Thực trạng sản xuất nông nghiệp của thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 54)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp của thành phố

4.2.3 Thực trạng sản xuất nông nghiệp của thành phố

Với mục tiêu hướng đến nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích mở rộng mơ hình, từng bước hình thành các vùng thâm canh. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật ni, tích cực

phịng chống hạn, dịch bệnh (bệnh tụ huyết trùng hại trâu, bò; sâu cuốn lá nhỏ) triển khai sản xuất vụ đông và vụ đông xuân, vụ hè thu, vụ mùa đảm bảo cơ cấu cây trồng và kế hoạch đầu tư thâm canh nên năng suất, sản lượng tăng so cùng kỳ: sản lượng lương thực tăng 6,7% (lúa tăng 2,7%, ngô tăng 39,2%), sản lượng rau các loại tăng 8,4%, tổng đàn gia cầm tăng 7,5%....

Chỉ đạo triển khai đề án phát triển bền vững rau an toàn thành phố giai đoạn 2014 - 2017, trước mắt đã triển khai với diện tích khoảng 50 ha. Thực hiện mơ hình liên kết sản xuất nơng nghiệp hàng hóa giữa các hộ dân với Công ty CP Á Châu (đã thực hiện 7,5 ha tại 3 xã là Nghi Ân, Nghi Kim và Nghi Liên, các sản phẩm chủ yếu là ớt, xà lách tây, cải thảo và bí đỏ). Hồn thành đầu tư nhà lưới tại xã Hưng Đơng và Hưng Lộc với diện tích khoảng 5000 m2.

Bảng 4. 4: Diễn biến giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2013-2017 thành phố Vinh Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 Nông nghiệp 497.682 531.857 543.723 581.231 615.400 Cơ cấu (%) 100,00 100,0 100,0 100,0 100,0 - Trồng trọt 193.117 207.538 226.608 248.465 262.158 Cơ cấu (%) 38,80 39,02 41,68 42,75 42,60 - Chăn nuôi 296.873 316.000 308.615 324.046 344.137 Cơ cấu (%) 59,65 59,41 56,76 55,75 55,92 - Dịch vụ nông nghiệp 7.692 8.319 8.500 8.720 9.105 Cơ cấu (%) 1,55 1,56 1,56 1,50 1,48

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Vinh (2013-2017) Áp dụng khoa học kỹ thuật vào công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã làm cho đại bộ phận của người dân thay đổi nhận thức, dần tiếp cận với nền nơng nghiệp hàng hố, kinh tế thị trường. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng đều qua các năm 2013 đến năm 2017. Năm 2013, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 497.682 triệu đồng nhưng đến năm 2017 tăng lên 615.400 triệu đồng. Trong đó, ngành trồng trọt tăng từ 193.117 triệu đồng năm 2013 lên 262.158 triệu đồng năm 2017; ngành chăn nuôi tăng từ 296.873 triệu đồng lên

344.137 triệu đồng năm 2017; dịch vụ nông nghiệp tăng từ 7.692 triệu đồng năm 2013 lên 9.105 triệu đồng năm 2017 (bảng 4.4).

* Sản xuất ngành trồng trọt:

Là thành phố đô thị loại 1 thuộc tỉnh Nghệ An, là đơ thị hạt nhân có tác động lan toả mạnh mẽ đến tốc độ cơng nghiệp hố vùng Bắc Trung bộ. Trong nhiều năm qua, cơ cấu kinh tế thành phố Vinh chuyển dịch tích cực và đúng hướng, thành phố có vị trí là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội của tỉnh Nghệ An nói riêng và miền Trung nói chung, là thành phố đang trên đà phát triển tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội để tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng, tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông, công nghiệp, dịch vụ sang dần dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp.

Bảng 4.5. Diễn biến giá trị sản xuất của ngành trồng trọt giai đoạn 2013- 2017 thành phố Vinh Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 1 Trồng trọt 171.965 167.518 170.382 174.656 180.618 Cơ cấu (%) 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 1.1 Cây lương thực 66.246 63.726 72.511 74.037 76.73 Cơ cấu (%) 38,52 38,04 42,56 42,39 42,48

1.2 Cây công nghiệp hằng năm 39.383 34.263 32.72 31.441 32.563

Cơ cấu (%) 22,9 20,45 19,2 18,01 18,02

1.3 Cây thực phẩm 40.543 40.619 46.5 48.291 50.556

Cơ cấu (%) 23,58 24,25 27,29 27,65 27,99

1.4 Cây ăn quả 1.681 1.642 1.721 1.696 1.697

Cơ cấu (%) 0,98 0,98 1,01 0,97 0,94

1.5 Cây khác 23.963 2.711 16.766 1.902 18.898

Cơ cấu (%) 13,93 1,62 9,84 1,09 10,46

1.6 Sản phẩm phụ trồng trọt 151 162 165 171 174

Cơ cấu (%) 0,09 0,10 0,10 0,10 0,10

Điều này cho thấy nơng, lâm nghiệp, thủy sản vẫn đóng vai trị quan trọng trong từng bước đi của thành phố. Vì thế, việc quy hoạch sử dụng đất, xây dựng ngành nông nghiệp mang sắc thái nông nghiệp đô thị sinh thái, bền vững, bảo vệ môi trường là cách đi đúng hướng. Trong những năm qua, đã có sự biến động trong sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, nhưng với sự năng động, sáng tạo của người dân nơng nghiệp thành phố đã có những bước khởi sắc.

