Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 42 - 51)

3.1.2.1. Thực trạng sử dụng đất đai huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Đất là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu không thể thay thế được. Đất là nơi con người sinh sống hàng ngày, lao động để tạo ra của cải vật chất. Vì vậy việc phân bổ đất làm sao cho hợp lý là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Việc phân bổ đất của huyện Thuận Châu được thể hiện rõ ở bảng 3.1.

Đất đai của huyện Thuận Châu có tổng diện tích đất tự nhiên là 153.873 ha trong đó đất nông nghiệp là 113.075,4 ha, chiếm 73.49% tổng diện tích đất tự nhiên, cụ thể: đất trồng cây lâu năm 4.811,6 ha, chiếm 4,26%; đất rừng sản xuất 3.312,8 ha, chiếm 2,93%; đất rừng phòng hộ 61,231,2 ha, chiếm 54,15%; đất rừng đặc dụng 4.726,1 ha, chiếm 4,18%, các loại đất nông nghiệp còn lại 34.543,1 ha. Huyện có 36.520,7 ha đất chưa sử dụng, chiếm 23,73% tổng diện tích tự nhiên (trong đó đồi núi chưa sử dụng là 30.965,9 ha, chiếm 84,79%, đất núi đá không có rừng cây 5.554,9 ha, chiếm 15,21% diện tích đất chưa sử dụng). Tuy phần lớn đất chưa sử dụng là đất dốc nhưng đây vẫn là quỹ đất có tiềm nănglớn đưa vào khai thác sử dụng, đặc biệt là phát triển nông lâm nghiệp (Phòng Tài nguyên môi trường huyện Thuận Châu, 2018).

Bảng 3.1. Tình hình phân bố và sử dụng đất giai đoạn tại huyện Thuận Châu 2016 – 2018

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

DT (ha. CC (%) DT (ha. CC (%) DT (ha. CC (%) 2018/2017 2017/2016 Tốc độ PTBQ

I. Tồng diện tích tự nhiên 153.873 100 153.873 100 153.873 100 100 100

1. Đất nông nghiệp 113.075 73,49 113.764 73,93 115.718 75,2 100,61 101,72 1,16

1.1 Đất sản xuất NN 39.354 25,57 39.925 25,95 40.605 26,39 101,45 101,7 1,58

- Đất trồng cây hàng năm 34.543 22,45 34.329 22,31 34.231 22,25 99,38 99,71

- Đất trồng cây lâu năm 4.811 3,13 5.596 3,64 6.374 4,14 116,32 113,9 15,10

1.2 Đất lâm nghiệp 74.720 48,56 74.838 48,64 75.113 48,81 100,16 100,37 0,26

2.Đất phi nông nghiệp 4.277 2,78 4.280 2,78 4.285 2,78 100,07 100,12 0,09

3. Đất chưa sử dụng 36.521 23,73 35.829 23,29 33.870 22,01 98,11 94,53

II. Chỉ tiêu bình quân

1. Đất NN/hộ 3,35 - 3,31 - 3,25 - 98,81 98,19

2. Đất NN/ khẩu 0,68 - 0,61 - 0,53 - 89,71 86,89

Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Thuận Châu (2018)

30

Biểu đồ 3.1. Tình hình đất đai của huyện Thuận Châu

Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Thuận Châu (2018)

Diện tích đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng của toàn huyện không có nhiều biến động lớn qua 3 năm, sự biến động nhỏ của đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng là do một số diện tích đất được chuyển thành đất nhà ở, đất cho các công trình an sinh xã hội như nước sạch, nhà văn hóa, sân bống đá, tuy nhiên sự biến đổi này là nhỏ nên không có những ảnh hưởng đáng kể tới cơ cấu diện tích đất (Phòng Tài nguyên môi trường huyện Thuận Châu, 2018).

Đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã. Qua 3 năm diện tích đất nông nghiệp có sự tăng lên do trong hai năm 2016 - 2017 huyện Thuận Châu triển khai mở rộng khai thác đất dốc để trồng cây Sơn Tra và cây Sa Nhân. Năm 2015 diện tích đất nông nghiệp đạt 113.075 ha chiếm 73,49%. Đến năm 2017 diện tích đạt 115.718 ha chiếm 75,2% tổng diện tích đất tự nhiên. Nguyên nhân là do dân số tăng nhẹ cần đất ở và sử dụng cho các công trình an sinh xã hội và việc tiếp tụp chuyển đổi đất dốc chưa sử dụng để trông cây công nghiệp lâu năm.

