- Giống: Thađockham 8
- Thời vụ: Vụ mùa và vụ xuân. - Bón phân:
1. Không có bón phân.
2. Bón phân ít: người dân chỉ dùng một loại phân NPK của Thái lan (16-20-00) với lượng bón 200 kg/ ha vào vụ xuân và 100kg/ ha vào vụ mùa.
- Lúa xuân-lúa màu:
N= 90 kg/ha/vụ P= 110kg/ha/vụ K= 00 - Lúa mùa: N= 48kg/ha/vụ P= 64 kg/ha/vụ K= 00
3. Bón phân nhiều người dân chỉ dùng một loại phân NPK của Thái lan (16-20-00) với lượng bón 600kg/ ha vào vụ xuân và 400 kg/ ha vào vụ mùa.
- Lúa xuân-lúa mùa:
N= 268 kg/ha/vụ
K= 00 - Lúa mùa:
N= 178 kg/ha/vụ
P= 222 kg/ha/vụ
K= 00
Hình 4.9. Bao bì phân bón của Thái Lan mà người dân thường sử dụng
- Làm đất: Làm đất bằng máy 1.500.000 Kip / vụ. - Gieo trồng: 1 ha bằng 1.200.000 Kip /mùa . - Làm cỏ: Làm cỏ 1 ha bằng 500.000 Kip / vụ. - Gặt: Gặt bằng máy bằng 1.200.000 Kip / vụ. - Nước: 1 ha bằng 300.000 Kip / vụ.
- Bón phân và phơi thóc: Tự làm
Loại hình sử dụng đất LUT 2 vụ lúa: Kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa: thường được bố trí ở các vùng đất có địa hình vàn thấp hoặc vùng trũng ở các thung lũng, đảm bảo chế độ tưới tiêu chủ động hoặc bán chủ động. Chủ yếu là trên loại đất phù sa ngòi suối, trung tính, có tầng dầy, ít chua. Diện tích LUT này phân bố ở hầu hết toàn vùng nghiên cứu.
4.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 4.4.1. Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính 4.4.1. Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính
Vật tư đầu vào cho các loại cây trồng chủ yếu là giống, phân bón, thuốc trừ sâu, công lao động và các chi phí khác. Tùy thuộc vào từng loại cây trồng, cách thức canh tác mức độ đầu tư khác nhau. Qua điều tra thực tế các hộ sản xuất nông nghiệp, tổng hợp từ số liệu điều tra 60 nông hộ về mức độ chi phí đầu tư trên 1 ha để đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng, các loại hình sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất.
Tác động rõ nét nhất đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp chính là loại cây và giống cây được trồng trên đất. Vì thế, qua số liệu thống kê, các số liệu phỏng vấn nông hộ, tôi tiến hành tính toán hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính và hiệu quả kinh tế của một số kiểu sử dụng đất trên vùng như sau: Thông qua các chỉ tiêu kinh tế: Tổng giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, hiệu quả đồng vốn. Các kết quả nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của trồng lúa trong vùng đồng bằng được thể hiện trong bảng 4.6 và 4.7.
Đây là vùng có điều kiện đi lại thuận tiện, do vậy rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, tiếp thu khoa học công nghệ, bao tiêu sản phẩm. Hiệu quả kinh tế của trồng lúa được đánh giá cho 3 chế độ bón phân (không bón, bón ít và bón nhiều).
