Định hướng xây dựng nông thôn mới của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới tại huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 98 - 111)

Trên cơ sở kế hoạch vốn thực hiện Chương trình MTQG giai đoạn 2018- 2020 của Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh giao sẽ thực hiện phân bổ nguồn vốn cụ thểcho các đơn vị để triển khai thực hiện. Đồng thời, xây dựng kế hoạch phân bổ nguồn vốn lồng ghép của các chương trình, dự án giai

đoạn 2018 - 2020 cho các xã đăng ký vềđích nông thôn mới.

Đối với các xã còn lại, thực hiện phân bổ kinh phí từ nguồn vốn trực tiếp của chương trình nông thôn mới và vốn lồng ghép của các chương trình,

dự án để triển khai thực hiện cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống của bà con nhân dân.

Thực hiện lồng ghép nguồn vốn của chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới với nguồn vốn của các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa

bàn để xây dựng nông thôn mới.

Huy động tối đa nguồn lực của của các doanh nghiệp, hợp tác xã, sựđóng

trình. Các nguồn đóng góp đảm bảo theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân cho từng dự án cụ thể.

Xây dựng các chính sách ưu đãi, thu hút các chương trình, dự án đầu tư

trong lĩnh vực phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị góp phần nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo.

4.3.3. Các giải pháp tăng cường huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn

mới tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

4.3.3.1. Giải pháp huy động nguồn lực tài chính

a. Ban hành các cơ chế chính sách kịp thời và phù hợp

- Các cơ chế chính sách cần được ban hành kịp thời phù hợp với từng xã

trên địa bàn huyện. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách về huy động các nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới và lấy ý kiến của nhân dân, cộng đồng

dân cư trước khi ban hành.

- Hoàn thiện cơ chế chính sách hợp lý để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư

vào xây dựng nông thôn mới, thu hút cán bộ trẻ về công tác ở vùng sâu, vùng xa. - Bổ sung và xây dựng mới các chính sách hỗ trợ đối với việc đầu tư xây

dựng kết cấu hạ tầng các khu du lịch, nhất là về giao thông, điện, nước sinh hoạt,

bưu chính viễn thông. Xây dựng các hành lang phát triển đảm bảo cho nền kinh tế của huyện phát triển nhanh, đuổi kịp trình độ phát triển của tỉnh và vùng.

- Bổ sung, cụ thể hóa các giải pháp cơ chế hiện hành và xây dựng các giải pháp mới, đặc thù nhằm xây dựng vùng kinh tế phát triển cả về kinh tế và xã hội,

tương ứng với tiềm năng phát triển của địa phương.

- Việc cải thiện môi trường đầu tư mạnh mẽ hơn nữa là một vấn đề cần

được quan tâm đối với huyện Đà Bắc. Để thu hút được vốn đầu tư cần ra soát lại các văn bản, quy định có liên quan đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài

như lĩnh vực cấp phép đầu tư có điều kiện, lĩnh vực yêu cầu phải xuất khẩu theo một tỷ lệ nhất định, các lĩnh vực mới cho phép làm thí điểm như kinh

doanh, khu vui chơi.

- Tiếp tục cải cách hành chính là nền tảng quan trọng thực hiện hàng loạt các biện pháp hành chính, kinh tế khác, bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng không chỉ trong công tác giải quyết các công việc hành chính mà còn

loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo. Rà soát lại quy trình làm việc, thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và nhà đầu tư, xóa bỏ khe hở dễ bị

lợi dụng để tham nhũng; đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến đất, thủ tục cấp phép xây dựng; tiếp tục triển khai cơ chế một cửa; áp dụng tiêu chuẩn quản lý ISO vào hoạt động của các cơ quan hành chính; nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, thay đổi tư duy của công chức theo hướng thân thiện với hoạt động đầu tư

kinh doanh của doanh nghiệp. Đơn giản các thủ tục giấy tờ, phân cấp mạnh mẽ cho

địa phương, đẩy mạnh chống tiêu cực trong tất cả các khâu: cấp giấy phép, giải phóng mặt bằng và giao quyền sử dụng đất, thuê lao động.

- Điều chỉnh một bước thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài xuống mức trung bình trong khu vực. Điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp

cũng như phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án có vốn

đầu tư nước ngoài.

- Tăng cường các hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam ở nước ngoài, xây dựng các danh mục khuyến khích đầu tư đưa lên mạng.

b. Đa dạng hóa các hình thức huy động

- Vốn là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển công nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện các hoạt động xây dựng mô hình nông thôn mới ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ, còn có sựđóng góp nguồn lực của người dân và các tổ chức xã hội cả về vốn và công sức lao động. Nếu cho

người dân thấy được họlà người hưởng lợi trực tiếp từ việc xây dựng nông thôn mới và giúp họ nhận ra được tầm quan trọng của các hoạt động phát triển thì họ

sẽ hưởng ứng ngày càng nhiệt tình hơn. Để huy động được nguồn lực đáp ứng

được yêu cầu xây dựng nông thôn mới thì cần phải đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực. Do vậy, cần tập trung vào các giải pháp sau:

- Thực hiện lồng ghép nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia,

các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn.