Đất trồng cây lâu năm có sự thay đổi. Diện tích năm 2015 là 4.811 ha chiếm 3,13% tổng diện tích đất tự nhiên. Năm 2016 tăng lên đạt 5.596 ha chiếm 3,64% đến năm 2017 diện tích tăng lên là 6.374 ha và chiếm 4,14% vì ngày càng có nhiều hộ tham gia vào trồng các loại cây công nghiệp lâu năm nên mỗi năm đều có sự tăng lên về diện tích.

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

113075 113764 115718

4277 4280 4285

36521 35829 33870

Đất phi nông nghiệp: đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2015 có 4.277ha chiếm 2,78%, tuy nhiên đến năm 2017 diện tích có xu hướng tăng lên là 4.285ha chiếm 2,78% tổng diện tích đất tự nhiên. Do điều kiện vật chất giao thông đi lại của huyện chưa ổn định hàng năm vẫn phải mở rộng cơ sở hạ tầng, các nhà văn hóa, các trường tiểu học, mầm non và do sự gia tăng dân số của xã nên nhu cầu về nhà ở tăng lên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diện tích đất chưa sử dụng năm 2015 là diện tích 36.521 ha (chiếm 23,73% tổng diện tích đất tự nhiên) đến năm 2017 là 33.870 ha (chiếm 22,01% diện tích đất tự nhiên). Diện tích này tương đối lớn và có sự suy giảm do một phần diện tích đất dốc đồi núi được khai thác chuyển đổi để trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, còn lại chủ yếu là các núi đá vôi xen lẫn một ít đất, cần có kế hoạch khai thác triệt để nguồn tài nguyên này.

Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên hộ và đất nông nghiệp trên khẩu có xu hướng giảm nhẹ, do một số gia đình chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang lâm nghiệp hoặc phi nông nghiệp như đất ở, đất cho sản xuất kinh doanh khác.

3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Trong quá trình sản xuất, lao động luôn là một yếu tố đầu vào hết sức quan trọng. Dân số và lao động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, dân số tăng dẫn tới lực lượng lao động tăng. Sự biến động của dân số và lao động ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế và sự phát triển chung của toàn xã hội. Một mặt tạo ra tiềm lực để phát triển, một mặt lại cẳn trở sự phát triển khi vấn đề việc làm, đời sống nhân dân không được đảm bảo. Huyện Thuận Châu có 28 xã và 1 thị trấn, vì vậy mà sự phân bố dân số và lao động như thế nào để đảm bảo sự ổn định và phát triển là hết sức quan trọng. Nội dung này được thể hiện rõ ở bảng 3.2:

Qua bảng 3.2 ta thấy dân số huyện Thuận Châu có xu hướng tăng lên qua các năm. Số người trong độ tuổi lao động năm 2017 là 118.588 người tăng so với năm 2016 là 1,26%, năm 2018 là 120.071 người tăng so với năm 2017 là 1,25%. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp thấp năm 2015 là 15,93%, năm 2014 là 15,95%, năm 2015 tăng lên 15,96%. Điều này cho thấy rất rõ dân cư của huyện sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Hàng năm tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tăng nhiều hơn so với lao động nông nghiệp do có nhiều hộ gia chuyển sang kinh doanh, buôn bán hoặc đi về các thành phố để làm thuê và đi làm các ngành nghề khác.

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động huyện Thuận Châu giai đoạn 2016 - 2018

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 2017/2016 2018/2017 Tốc độ PTBQ

I. Tổng số nhân khẩu Khẩu 161.462 100 163.480 100 165.524 100 101,24 101,25 1,25

1-Nam Người 81.134 50,25 82.263 50,32 82.817 50,39 101,39 100,67 1,03

2-Nữ Người 80.328 49,75 81.217 49,68 82.709 49,61 101,11 101,84 1,47

II. Tổng số hộ Hộ 32.906 100 33.357 100 33.791 100 101,37 101,3 1,34

1-Hộ nông nghiệp Người 30.056 91,34 30.471 91,35 30.874 91,37 101,38 101,32 1,35

2-Hộ phi nông nghiệp Người 2.850 8,66 2.886 8,65 2.917 8,63 101,26 101,07 1,17

III. Tổng số lao động Người 117.124 100 118.588 100 120.071 100 101,25 101,25 1,25

1. Lao động nông nghiệp Người 98.466 84,07 99.672 84,05 100.907 84,04 101,22 101,24 1,23

2. Lao động phi nông nghiệp Người 18.658 15,93 18.916 15,95 19.164 15,96 101,38 101,31 1,35

IV. Chỉ tiêu bình quân

1. BQNK/hộ Người 4,91 - 4,9 - 4,9 - 99,8 100

2. BQLĐ/hộ Người 3,56 - 3,56 - 3,55 - 100 99,72

Nguồn: Văn phòng UBND huyện Thuận Châu (2018)