Bảng 4.6. Chi phí đầu tư cho sản xuất Lúa trên 1 năm
Chỉ tiêu
Không sử dụng phân bón Sử dụng phân bón ít Sử dụng phân bón nhiều
Lúa xuân Lúa mùa Lúa xuân Lúa mùa Lúa xuân Lúa mùa
Giống 350,00 350,00 350,00 350,00 350,00 350,00 Phân bón 00 00 600,00 300,00 1.800,00 1.200,00 Nước 300,00 180,00 300,00 180,00 300,00 180,00 Làm đất 1.500,00 1.500,00 1.500,00 1.500,00 1.500,00 1.500,00 Gieo trồng 1.200,00 1.200,00 1.200,00 1.200,00 1.200,00 1.200,00 Làm cỏ 500,00 500,00 500,00 500,00 500,00 500,00 Gặt 1.200,00 1.200,00 1.200,00 1.200,00 1.200,00 1.200,00 5.050,00 4.930,00 5.650,00 5.230,00 6.850,00 6.130,00 download by : skknchat@gmail.com
Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa ở vùng đồng bằng
Chỉ tiêu
Không sử dụng phân bón Sử dụng phân bón ít Sử dụng phân bón nhiều
Lúa xuân Lúa mùa Lúa xuân Lúa mùa Lúa xuân Lúa mùa
GTSX (1000Kip) 7.500,00 9.000,00 10.500,00 11.400,00 12.000,00 15.000,00 CPTG (1000Kip) 5.050,00 4.930,00 5.650,00 5.230,00 6.850,00 6.130,00 TNHH (1000Kip) 2.450,00 4.070,00 4.850,00 6.170,00 5.150,00 8.870,00 HQĐV (Lần) 0,48 0,82 0,86 1,18 0,80 1,45 download by : skknchat@gmail.com
Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất lúa trên 01 Năm Chế độ bón phân Kiểu SDD GTSX CPTG TNHH HQĐV, lần 1000 Kip/ha/năm Không bón
Lúa xuân- lúa mùa 16.500,00 9.980,00 6.520,00 0,65
Lúa mùa 9.000,00 4.930,00 4.070,00 0,82
Bón ít
Lúa xuân- lúa mùa 21.900,00 10.880,00 11.020,00 1,01
Lúa mùa 11.400,00 5.230,00 6.170,00 1,18
Bón nhiều
Lúa xuân- lúa mùa 27.000,00 12.980,00 14.020,00 1,08
Lúa mùa 15.000,00 6.850,00 8.870,00 1,30
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Kiểu sử dụng đất 1 vụ lúa và không bón phân cho HQKT thấp nhất trong các loại hình sử dụng đất trên địa bàn đồng bằng. Kiểu sử dụng đất lúa 2 vụ và bón nhiều phân cho hiệu quả kinh tế cao nhất với thu nhập hỗn hợp đạt 14,02 triệu Kip/ha/năm và hiệu quả đồng vốn đạt 1,08 lần.
4.4.2. Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất
4.4.2.1. Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất
Ngoài việc xác định hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thì hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cũng hết sức quan trọng.
Giải quyết lao động nông nhàn và dư thừa trong nông nghiệp là một vấn đề lớn cần được quan tâm. Trong khi công nghiệp và dịch vụ chưa đủ phát triển để thu hút toàn bộ lao động nông nhàn và dư thừa đó thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp là một giải pháp quan trọng để tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và tăng thêm của cải vật chất cho xã hội.
Để nghiên cứu hiệu quả về mặt xã hội của quá trình sử dụng đất nông nghiệp thông qua các kiểu sử dụng đất, tôi tiến hành so sánh mức độ đầu tư vốn (CPTG), mức độ sử dụng lao động và giá trị một công lao động của mỗi kiểu sử dụng đất trên mỗi vùng.
Kết quả tổng hợp như sau:
Bảng 4.9. Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất
Chế độ bón
phân Kiểu SDD Công LĐ/năm
Giá trị ngày công, 1.000 Kip/công
Không bón
Lúa xuân- lúa mùa 12 543,00
Lúa mùa 6 678,00
Bón ít
Lúa xuân- lúa mùa 16 688,70
Lúa mùa 8 771,20
Bón nhiều
Lúa xuân- lúa mùa 20 701,00
Về công lao động: Số liệu về công lao động của các hộ gia đình cho canh tác lúa rất thấp. Trên thực tế, trong các khâu canh tác người dân thường thuê (làm đất, gieo trồng, làm cỏ, gặt) và phần này đã tính vào chi phí đầu tư sản xuất. Chỉ có công phơi sản phẩm sau khi thu hoạch là gia đình tự làm.
Theo số liệu trong bảng 4.9 có thể nhận thấy trong các LUT có sử dụng phân bón, giá trị ngày công cao hơn hẳn các LUT không sử dụng phân bón, số công lao động sử dụng nhiều hơn, thu nhập của người dân tăng rõ. Với các LUT sử dụng nhiều phân bón giá trị ngày công cao hơn các LUT sử dụng ít phân bón từ 10-15 %. Qua phỏng vấn những hộ dân đều khẳng định sẽ tiếp tục sử dụng phân bón vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất cao hơn.