- Huy động tối đa nguồn lực địa phương để tổ chức triển khai, tăng tỷ lệ

vốn thu được từđấu giá quyền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã. - Vận động nhân dân hiến dất

- Huy động tối đa nguồn lực đóng góp của nhân dân, các tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn, các nhà hảo tâm, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự

- Huy động từ bà con xa quê, nguồn vốn này chủ yếu do bà con trong xã

đi làm ăn xa hoặc những người có trình độra ngoài làm ăn, hiện đang sống ởnơi

khác gửi tiền vềđóng góp để xây dựng thôn, xã.

- Tập trung vốn ngân sách ưu tiên cho xây dựng công trình đường giao

thông, các công trình thủy lợi.

- Huy động vốn đóng góp của tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng bảo

dưỡng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Nội dung, hình thức huy động đóng góp tự nguyện của cộng đồng

dân cư thực hiện dân chủcơ sở và sựlãnh đạo của cấp ủy, chính quyền cơ sở. Các khoản đóng góp của cộng đồng, cá nhân đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn bao gồm: Đóng góp xây dựng công trình công cộng của làng, xã bằng công lao

động, tiền mặt, vật liệu, máy móc thiết bị, hiến đất; Đóng góp tự nguyện và tài trợ từ

các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. - Thực hiện rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách trong huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực từ cộng đồng đểđầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn.

c. Đa dạng hóa các hình thức tín dụng

- Cần đa dạng hơn nữa các hình thức tín dụng. Hiện nay chủ yếu là tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng, cần đẩy mạnh tín dụng nhà nước và tín dụng thu mua. Cần thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững thị trường tín dụng nông nghiệp nông thôn. Trong thời gian tới, để tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững thị trường tín dụng nông nghiệp nông thôn, nên có những giải

pháp đồng bộ và mạnh mẽhơn.

+ Thực hiện quy hoạch chi tiết, hình thành các dự án phát triển kinh tế xã hội cho từng xã trong huyện.

+ Tập trung thực hiện các giải pháp để giúp nông dân giảm thiểu rủi ro, an toàn trong sản xuất và kinh doanh tiêu thụ để giúp người dân tự tin, mạnh dạn

hơn trong đầu tư.

- Đào tạo nông dân, hỗ trợ họ trở thành những người chủ thực sự có khảnăng

vay vốn, giải ngân vốn và có ý thức trả nợ. Để thực hiện tốt nội dung này cần:

+ Hình thành các chương trình bồi dưỡng cho các chủ hộ theo từng nhóm

như giàu, nghèo; ngành nghề kinh tế; độ tuổi của chủ hộ.

+ Tổ chức tuyên truyền, tọa đàm để nâng cao ý thức về quyền lợi và nghĩa

vụ trong việc vay vốn của nhà nước.

- Tăng cường hiệu lực của nhà nước đối với việc quản lý vốn của nhà

nước cho nông dân vay để giảm thiểu tối đa rủi ro trong kinh doanh góp phần giảm rủi ro trong tín dụng, tạo cầu ổn định về vốn vay của nông dân.

- Cần mở rộng tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn cả về nguồn vốn, phạm vi và hình thức hoạt động với thủ tục đơn giản, linh hoạt về mức vay.

- Các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần thành lập bộ phận chuyên trách và mở rộng mạng lưới ở những nơi có điều kiện để thực hiện việc huy động vốn. Kết hợp nhiều phương thức cho vay linh hoạt như phương thức cho vay dự án

đầu tư, cho vay hạn mức tín dụng, cho vay hợp vốn, nhằm giúp cho người vay chủđộng trong sử dụng vốn cho phù hợp với chu kỳ sản xuất nông nghiệp, giảm thủ tục vay, tiết kiệm được các chi phí gián tiếp khi tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Các ngân hàng cho vay cần tư vấn cho các hộ sản xuất một phương án theo quy trình khép kín (từ sản xuất - chế biến đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm). Căn

cứ trên kế hoạch, phương án kinh doanh, dự án đầu tư để hoạch định nguồn vốn

đáp ứng sao cho mọi giai đoạn của quy trình được thực hiện thông suốt. Điều này thuận lợi cho cảngười vay và ngân hàng trong quá trình cho vay sản xuất và thu lợi khi sản phẩm được tiêu thụ.

- Tăng cường nhu cầu thực sự về vốn của các hộ nông dân. Để thực hiện các biện pháp này cần: Thực hiện quy hoạch chi tiết, hình thành các dự án phát triển kinh tế xã hội cho từng xã; tập trung thực hiện các giải pháp để giúp nông dân giảm thiểu rủi ro, an toàn trong sản xuất và kinh doanh tiêu thụ để giúp

người dân tự tin, mạnh dạn hơn trong đầu tư.

