Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 40 - 45)

Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu, tài liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước như: các sở, các phịng ban chun mơn liên quan đến đất đai, sử dụng đất đai trong thành phố; thư viện; ...

3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

3.3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Theo đặc điểm của đất và tập quán sản xuất của người dân chúng tôi chọn 4 xã đại diện cho sản suất nông nghiệp của Thành phố Vinh làm điểm nghiên cứu: Xã Nghi Liên đại diện cho vùng chuyên rau, chuyên màu; xã Nghi Ân đại diện cho vùng trồng hoa cây cảnh, cây ăn quả; xã Hưng Chính đại diện cho vùng chuyên lúa và xã Hưng Hoà đại diện vùng nuôi trồng thủy sản của thành phố Vinh.

3.3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

Tiến hành phỏng vấn nông hộ theo mẫu phiếu điều tra. Điều 120 hộ tại 4 xã đã chọn ở trên, mỗi xã điều tra 30 hộ, chọn hộ điều tra theo phương pháp chọn ngẫu nhiên. Ngoài ra để thực hiện nghiên cứu chúng tơi cịn tiến hành điều tra bổ sung hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ngoài thực địa.

3.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu

- Trên cơ sở số liệu, tài liệu thu thập được tiến hành tổng hợp, phân tích theo các tiêu chí như: loại cây, các khoản chi phí...qua các năm để phân tích, đánh giá mức độ biến động, nguyên nhân và rút ra kết luận.

- Các số liệu được thống kê được xử lý bằng phần mềm EXCEL,. Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu và biểu đồ.

3.3.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất:

3.3.4.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại / kiểu sử dụng đất

- Các chỉ tiêu đánh giá:

+ Giá trị sản xuất (GTSX): GTSX = SL*GB

Trong đó: GTSX: Giá trị sản xuất

GB: Giá bán sản phẩm

+ Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra Để thuê và mua các yếu tố Đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.

+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH): TNHH = GTSX – CPTG

+ Giá trị ngày cơng lao động (GTNC): GTNC = TNHH/LĐ

Trong đó: LĐ là số cơng lao động cần thiết cho sản xuất trên 1 đơn vị diện tích.

+ Hiệu quả đồng vốn (HQĐV): TNHH/CPTG

Trên cơ sở kết quả xử lý các số liệu phiếu điều tra, tiến hành phân cấp các chỉ tiêu bằng cách phân tổ thống kê như sau:

Bảng 3.1. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các LUT Mức đánh giá Điểm GTSX TNHH GTNC HQĐV (lần) Tr. Đồng Tr. Đồng Tr. Đồng Tr. Đồng Cao 3 >236 >174 >172 >1,5 Trung bình 2 118-236 87-174 86-172 0,7-1,5 Thấp 1 <118 <87 <86 <0,7

Nguồn: Số liệu điều tra Tổng hợp hiệu quả kinh tế của LUT/kiểu sử dụng đất: là tổ hợp của 4 chỉ tiêu: GTSX, THNH, GTNC và HQĐV. Tổng số điểm cao nhất về hiệu quả kinh tế là 12 điểm. Quy định: LUT /kiểu sử dụng đất đạt > 75% tổng số điểm cao nhất (> 9 điểm): hiệu quả kinh tế cao; >50 – 75% tổng số điểm cao nhất (>6 – 9 điểm): hiệu quả kinh tế trung bình; đạt ≤50% tổng số điểm cao nhất (≤6 điểm): hiệu quả kinh tế thấp.

3.3.4.2. Đánh giá hiệu quả xã hội các LUT

- Các chỉ tiêu đánh giá

+ Khả năng thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người dân tính bằng số cơng lao động /ha/ năm.

+ Mức độ chấp nhận của người dân: Được đánh giá dựa vào kết quả phỏng vấn hộ theo phiếu điều tra.

+ Khả năng tiêu thụ sản phẩm: Được đánh giá dựa vào kết quả phỏng vấn

hộ theo phiếu điều tra.

Phân cấp chỉ tiêu đánh giá theo 3 cấp: (cao, trung bình, thấp) dựa vào số liệu điều tra. Đánh giá hiệu quả xã hội của LUT/kiểu sử dụng đất theo phương pháp cho điểm tương tự đánh giá hiệu quả kinh tế (bảng 3.2).

Bảng 3.2. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của các LUT

Mức đánh giá Điểm Mức độ chấp nhận Khả năng tiêu thụ sản phẩm Công % số hộ điều tra % sản phẩm được bán Cao 3 >516 >75 >75 Trung bình 2 258-516 >50-75 >50-75 Thấp 1 <258 ≤50 ≤50

Nguồn: Số liệu điều tra Tổng hợp hiệu quả xã hội của LUT/kiểu sử dụng đất: là tổ hợp của 3 chỉ tiêu: khả năng thu hút lao động, Mức độ chấp nhận của người dân và khả năng tiêu thụ sản phẩm. Tổng số điểm cao nhất về hiệu quả xã hội là 9 điểm. Quy định: LUT /kiểu sử dụng đất đạt >75% tổng số điểm cao nhât (> 7 điểm): hiệu quả xã hội cao; từ > 50 – 75% tổng số điểm cao nhất (>5 – 7 điểm): hiệu quả xã hội trung bình; đạt ≤ 50% tổng số điểm cao nhất (≤5 điểm): hiệu quả xã hội thấp.