33

Lao động nam và lao động nữ có sự biến độngkhá đồng đều. Như vậy tình hình dân số và lao động của huyện Thuận Châu có xu hướng tăng lên qua các năm do kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ sinh cao hơn tỷ lệ tử. Mức tăng của lao động nông nghiệp chậm hơn lao động phi nông nghiệp. Nguồn lao động đủđể phát triển kinh tế xã hội nói chung và của nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên chất lượng của lao động chưa cao. Do vậy, trong thời gian tới cần có chính sách phát triển hơn nữa trong công tác đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật, giáo dục để nâng cao trình độ cho người dân. Hiện nay người trong độ tuổi lao động của toàn huyện là 120.071 người (2018), trong đó lao động nữ chiếm khoảng 46% tổng số nhân khẩu toàn xã, trong đó đa số là lao động nữ là người dân tộc thiểu số.

Qua bảng 3.2 ta còn thấy được bình quân nhân khẩu trong hộ có xu hướng giảm dần. Năm 2016 bình quân mỗi hộ có 4,91 nhân khẩu/hộ thì đến năm 2018 số nhân khẩu trong hộ giảm còn 4,9 nhân khẩu/hộ. Do công tác KHHGĐ đang ngày càng được phổ biến và tuyên truyền sâu rộng hơn.

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Thuận Châu 3 năm 2016-2018

Qua bảng 3.3 ta thấy tổng giá trị sản xuất của xã liên tục tăng qua các năm, bình quân tăng 10%. Trong những năm gần đây sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với sự phát triển chung của đất nước, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành CN – TTCN, thương mại dịch vụ.

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2017 là 1488.37 tỷ đồng (tăng 46.43 tỷ đồng so với năm 2016) và năm 2018 là 1548.60 tỷ đồng (tăng 60.23 tỷ đồng so với năm 2017). Như vậy trong giai đoạn 2016 – 2018 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đã tăng lên 106,66 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,3%. Nông nghiệp là ngành sản xuất chính và quan trọng nhất của huyện Thuận Châu, đa số người dân trong huyện đều tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Ngoài việc trồng lúa, ngô, khoai, sắn thì nhiều hộ nay đã dần chuyển sang trồng các loại cây dược liệu, cây công nghiệp và cây ăn quả khác để tăng thêm thu nhập và phục vụ nhu cầu của người dân.

Giá trị sản xuất ngành CN - TTCN ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân/năm là 8.5%. Cụ thể, năm 2016 đạt 1112.09 tỷ đồng đến năm 2017 đạt 1216.19 tỷ đồng (tăng 104,1 tỷ đồng so với năm 2016) và năm 2018 đạt 1309 tỷ đồng (tăng 92,81 tỷ đồng so với năm 2017). Giá trị sản xuất ngành CN - TTCN liên tục tăng qua 3 năm đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của xã, nâng cao đời sống vật chất và thu nhập cho người dân.

Bảng 3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Thuận Châu giai đoạn 2016 – 2018 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

SL CC SL CC SL CC

2017/2016 2018/2017 Tốc độ PTBQ

(Tỷ.đ) (%) (Tỷ.đ) (%) (Tỷ.đ) (%)

I.Tổng giá trị sản xuất 4.307,06 100 4.744,56 100 5.239,80 100 110,16 110,44 10,30

1. Nông nghiệp 1.441,94 33,48 1.488,37 31,37 1.548,60 29,55 103,22 104,05 3,63

1.1 Trồng trọt 1.025,36 23,81 1.046,53 22,06 1.060,23 20,23 102,06 101,31 1,69

1.2 Chăn nuôi 416,58 9,67 441,84 9,31 488,37 9,32 106,06 110,53 8,27

2. CN – TTCN 1.112,09 25,82 1.216,19 25,63 1.309,00 24,98 109,36 107,63 8,49

3. TM – DV 1.753,03 40,7 2.040,00 43 2.382,20 45,46 116,37 116,77 16,57

II. Chỉ tiêu bình quân

1. GTSX/hộ 0,13 - 0,14 - 0,16 - 108,67 109,02 10,94

2. GTSX/người 0,03 - 0,03 - 0,03 - 108,8 109,07

3. GTSX/lao động 0,04 - 0,04 - 0,04 - 108,8 109,07

Nguồn: UBND huyện Thuận Châu (2018)