4.4.3. Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất
Trong canh tác lúa ở đồng bằng Thangone người dân không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên không tạo nguy cơ ô nhiễm đất và nước.
Phân hữu cơ hầu như không được sử dụng, tuy nhiên sau mỗi vụ tất cả tàn dư thực vật được để lại trên ruộng để hoai mục cũng là nguồn cung cấp hữu cơ tốt cho vụ sau (không đốt như ở Việt Nam).
Phân bón được sử dụng không chứa kali, đây cũng là điểm hạn chế trong canh tác vì sự thiếu hụt kali có thể làm đất dần suy kiệt lượng kali dự trữ trong đất.
Bảng 4.10. Lượng phân bón cho các kiểu sử dụng đất trồng lúa ở đồng bằng Thagone
Đơn vị tính: kg/ha/năm Chế độ bón
phân Kiểu SDD Phân N, Phân P2O5, Phân K2O,
Không bón Lúa xuân- lúa mùa 0 0 0
Lúa mùa 0 0 0
Bón ít
Lúa xuân- lúa mùa 32 40 0
Lúa mùa 16 20 0
Bón nhiều
Lúa xuân- lúa mùa 96 120 0
Lúa mùa 64 80 0
Có thể thấy lượng phân bón này thấp hơn nhiều so với lượng bón khuyến cáo hiện đang sử dụng ở các vùng đồng bằng của Việt Nam. Như vậy, nếu canh tác lien tục hai vụ không bón phân có thể làm suy kiệt dinh dưỡng đất.
4.4. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VÀ LỰA CHỌN CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CÓ TRIỂN VỌNG VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
Việc đánh giá khả năng thích hợp và xác định các loại hình sử dụng đất có triển vọng được tiến hành nhằm lựa chọn các hệ thống sử dụng đất cho tương lai. LUT có triển vọng được đánh giá dựa trên sự tổng hợp của tất cả các yếu tố có liên quan, dựa vào các yêu cầu sử dụng đất của mỗi LUT, các yếu tố hạn chế, các kết quả phân tích kinh tế, tài chính và tác động về môi trường.
Với vùng đồng bằng Thangone kiểu sử dụng đất 2 vụ là lúa xuân - lúa mùa mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao nhất. Đây cũng là loại hình sử dụng đất được người dân lựa chọn và cần được mở rộng diện tích. Tuy nhiên cần khuyến cáo người dân sử dụng phân bón và chỉnh trang lại hệ thống kênh mương để chủ động hơn trong tưới tiêu.
Loại hình sử dụng đất 1 vụ lúa mùa vẫn nên được duy trì vì đây là loại sử dụng đất phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của Lào. Về lâu dài nên chuyển dần diện tích sang trồng lúa hai vụ khi đã chủ động được tưới tiêu.
4.5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
* Giải pháp về vốn
Trong bất kỳ một ngành sản xuất nào thì vốn luôn là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến qùy mô, hiệu quả của sản xuất, đối với ngành sản xuất nông nghiệp cũng vậy. Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, cây trồng nếu được đầu tư đúng mức đúng thời điểm thì sẽ đem lại hiệu quả cao và ngược lại.
Vốn là điều kiện quan trọng cho quá trình phát triển sản xuất. Khi nông nghiệp chuyển dần sang sản xuất hàng hóa thì nhu cầu vốn để đầu tư sản xuất là rất lớn. Trong tình hình hiện nay, giá cả đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng lên thì nhu cầu vốn để nông dân phát triển sản xuất là rất lớn. Có giải quyết vấn
đề vốn đầu tư cho nông dân thì mới có thể xây dựng sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
Trong sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng Thangone người nông dân vay vốn thì phải tùy theo khả năng của người nông dân (người vay). Lãi có ưu đãi hơn, về thủ tục cho vay vấn thì phải dễ dàng hơn mới thúc đẩy được nông dân về sản xuất nông nghiệp làm tăng thu nhập sản phẩm, đặc biệt là chính quyền phải có các chính sách như sau:
- Các chính sách vay vốn phải cụ thể hơn. - Các thủ tục phải dẽ dàng.
- Vay vốn người dân không cần có thế chấp.
