Ảnh hưởng của cơ chế, chính sách và năng lực Ban quản lý chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới tại huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 89 - 94)

trình xây dựng nông thôn mới

a. Yếu tố thuộc về cơ chế chính sách

Bảng 4.16. Ảnh hưởng của nhóm các yếu tố vềcơ chế, chính sách và năng

lực Ban quản lý chương trình xây dựng nông thôn mới

Chỉ tiêu

Rất ảnh

hưởng Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng SL (n=165) CC (%) SL (n=165) CC (%) SL (n=165) CC (%) SL (n=165) CC (%) 1. Chính sách của nhà nước trong việc huy động nguồn lực cho xây dựng NTM 97 58,72 40 24,17 18 11,37 9 5,74 2. Phương pháp huy động nguồn lực 99 60,28 47 28,69 11 6,82 7 4,21 3. Khả năng đầu tư của ngân sách và toàn xã hội 133 81,05 23 14,31 6 3,41 2 1,23 4. Công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích huy động nguồn lực 105 65,81 42 25,76 8 5,17 5 3,26 5. Sự phối hợp giữa các ban, ngành trong việc huy động nguồn lực. 109 66,43 40 24,38 9 5,48 6 3,71 6. Cơ chế gắn kết, lồng ghép giữa các chương trình, dự án trên địa bàn với việc huy động nguồn lực cho xây dựng NTM 106 64,59 44 27,12 8 5,13 5 3,16

Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến việc huy

Bắc, nghiên cứu tiến hành khảo sát các đối tượng có liên quan trong thực hiện

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, kết qủa khảo sát được tổng hợp tại bảng 4.16 cho thấy:Yếu tố chính sách của nhà nước được đánh giá là

có ảnh hưởng tới việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới, có tổng số 82,89 % số ý kiến đánh giá là rất ảnh hưởng và ảnh hưởng. Thực tế cho thấy chính sách của nhà nước quyết định sự tham gia của người dân và các tổ chức

đoàn thể trong xã hội và các hoạt động của chương trình xây dựng nông thôn mới

và thông qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng góp vốn đối ứng của người dân trong xây dựng các hạng mục công trình cho nông thôn mới.

Trong 3 năm giai đoạn 2015 - 2017 Ủy ban nhân dân các xã đã xây dựng nhiều chính sách huy động đầu tư kinh phí cho xây dựng các hạng mục công trình

cơ bản, cũng như việc xây dựng các thiết chếvăn hóa nhằm tuyên truyền, triển khai các nhiệm vụ chính trị của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng. Kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới ở Đà Bắc đã thể hiện được sự đoàn kết, thống nhất cao trong việc triển khai thực hiện các chủtrương, chính sách, nhiệm vụ

cụ thể của chương trình nông thôn mới của cả hệ thống chính trị từxã đến cơ sở, sự đồng tình, hưởng ứng của toàn thểnhân dân trên địa bàn các xã.

Phương pháp huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới được

đánh giá ở mức rất ảnh hưởng và ảnh hưởng, chiếm tỷ lệ 88,97%. Thực tế điều tra ở các xã cho thấy, đội ngũ cán bộ làm công tác nông thôn mới chủ yếu là làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và chưa được đào tạo cơ bản nên quá trình triển khai thực hiện còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế, phương pháp tổ chức huy

động nguồn lực trong dân và nguồn lực từ xã hội chưa thật sự hiệu quả.

Khả năng đầu tư của ngân sách và toàn xã hội cho xây dựng nông thôn mới được đánh giá ở mức rất ảnh hưởng và ảnh hưởng chiếm tỷ lệ 95,36%. Việc

đầu tư ngân sách cho xây dựng nông thôn mới chưa được đầu tư đồng bộ, nhất là

đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng như: thủy lợi, giao thông, trường học, trạm y tế, nước sạch, nhà văn hóa.

Công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích huy động nguồn lực cho xây dựng nôn thôn mới được đánh giá ở mức rất ảnh hưởng và ảnh hưởng, chiếm tỷ lệ 91,57%.

Trong 3 năm giai đoạn 2015 - 2017 triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 19 xã trên địa bàn huyện Đà Bắc đã đạt

phòng an ninh. Để có được những kết qủa này, công tác triển khai, tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã được triển khai sâu rộng, liên tục trên địa bàn huyện Đà Bắc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, công tác tuyên truyền ở một sốđơn vịđể huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới còn chưa toàn diện, mới chỉ tập trung vào tuyên truyền, vận động về nội dung xây dựng cơ sở hạ tầng, còn nội dung phát triển sản xuất, văn hóa, xã hội,

môi trường chưa được quan tâm huy động. Chính điều này đã làm cho người dân

chưa hiểu đầy đủ, toàn diện về mục đích, nội dung và vai trò củ mình trong xây dựng nông thôn mới.

