâm nghiệp phát triển; từng bước nâng cao hiệu quả, hỗ trợ kinh tế hộ phát triển.

Tóm lại, quá trình hình thành và phát triển kinh tế HTX ở Phú Bình gắn liến với lịch sử hình thành và phát triển của phong trào HTX trên toàn miền Bắc và tỉnh. Trong những năm qua, HTX ở địa phương cũng trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau, có thời kỳ phát triển rầm rộ, có những đóng góp cho công cuộ khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội; có thời kỳ trì trệ, hoạt động kém hiệu quả. Hiện nay các HTX tiếp tục được củng cố, đẩy mạnh quá trình đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường.

4.1.2. Số lượng Hợp tác xã

Theo số liệu tổng hợp báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2015 của Phòng Công thương Huyện Phú Bình, toàn huyện hiện có 14 HTX đang hoạt động chiếm 4% tổng số HTX của tỉnh Thái Nguyên (378 HTX). Trong tổng số 14 HTX nói trên, 100% là HTX sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm dịch vụ tổng hợp nông nghiệp, chăn nuôi, sản xuất tiểu thủ công nghiệp. So với hơn 10 năm trước, số lượng HTX năm 2002 là 28 HTX, trong đó có 16 HTX nông nghiệp, 8 quỹ tín dụng nhân dân, 4 HTX điện, thì đến hiện nay, số lượng HTX giảm 50% số HTX.

Bảng 4.1. Số lượng HTX, xã viên qua các năm

TT Nội dung Năm 2002 Năm 2008 Năm 2015

1 HTX phân theo ngành

- HTX nông nghiệp 16 16 14

- HTX Dịch vụ 8 0 0

- HTX công nghiệp, xây dựng 4 0 0

2 HTX phân theo luật

- HTX kiểu mới 24 16 14

- HTX kiểm cũ 4 0 0

3 HTX phân theo quy mô

- HTX quy mô toàn xã 23 14 13

- HTX thôn, liên thôn 5 2 1

4 Tổng số HTX 28 16 14

5 Tổng số xã viên 11200 7500 5600

Nguồn: Phòng Công thương huyện Phú Bình (2015)

Nguyên nhân số lượng HTX giảm tỷ lệ tương đối lớn bởi sự thay đổi của điều kiện thực tiễn, đó là: Thứ nhất, các HTX điện lực trước đây được thành lập với mục đích hoạt động là tổ chức đại diện cho xã viên tiến hành xây dựng mạng lưới, hệ thống điện ở địa bàn nông thôn, vận hành, cung cấp điện sử dựng trong sinh hoạt, điện sản xuất; song giai đoạn 2005 – 2008, ngành điện lực thực hiện chủ trương đầu tư, xây dựng hệ thống lưới điện quốc gia, bán điện đến từng hộ gia đình, do đó các HTX ngành điện không thể tồn tại và bị giải thể. Thứ 2, sự phát triển của hệ thống tín dụng, ngân hàng ngày càng rộng rãi, nguồn vốn lớn, do vậy các Quỹ tín dụng nhân dân các xã (Một loại hình HTX) không thể tồn tại và bị giải thể hết. Do vậy đây là những nguyên nhân chính khiến cho số lượng HTX trên địa bàn giảm trong những năm qua. Riêng HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp giải thể 2 HTX do hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả.

ĐVT: Số hợp tác xã 0 10 20 30 2002 2008 2015 28 16 14

Biểu đồ 4.1. Số lượng HTX nông nghiệp ở Phú Bình qua các năm Nguồn: Phòng Công thương huyện Phú Bình (2015)

Như vậy số lượng HTX ở Phú Bình trong những năm vừa qua có xu hướng giảm mạnh, nguyên nhân chủ yếu do điều kiện thực tiễn thay đổi, bên cạnh đó mô hình sản xuất kinh doanh không được chuyển đổi, không thể hoạt động, hoặc hoạt động không hiệu quả chủ yếu tập chung số lượng HTX dịch vụ. Còn đối với HTX nông nghiệp nhìn chung, số lượng hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp lại tương đối ổn định.

4.1.3. Số lượng xã viên HTX

Theo kết quả điều tra toàn diện 8/14 HTX trên địa bàn huyện, tính đến hết 2015, bình quân mỗi HTX nông nghiệp có 470 xã viên, trong đó HTX có số lượng xã viên nhiều nhất là HTX dịch vụ Nông nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp Nga My với 1322 xã viên, HTX có số lượng xã viên ít nhất là HTX dịch vụ nông nghiệp Thanh Ninh với 152 xã viên. Số lượng xã viên trung bình qua mỗi năm có thể thấy: nếu 2010 số xã viên trung bình/HTX là 458 xã viên, năm 2013 là 467 thì năm 2015 là 470 xã viên/HTX. Như vậy số lượng HTX nông nghiệp tương đối ổn định, trong 5 năm gần đây, số lượng HTX nông nghiệp không giảm, đồng thời không có HTX được thành lập mới, tuy nhiên số lượng xã viên bình quân trong HTX có xu hướng tăng lên. Điều này thể hiện, những lợi ích mà HTX đem lại về mặt kinh tế, lợi ích đối với xã viên và kinh tế hộ gia đình, phần nào đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của xã viên, hộ gia đình trong việc phát triển kinh tế khi gia nhập HTX

Bảng 4.2. Số lượng xã viên của HTX điều tra qua các năm

STT HTX Năm 2010 Năm 2013 Năm 2015

1 HTX dịch vụ NN Hà Châu 616 703 652

2 HTX Ngựa Bạch Xóm Phẩm 244 240 248

3 HTX Đông Thịnh - Tân Khánh 179 182 190

4 HTX Nông nghiệp, DV, TTCN

Nga My 1306 1310 1322

5 HTX dịch vụ nông nghiệp Thanh Ninh 160 151 152

6 HTX nông, lâm nghiệm Tân Kim 349 342 366

7 HTX Nông nghiệp Thượng Đình 278 271 289

8 HTX chăn nuôi, trồng trọt, DVNN Úc Kỳ 239 238 247

Tổng 3371 3437 3466

Trung bình 1 HTX 421 430 433

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015) 4.1.4. Kết quả hoạt động của HTX nông nghiệp ở Phú Bình

Doanh thu bình quân năm 2015 của một hợp tác xã ước đạt 1.715,72 triệu đồng, tăng gần 180 triệu đồng (tương đương 11%) so với doanh thu bình quân năm 2010; doanh thu bình quân của một tổ hợp tác là 343,77 triệu, tăng 55,5 triệu (khoảng 17%) so với doanh thu bình quân năm 2010.

Theo kết quả điều tra hợp tác xã năm 2015, cơ cấu doanh thu của hợp tác xã chủ yếu là doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, chiếm trên 98% trong tổng số. Tỷ trọng doanh thu của các hợp tác xã tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực dịch vụ; chăn nuôi, sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hợp tác xã nông nghiệp huyện phú bình (Trang 72)