- Lãi suất vay vốn cần phải thấp so với các ngân hàng cá nhân. - Quy định mức vay vốn cụ thể hơn
* Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản
Qua tìm hiểu thực tế tại địa phương chúng tôi thấy thị trường nông sản của đồng bằng Thangone cũng không rộng lắm. Xét về vị trí địa lý của đồng bằng thì thị trường tiêu thụ chủ yếu tại các chợ bãi hợp theo phiên chủ yếu là người dân trong huyện vào một số huyện xung quanh như: huyện Xâysetha, huyện Chănthabuly. Mở rộng kênh tiêu thụ nông sản có thể tiến hành bằng các con đường sau:
- Mở rộng hệ thống Chợ
- Các công ty thu mua phải hợp đồng với người nông dân về việc thu mua. - Có chính sách chặt chẽ giữa bên bán và bên mua.
- Nhà nước cần phải quan tâm với việc thu mua các sản phẩm nông sản của người dân trên địa bàn.
- Tạo điều kiện cho người dân bán các nông sản tại chỗ.
* Giải pháp về cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất
Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, trước hết cần tập trung với các công trình cần thiết như:
- Xây dựng nâng cấp hệ thống thủy lợi.
- Sửa chữa và bồi dưỡng các trạm bơm đã có để đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp.
- Sửa chữa lại các hệ thông kênh mương đã hư hỏng và bị xói mòn đảm bảo cung cập nước tưới tiêu cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
- Mở rộng diện tích trồng lúa trong vụ xuân. - Thành lập các cơ sở chế biến các nông sản.
- Xây dựng các tuyến đường trong khu vực từ làng này đến làng khác để thuận lợi cho việc đi lại và giao lưu hàng hoá như các sản phẩm nông sản của người dân.
- Khuyến khích và quảng bá người dân sử dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất.
* Giải pháp về khoa học công nghệ và môi trường
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, nhất là các kỹ thuật giống cây, giống con, bảo vệ thực vật, phân bón, thú y vào sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ trong công nghiệp chế biến để tạo sản phẩm có giá trị cao.
- Chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng nông nghiệp.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, thâm canh tăng vụ cải tạo đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1. Đồng Bằng Thangone nằm trong huyện Xâythany thuộc thủ đô Viêng Chăn có thời tiết khí hậu thuận lợi cho sản xuất lúa. Trong năm 2014 tổng thu nhập quốc nội của vùng bằng 1.800 USD trong đó nông nghiệp chiếm 26,6 %;. Thế mạnh của sản xuất nông nghiệp trong vùng là sản xuất lúa.
2. Năm 2014 đồng bằng Thangone có 2.130 ha đất nông nghiệp, trong đó đất trồng lúa 2.085 ha, đất rừng 45 ha. Kết quả điều tra cho thấy năm 2014-2015 vùng đồng bằng có 2 loại hình sản xuất chính là lúa xuân – lúa mùa và lúa mùa một vụ. Trong canh tác lúa người dân có 3 chế độ bón phân: không bón, bón ít và bón nhiều.
3. Hiệu quả sử dụng đất:
- Hiệu quả kinh tế: Kiểu sử dụng đất trồng lúa 1 vụ và không bón phân mang lại hiệu quả kinh tế thấp nhất. Kiểu sử dụng đất trồng lúa 2 vụ và bón nhiều phân mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất với giá trị sản xuất là 27,00 triệu Kip/ha/năm, thu nhập hỗn hợp là 14,02 triệu Kip/ha/năm và hiệu quả đồng vốn đạt 1,08 lần.
- Hiệu quả xã hội: Kiểu sử dụng đất trồng lúa 2 vụ và bón nhiều phân mang lại hiệu quả xã hội cao nhất với giá trị ngày công đạt 701.000 Kip/ngày
- Hiệu quả môi trường: các kiểu sử dụng đất không gây ô nhiễm môi trường nhưng có khả năng gây suy kiệt đất với các kiểu sử dụng đất hai vụ và không bón hoặc bón ít phân.
4. Kiểu sử dụng đất có triển vọng cho địa bàn nghiên cứu được đề xuất cho địa bàn nghiên cứu là lúa mùa và lúa xuân – lúa mùa bón nhiều phân.
5. Giải pháp nâng cao hiệu quả các LUT nông nghiệp và phát riển sản xuất