Sự phối hợp giữa các ban, ngành trong việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới được đánh giá là rất ảnh hưởng và có ảnh hưởng, chiếm tỷ

lệ 90,81%.

Qua tìm hiểu thực tếở các xã cho thấy, công tác phối kết hợp giữa các ban

ngành đoàn thểchưa thật sự chặt chẽ, vai trò của các thành viên Ban chỉđạo, Ban quản lý nông thôn mới chưa làm hết chức năng, nhiệm vụvà chưa thật sự sâu sát

trên địa bàn.

Cơ chế gắn kết, lồng ghép giữa các chương trình, dự án trên địa bàn với việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới, được đánh giá là rất ảnh

hưởng và có ảnh hưởng chiếm tỷ lệ 91,71%.

Như vậy, với 6 tiêu chí nghiên cứu tiến hành khảo sát thì có 2 trong 6 tiêu

chí được đánh giá là rất ảnh hưởng và có ảnh hưởng chiếm tỷ lệ cao nhất là ảnh

hưởng của công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích huy động nguồn lực và

ảnh hưởng của cơ chế gắn kết, lồng ghép giữa các chương trình, dự án trên địa bàn với việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.

b. Yếu tố thuộc về Ban quản lý xây dựng nông thôn mới

Chưa có cán bộ chuyên trách: Năng lực lãnh đạo quản lý của cán bộ, đảng viên là nhân tố quyết định cho việc xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là cán bộ

chuyên trách. Trên thực tế Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm vì thế việc bị chi phối bởi công tác hành chính đã khiến cho sự tập trung chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới hiệu quả đạt chưa

cao. Cán bộ kiêm nhiệm tại các xã hầu như không thểđảm đương được, trình độ năng lực còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó việc tham gia các lớp đào tạo, tập huấn còn ít, kiến thức thu nhận được từ các buổi tập huấn chưa nhiều đã gây lúng túng

Trình độ cán bộ tuyên truyền còn yếu: Tiến hành xây dựng nông thôn mới

trước tiên cần làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức trong cộng đồng về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của nhà

nước về xây dựng nông thôn mới. Đối với Đà Bắc, một huyện có trình độ dân trí thấp nên phần lớn người dân chưa hiểu rõ về nội dung, ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới, vì thế công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ là một công việc hết sức quan trọng.

Hộp 4.2. Thiếu cán bộ chuyên trách

"Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể, để triển khai thực hiện được chương trình cần phải cập nhật, nghiên cứu rất nhiều các văn bản, chính sách, tài liệu liên quan, tuy nhiên văn bản chính sách lại thường xuyên được thay đổi, bổ xung gây rất nhiều khó khăn cho chúng tôi, bên cạnh đó chúng tôi còn rất nhiều công việc chuyên môn khác nên kiêm thêm lĩnh vực NTM làm ảnh hưởng rất nhiều tới công việc của chúng tôi. Do vậy rất cần đội ngũ cán bộ chuyên trách"

Nguồn: Phỏng vấn sâu Ông Phạm Minh Sơn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đà Bắc. Thời gian: 8h30 ngày 21/11/ 2017, tại Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Biểu 4.17. Trình độ chuyên môn của cán bộ thuộc Chương trình MTQG xây

dựng nông thôn mới của 3 xã nghiên cứu

Diễn giải Sốlượng (n = 45) Cơ cấu (%)

- Phân theo trình độ chuyên môn

Trên đại học 0 0 Đại học 8 17,7 Cao đẳng 13 28,9 Trung cấp 24 53,4 - Phân theo trình độ chính trị Cao cấp 0 0 Trung cấp 5 11,1 Sơ cấp 11 24,4

Chưa qua đào tạo 29 64,5

Do đó, vai trò của cán bộ trong xây dựng nông thôn mới là định hướng

cho người dân trong việc xây dựng nông thôn mới nên trình độ cán bộ làm công tác tuyên truyền có ảnh hưởng rất lớn tới việc huy động và sử dụng các nguồn lực vào xây dựng nông thôn mới.

