Lúa đang vào chắc trên đồng bằng Thangone

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của đồng bằng thangone, huyện xaythany, thủ đô viêng chăn, cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 50 - 54)

b. Chăn nuôi

Về chăn nuôi đang có xu hướng phát triển chiếm vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp. Những năm vừa qua được sự hỗ trợ của Nhà nước về chính sách ưu đãi cho phát triển chăn ni, nhiều hộ gia đình được ngân hàng cho vay vốn để phát triển chăn nuôi. Năm 2014 tổng số gia súc, gia cầm trên địa bàn có 428 con trâu, 835 con bị, 625 con dê, 3.204 con lợn, 28.454 con gia cầm các loại... Qua điều tra 60 hộ cho thấy, các hộ chủ yếu chăn nuôi theo quy mô nhỏ lẻ trong các hộ gia đình (59/60 hộ), 01 hộ gia đình khơng có chăn ni.

c. Lâm nghiệp

Cơng tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng đã được triển khai thực hiện tốt; duy trì việc khoanh ni bảo vệ và phịng chống cháy rừng. Đến nay tổng diện tích đất lâm nghiệp của khu này có khoảng 45 ha, chiếm 1,25%, của diện tích đất đồng bằng Thangone. Rừng là loại rừng sản xuất trồng keo làm nguyên liệu giấy.

d. Nuôi trồng thuỷ sản

Mấy năm trước, trong khu vực đồng bằng Thangone có 50 ha ao ni cá và tôm nhưng đến năm 2015 thì khơng cịn hộ nào ni nữa do giá cả thấp, không mang lại lợi nhuận cho người nuôi.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a. Dân số

Theo số liệu thống kê năm 2014 dân số của huyện Xaythany là 30.309 hộ gia đình với 168.684 người. Nữ có 84.695 người. Mật độ dân số bình quân là 199 người/km2.

Trong vùng đồng bằng Thangone có 8.497 người, mật độ dân số bình qn của khu vực này chỉ có 24 người/km2.

b. Lao động - việc làm

Lao động: Lực lượng lao động ở huyện khá dồi dào với 89,312 người

(năm 2014), chiếm 52,94% dân số tồn huyện. Lao động trong ngành nơng - lâm nghiệp, chất lượng nhìn chung cịn thấp, chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo. Lao động được đào tạo có kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp.

Trong vùng đồng bằng Thangone có1.523 người lao động chiếm 17.93%

rất ít làm nghề nghiệp khác như cán bộ công chức của Nhà nước, kinh doanh buôn bán nhỏ, công nhân trong nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, lao động xây dựng và làm thuê các ngành nghề khác.

Trong thời gian tới để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhất là trong thời kỳ cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước thì việc đào tạo, nâng cao chất lượng trình độ lao động cần được quan tâm và chú trọng đầu tư, đây là vấn đề quan trọng hàng đầu để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

Việc làm: Trong những năm qua, vấn đề giải quyết việc làm được gắn với

thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chú trọng phát triển tiểu thủ cơng nghiệp, dịch vụ và các loại hình ngành nghề thích hợp. Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của các chương trình kinh tế để tham gia giải quyết việc làm; khuyến khích phát triển các tổ hợp sản xuất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở những vùng có điều kiện; khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế trang trại để thu hút lao động, giải quyết việc làm.

c. Thu nhập và mức sống

Trong mấy năm gần đây, đời sống nhân dân trong khu vực này cũng

được nâng lên rõ rệt. Các chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng, Nhà nước đã tác động tích cực đến sự phát triển sản xuất. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đưa năng suất sản lượng, giá trị sản phẩm hàng hoá ngày càng tăng. Cơng tác xố đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, hộ trung bình, khá tăng lên, hộ nghèo các năm đều giảm.

- Bình quân thu nhập của người dân trong vùng năm 2015 là 1.800 $/ người.

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm đi nhiều so với năm 2009. Tính đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 10 %.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

Mạng lưới giao thông của huyện không ngừng được đầu tư nâng cấp. Dặcbiệt là có các tuyến đường đi lại trong toàn khu vực này đã được nâng cấp nhưng vẫn chựa đảm bảo thông suốt, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Các tuyến đường từ huyện đến các làng đều được nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi

cho giao lưu trao đổi hàng hố giữa các làng và trong tồn vùng. Nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu về viêc vận chuyển các hàng hoá và sản phẩm đến chợ cịn gặp khó khăn đặc biệt là mùa mưa.

Tuy nhiên, việc xây dựng phát triển các tuyến giao thông gặp rất nhiều khó khăn, do các tuyến đường đi qua các khu dân cư và các mạnh đất của nhân dân ảnh hưởng đến ngân sách của nhà nước để đềm bù cho nhân dân rất lớn và đầu tư chưa đồng bộ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đường giao thơng do đó khả năng khai thác sử dụng các tuyến đường còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại, giao lưu, trao đổi của nhân dân trong vùng và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Qua vùng đồng bằng có 140 km đường quốc lộ số 10 đi qua từ thủ đô Viêng Chăn đến thuỷ điện Nam nươm 1 thuộc tỉnh Viêng Chăn.

Trong các làng cịn có các tuyến đường nhỏ đi lại từ làng này đến làng khác có thể đi lại được cả mùa mưa và mùa khơ trong đó từ các làng đến huyện là dùng đường quốc lộ số 10.

Nhìn chung mạng lưới giao thông của vùng trong những năm qua tương đối phát triển, nhiều tuyến đường được mở mới, cải tạo nâng cấp đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại của người dân cũng như việc vận chuyển hàng hoá được dễ dàng thuận lợi từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

b. Thuỷ lợi

Hệ thống các cơng trình thuỷ lợi trên địa bàn tính đến thời điểm hiện nay đã có hệ thơng thuỷ lợi mới đáp ứng công tác tưới tiêu được 70% diện tích ruộng nước. Ngồi ra các cơng trình cịn kết hợp việc cấp nước sinh hoạt cho người dân trong vùng. Thực tế các cơng trình thuỷ lợi hiện có chỉ ở quy mơ nhỏ, đập dâng là chủ yếu nên cơ bản mới đáp ứng được cho cây lúa nước, còn cây hoa mầu và cây lâu năm trên địa bàn nguồn nước đáp ứng rất hạn chế.

Nguồn nước tưới cho vùng đồng bằng lấy từ sông Ngươm. Đây là một con sông lớn chảy từ miền Bắc đến miền Trung của Lào qua Thủ đô Viêng Chăn.

Hệ thống trạm bơm bằng máy: Có 2 trạm bơm có thể tưới tiêu chủ động được 100 % diện tích trong mùa mưa và đảm bảo tưới được khoảng 30 % diện tích trong mùa khơ. Trong đó:

+ Trạm bơm Lát Khuay có 2 máy bơm mối máy là 135 kw và 52 m3/s + Khả năng cung cấp nước tưới diện tích sản xuất Lúa mùa 2.085 ha. + Khả năng cung cấp nước tưới diện tích sản xuất Lúa xuân 658 ha.

Việc duy trì hoạt động của trạm bơm, bảo dưỡng máy móc hồn tồn là do kinh phí cung cấp từ trung ương cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của đồng bằng thangone, huyện xaythany, thủ đô viêng chăn, cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)