3.3.4.3. Đánh giá hiệu quả môi trường

- Các chỉ tiêu đánh giá:

+ Duy trì, cải thiện độ phì nhiêu đất đánh giá bằng cách so sánh mức sử dụng phân bón của người dân với khuyến cáo sử dụng phân bón của Trung tâm Khuyến nơng tỉnh Nghệ An.

+ Mức độ gây ô nhiễm đất: đánh giá bằng cách so sánh mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân với khuyến cáo học sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An.

+ Khả năng che phủ đất: Vì thời gian nghiên cứu đề tài có hạn nên không thể đánh giá chi tiết mức độ che phủ đất. Vì vậy, trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá bằng thời gian cây trồng có mặt trên đồng ruộng trong 1

năm (Cao : >75%, TB: >50-75%, Thấp: ≤50%)

Phân cấp chỉ tiêu đánh giá theo 3 cấp: (cao, trung bình, thấp) dựa vào số liệu điều tra. Đánh giá hiệu quả môi trường của LUT/kiểu sử dụng đất theo phương pháp cho điểm tương tự đánh giá hiệu quả xã hôi (bảng 3.3).

Bảng 3.3. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường của các LUT

Mức

đánh giá Điểm Mức sử dụng phân bón Mức sử dụng thuốc BVTV

Khả năng che phủ đất % thời gian che phủ

Cao 3 Bón đầy đủ phân hữu cơ và phân vô cơ như khuyến cáo Sử dụng phương pháp phòng trừ sinh học hoặc sử dụng các thuốc thảo mộc. >75% Trung bình 2

Bón đầy đủ phân vơ cơ bón theo khuyến cáo, phân hữu cơ: bón ít hơn khuyến cáo; hoặc bón đủ phân hưũ cơ, nhưng phân

vơ cơ ít hơn

chỉ sử dụng thuốc hoá học theo đúng khuyến

cáo.

>50-75

Thấp 1

bón khơng theo khuyến cáo cả phân vơ cơ và

phân hữu cơ

Sử dụng thuốc không

đúng theo khuyến cáo. ≤50 Nguồn: Số liệu điều tra - Riêng với LUT nuôi trồng thuỷ sản chỉ có 2 chỉ tiêu đánh giá:

+ Mức độ sử dụng thức ăn công nghiệp: đánh giá bằng cách so sánh mức sử dụng thức ăn của người dân với lượng thức ăn theo hướng dẫn của Trung tâm khuyến Nông tỉnh Nghệ An.

+ Mức độ sử dụng thuốc kháng sinh: đánh giá bằng cách so sánh mức sử dụng thuốc kháng sinh của người dân với khuyến cáo của Trung tâm khuyến Nông tỉnh Nghệ An.

Phân cấp chỉ tiêu đánh giá theo 3 cấp: (cao, trung bình, thấp) dựa vào số liệu điều tra (Bảng 3.4).

của các LUT/kiểu sử dụng đất NTTS Mức

đánh

giá Điểm Mức sử dụng thức ăn công nghiệp

Mức sử dụng thuốc kháng sinh

Cao 3 Tận dụng nguồn thức ăn sẵn có Khơng sử dụng

Trung bình 2

Sử dụng đúng lượng thức ăn thấp hơn hướng dẫn ; lượng thức ăn nằm trong

hướng dẫn

Sử dụng lượng thấp hơn hướng dẫn; sử dụng lượng thuốc nằm trong hướng dẫn

Thấp 1 Sử dụng lượng thức ăn lớn hơn hướng dẫn Sử dụng mức lớn hơn hướng dẫn.

Nguồn: Số liệu điều tra

3.3.4.4. Tổng hợp hiệu quả của các LUT/kiểu sử dụng đất

Theo phương pháp cho điểm. Hiệu quả của 1 LUT/kiểu sử dụng đất là tổ hợp của 10 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả với tổng điểm tối đa là 30 điểm . Hiệu quả sử dụng đất cao: đạt >75% tổng số điểm cao nhất (> 23 điểm); hiệu quả trung bình: từ >50 – 75 % tổng số điểm cao nhất (>15 – 23 điểm); hiệu quả thấp ≤50% tổng số điểm cao nhất (≤15 điểm) (bảng 3.4).

Bảng 3.5. Tổng hợp hiệu quả sử dụng đất của LUT/kiểu sử dụng đất

TT Hiệu quả Ký hiệu Tổng điểm

1 Cao H >23

2 TB M 15 - 23

3 Thấp L <15

Nguồn: Số liệu điều tra Riêng đối với LUT Nuôi trồng thuỷ sản, hiệu quả sử dụng đất của LUT này chỉ dựa vào 04 chỉ tiêu kinh tế, 03 chỉ tiêu xã hội và 02 chỉ tiêu môi trường (sử dụng thức ăn và thuốc kháng sinh).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 40 - 45)