Qua bảng trên ta thấy, đội ngũ cán bộ thuộc chương trình MTQG xây

dựng nông thôn mới điều tra điểm tại 3 xã Tu Lý, Mường Tuổng, Đoàn Kết

cho ta thấy trình độ chuyên môn chủ yếu là trung cấp chiếm 53,4 %, cán bộ có

trình độcao đẳng chiếm 28,9%, cán bộ có trình độđại học chiếm tỷ lệ rất thấp 17,7%. Về trình độ chính trị, cán bộ chưa qua đào đạo chiếm tỷ lệ cao nhất

64,5%, trình độ trung cấp chiếm 11,1%, sơ cấp 24,4% và không có cán bộ có

trình độ chính trị là cao cấp. Với trình độ chuyên môn chưa cao, từđó dẫn đến tình trạng các cán bộ rất mơ hồ và lúng túng vềphương pháp lãnh đạo, chỉ đạo hoặc chưa thực sự vào cuộc bằng trách nhiệm của mình.

Xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể, lâu dài, đòi hỏi

cán bộ làm chương trình phải có trình độ, năng lực và có kinh nghiệm, biết

đoàn kết, tập hợp nhân dân, phát huy sức mạnh của dân và nắm vững chuyên môn nghiệp vụ nhất là lĩnh vực quản lý nhà nước và thực hiện lồng ghép các

chương trình, dự án, do vậy, đây là yếu tốkhó khăn trong xây dựng nông thôn mới ở Đà Bắc.

Thu chi chưa được minh bạch công khai; chất lượng công trình sau khi

thi công chưa đảm bảo.

Muốn người dân tin tưởng, đồng tình tham gia thực hiện chương trình

nông thôn mới thì tất cả mọi việc đều phải công khai, minh bạch nhất là việc sử dụng và quản lý tài sản. Một thực tế xẩy ra ở Huyện Đà Bắc là Ban chỉ đạo, Ban quản lý chương trình tại một số xã làm việc chưa hiệu quả, lỏng lẻo trong việc quản lý tài chính, quá trình triển khai thi công chưa bám sát và áp dụng

quy định của nhà nước do đó dẫn đến tình trạng nguồn ngân sách của nhà

nước đầu tư rất nhiều vào các xã để xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng hiệu quả và kết quảđem lại còn ở mức thấp. Đây là một yếu tố ảnh hưởng tới việc huy động và sử dụng các nguồn lực vì vậy giải quyết được sựbăn khoăn này của người dân thì việc huy động các nguồn lực sẽ dễdàng hơn.

Hộp 4.3. Thu chi chưa được công khai minh bạch

"Tôi thấy cứ kêu gọi mọi người tham gia xây dựng NTM, hiến đất, đóng góp ngày công, tiền của nhưng chưa bao giờ thấy cán bộ xã hay thôn công khai các khoản thu chi, chúng tôi chỉ biết góp công, góp của còn các ông đấy làm gì thì chúng tôi cũng chịu chỉ mấy ông ở trên đấy biết thôi"

Nguồn: Phỏng vấn sâu Bà Lường Thị Mai, người dân xóm Cang, xã Đoàn Kết. Thời gian: 10h ngày 15/11/2017, tại UBND xã Đoàn Kết

Một vấn đề cần quan tâm và lưu ý trong năng lực của Ban quản lý Chương

trình xây dựng nông thôn mới tại xã Đoàn Kết (là xã có số tiêu chí đạt được thấp nhất trên địa bàn huyện Đà Bắc) đó là việc lập, xây dựng kế hoạch hàng năm, kế

hoạch từng giai đoạn về thực hiện chương trình nông thôn mới. Công tác lập kế

hoạch thực hiện một cách rất chủ quan, thiếu sự điều tra thông tin, việc lập kế

hoạch chưa có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân không được tham gia, bàn bạc, không biết về việc quy hoạch, kế hoạch triển khai thực hiện, thiếu sợ điều tra thông tin do đó đã dẫn đến không ít tình trạng việc huy động nguồn lực từ cộng đồng không sát với thực tế. Nhiều nội dung trong xây dựng các công trình công cộng như đường, công trình thủy lợi, trạm y tế, trường học, nhà văn

hóa... không tính toán đưa ra bàn bạc, nhiều công trình có khi chưa cần tới nhưng

lại đầu tư gấp rút để hoàn thành nhưng công năng sử dụng không được phát huy.

Trong khi đó một số dự án cấp thiết cho nhân dân lại không được chú trọng đầu

tư triển khai, chậm trễ trong việc huy động giải ngân vốn, không phát huy, huy

động được sự vào cuộc mạnh mẽ của nhân dân dẫn đến tình trạng không giải

phóng được mặt bằng, công trình đầu tư kéo dài, làm giảm niềm tin của nhân dân vào việc xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới tại huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 89 - 94)