- Đào tạo nông dân hỗ trợ hợ trở thành những người chủ thực sự có khả năng vay vốn, giải ngân vốn và có ý thức trả nợ. Để thực hiện tốt nội dung này cần: Hình thành các chương trình bồi dưỡng cho các chủ hộ theo từng nhóm hộ như giàu, nghèo, ngành nghề kinh tế, độ tuổi của chủ hộ; đa dạng hóa hình thức

đào tạo, nhấn mạnh giải pháp dạy nghề; tổ chức tuyên truyền, tọa đàm để nâng cao ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc vay vốn của nhà nước.

- Tăng cường hiệu lực của nhà nước đối với việc quản lý vốn của nhà

nước cho nông dân vay để giảm thiểu tối đa rủi ro trong kinh doanh (cả sản xuất và tiêu thụ cho hộ nông dân) góp phần giảm rủi ro tín dụng, tạo cầu ổn định về

d. Tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp và người nông dân

- Cần có các cách làm năng động, sáng tạo, có chính sách khuyến khích

các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn như đầu tư làm công nghiệp,

dịch vụ trên địa bàn nông thôn. Qua đó góp phần giải quyết việc làm cho

người lao động, chuyển dịch lao động trực tiếp làm nông nghiệp sang làm dịch vụ, làm công nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho lao động nông thôn. Tạo sự liên kết chặt chẽ, hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất, chế

biến, tiêu thụ sản phẩm.

- Thực hiện tốt hơn nữa chương trình giảm nghèo ở nông thôn, hỗ trợ

nông dân về vốn để tăng gia phát triển sản xuất, nâng cao đời sống; nhân rộng

các cách làm hay, mô hình điển hình trong phát triển nông nghiệp.

- Việc liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân cũng có nhiều hình thức

đa dạng. Các doanh nghiệp có thể cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân với giá thành và lãi suất thấp và có nhiều hình thức hỗ trợ cho nông dân khi thu mua, như hỗ trợ chi phí vận chuyển, mua với giá cao hơn giá thịtrường.

- Các doanh nghiệp nên tham gia chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân, liên kết với người nông dân tạo thành một mô hình khép kín, trong

đó nông dân góp đất, doanh nghiệp phụ trách từ giống tới sản xuất, chế biến và làm

thương hiệu. Đổi lại người nông dân có thể cùng làm cùng hạch toán với doanh nghiệp, hoặc chỉ cần góp đất và nhận một phần nông sản thu hoạch vào cuối vụ.

- Nhà nước cần triển khai các khoản hỗ trợ kinh phí ở mức hạn hẹp cho doanh nghiệp làm nghiên cứu và đổi mới công nghệ, trao các giải thưởng, hoặc dùng quỹ phát triển KH&CN để cho doanh nghiệp vay vốn lãi suất thấp thực hiện các dựán đổi mới công nghệ. Bên cạnh đó nhà nước có thể lồng ghép triển khai những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, không chỉ vềcơ giới hóa mà trên nhiều lĩnh vực khác như giống, quản lý đất và nước, công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho một nền nông nghiệp phát triển bền vững.

- Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi chính sách theo hướng ưu tiên hơn nữa đối với các dựán đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn so với các dự án khác.

-Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, giải phóng mặt bằng, bố

trí vốn đối ứng. Đồng thời thực hiện các giải pháp tăng cường khả năng thu hút

và sử dụng các nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế.

- Khuyến khích dân đầu tư vào sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực: sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chế biến nông lâm, thủy sản và dịch vụ nông thôn.

Kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có công đầu tư phát triển ngành nghề, phát triển thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện có việc làm từ việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng lớn thuộc phạm vi cộng đồng, có thiết kế phức tạp người dân không có khảnăng triển khai thi công được. Bên cạnh đó đối với các công trình có quy mô nhỏ, thiết kế không phức tạp, các doanh nghiệp có thể

hỗ trợ cho cộng đồng dân cư về kỹ thuật, máy móc nhằm nâng cao khối lượng và giá trị công trình, tiết kiệm được các chi phí vềthuê máy móc và tư vấn kỹ thuật.

- Với đặc thù là huyện vùng cao với nhiều lợi thế để phát triển các lĩnh

vực như du lịch sinh thái cộng đồng; phát triển nghề nuôi trồng thủy sản; chăn nuôi đại gia súc; phát triển lâm nghiệp bền vững. Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc cần xây dựng Nghị quyết phát triển một số lĩnh vực lợi thế của

địa phương; xây dựng kế hoạch lộ trình thực hiện cụ thể; khuyến khích, kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư nguồn lực tài chính, nhân dân đóng góp đất đai, nhân công để triển khai thực hiện. Kết qủa đem lại sẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới tại huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 98 - 111)