35

Giá trị sản xuất ngành thương mại dịch cũng có những bước chuyển biến lớn với tốc độ tăng trưởng bình quân/năm là 16,57%. Cụ thể, năm 2016 đạt 1753.03 tỷ đồng đến năm 2017 đạt 2040 tỷ đồng (tăng 286,97 tỷ đồng so với năm 2016) và năm 2018 đạt 2382,2 tỷ đồng (tăng 342,2 tỷ đồng so với năm 2017). Ngành thương mại dịch vụ là ngành mang lại lợi nhuận cao nhất trong các ngành kinh tế của huyện Thuận Châu, vì vậy mà cần phải được duy trì, phát huy tốt hơn nữa để phù hợp với thế mạnh của địa phương, mang lại lọi ích cho xã hội, cộng đồng.

3.1.2.4. Đặc điểm về cơ sở hạ tầng huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Cơ sở kỹ thuật là một yếu tố không thể thiếu trong mọi quá trình sản xuất, nó là yếu tố quyết định đến năng suất lao động, đến hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Cơ sở kỹ thuật giúp hạn chế ảnh hưởng xấu của thiên nhiên đến hiệu quả sản xuất, tạo ra phương tiện và điều kiện tốt nhất cho sản xuất. Bên cạnh đó nó còn tạo ra cơ hội cho tái sản xuất mở rộng, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

Nhìn chung tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện khá khang trang, hiện đại và thuận lợi cho việc phát triển sản xuất đặc biệt là hoạt động TM – DV và nâng cao mức sống cho nhân dân, phù hợp với mục tiêu CNH – HĐH của đất nước.

* Về giao thông: Mạng lưới giao thông của huyện Thuận Châu trong những năm qua đã có bước phát triển, tuy nhiên vẫn còn rất hạn chế do địa hình chủ yếu là đồi núi cao, hiểm trở nên đường xá đi lại là rất khó khăn. Hiện nay huyện đang đẩy nhah tiến độ thi công các tuyến đường giao thông trọng điểm về vùng sâu, vùng xa, hướng dẫn các xã làm đường giao thông nông thôn theo dự án xây dựng nông thôn mới. Toàn huyện đã đã triển khai thi công và hoàn thiện 44 tuyến đường với chiều dài 36.24 km (2017). Lũy kế đến nay đã cứng hóa được 209.1 km đường đến bản của 28 xã, đạt tỷ lệ 29,47% trên tổng số km đường đến bản; có 349/349 bản có đường giao thông đến bản được cứng hóa, đạt 63,57% tổng số bản trên địa bàn. Nhìn chung, hệ thống giao thông trên toàn huyện được phân bố hợp lý, thuận lợi về hướng, tuyến, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại và giao lưu hàng hóa với các xã, huyện lân cận. Thường xuyên chỉ đạo các xã tu sửa đường giao thông hằng năm để đảm bảo an toàn, thông thoáng và dễ dàng đi lại (UBND huyện Thuận Châu, 2018).

* Về hệ điện và thông tin liên lạc: Hoạt động văn hoá thông tin của huyện có nhiều đổi mới cả về nội dung và hình thức, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ kinh tế - chính trị của địa phương, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá tinh thần của người dân trong huyện. Các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì và phát triển trên toàn bộ các xã.

Hiện nay 90% các xã đã có nhà văn hoá, sân chơi. Phong trào xây dựng xã văn hoá, thôn văn hoá, gia đình văn hoá và bài trừ các tệ nạn xã hội được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia (UBND huyện Thuận Châu, 2018).

* Về hệ thống nước phục vụ sinh hoạt: Hiện nay huyện hoàn thiện 100% hệ thống nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân. Cuộc sống vệ sinh an toàn khá tốt. Tuy nhiên hệ thông nước còn chưa đắp ứng nhu cầu của toàn huyện do nguồn nước chủ yếu là dẫn từ các dòng suối nhỏ ở các khe núi về nên một số nơi còn thiếu nước vào mùa khô. Vì vậy mà cần phải có chính sách lâu dài về hệ thống nước sách này để người dân yên tâm an cư lạc nghiệp, góp phần vào sự ổn định xã hội và phát triển kinh tế (UBND huyện Thuận Châu, 2018).

* Về giáo dục - y tế và các công trình phúc lợi khác:

- Về giáo dục: Huyện đã tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 42 - 51)