Số liệu ở bảng 4.5 cho thấy, năm 2017 là năm có giá trị sản xuất cao hơn những năm trước, điều này chứng tỏ ngành trồng trọt ngày càng phát triển. Trong cơ cấu ngành trồng trọt thì cây lương thực là cây chiếm tỷ lệ cao nhất: năm 2013 là 38,52% nhưng đến năm 2017 là 42,48%, đã có sự chuyển đổi trong cơ cấu ngành trồng trọt. Lúa vẫn là cây trồng chính trong cơ cấu ngành trồng trọt, có diện tích tương đối ổn định năm 2017 diện tích lúa cả năm là 2275,93 ha. Diện tích trồng lúa chủ yếu tập trung ở các xã: Hưng Hoà, Nghi Liên, Hưng Chính, Nghi Đức, Nghi Ân...Ngơ, lạc và các loại cây hàng năm khác trên địa thành phố có diện tích năm 2017 khoảng 836 ha sản lượng đạt 1.833 tấn.

Cây thực phẩm năm 2017 có GTSX là 50.556 triệu đồng, tăng 10.013 triệu đồng so với năm 2013. Cây thực phẩm chủ yếu là các loại rau như rau cải, rau vụ Đông, rau muống, dưa chuột, bắp cải. Hiện nay đang tập trung xây dựng các mơ hình cho năng suất cao như mơ hình trồng rau trong nhà lưới, trồng rau an tồn…Ví dụ: Mơ hình rau an tồn tại xóm 2, 3 xã Nghi Liên với quy mô 13 ha (thành lập tổ hợp tác liên kết với Công ty Bibi Green bao tiêu sản phẩm, diện

tích sản xuất đạt 8 ha, trong đó 1,41ha được bao tiêu sản phẩm, thu nhập bình quân 7- 10 triệu/sào/ tháng/ lao động); sử dụng công nghệ Israel: trồng rau củ

quả tại xóm 5 Nghi Kim và sản xuất măng tây (2ha tại xóm 8, Nghi Liên, đã nghiệm thu giai đoạn 1). Đây là những mơ hình áp dụng đồng bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến của Israel lần đầu tiên được áp dụng tại Thành phố và được triển khai theo mơ hình chuỗi giá trị có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với 02 Công ty trên địa bàn.

Cây ăn quả không tăng đáng kể từ 1.681 triệu đồng từ năm 2013 đến1.697 triệu đồng năm 2017. Cây trồng chính là cây cam,…

Ngồi ra, phát triển nghề trồng cây cảnh đã và đang góp phần hình thành một nét đẹp văn hóa tinh thần cho người dân thành phố. Phát triển nghề trồng cây cảnh trong những năm qua đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế các xã ngoại thành ở TP Vinh, mang lại giá trị thu nhập kinh tế cao cho người nông dân, đồng thời

làm thay đổi diện mạo bộ mặt nông thơn và đang dần hình thành một điểm nhấn về cảnh quan đô thị thành phố. Từ những hộ dân đầu tiên ở xã Nghi Ân du nhập phát triển ghề trồng hoa cây cảnh, đến nay 7/9 xã ngoại thành ở thành phố Vinh đang chỉ đạo nhân dân tập trung đầu tư phát trển kinh tế theo hướng đi này.

* Chăn nuôi

Ngành chăn nuôi của thành phố bao gồm chăn ni trâu, bị, lợn và gia cầm. Đàn lợn năm 2017 là 10.843 giảm 630 con so với năm 2013. Đàn gia cầm năm 2017 là 653 nghìn con tăng 283,02 nghìn con so với năm 2013. Tổng số đàn trâu bò 6593con giảm 2119 con so với năm 2013. Ngành chăn nuôi chủ yếu tập trung các xã ven ngoại thành thành phố: xã Nghi Ân, xã Nghi Đức, xã Nghi Liên, xã Hưng Hồ…vv

* Ni trồng thuỷ sản

Thành phố Vinh có đặc trưng của vùng đất cát biển được hình thành do quá trình lắng đọng của các dịng sơng đổ ra biển. Ngành thuỷ sản đang được thành phố quan tâm, người dân hưởng ứng và đã ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nuôi nước ngọt và nuôi nước lợ. Việc nuôi thuỷ sản đã đa dạng hố sản phẩm với ni cá rơ phi, cá lăng, cá vược, cua, tơm thẻ, tơm sú. Hình thức ni đã tận dụng được diện tích tại các ao hồ nhỏ, ni lồng, ni cá trong ruộng lúa, nuôi cá vụ ba. Có diện tích ni trồng thủy sản mặn lợ và nước ngọt khoảng 392 ha. Trong đó, diện tích nước mặn lợ khoảng 140,5 ha cịn lại là diện tích nước ngọt. Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản theo giá hiện hành, giá cố định đều tăng qua các năm. Theo giá hiện hành, giá trị sản xuất ngành thuỷ sản năm 2013 là 55.141 triệu đồng, năm 2014 là 60.841 triệu đồng, năm 2015 là 61.070 triệu đồng, năm 2017 là 68.082 triệu đồng, năm 2017 là 68.430 triệu đồng. Tập trung chủ yếu ở xã Hưng Hồ. Hưng Hịa là vùng có truyền thống về nuôi trồng thủy sản của thành phố Vinh - Nghệ An, đặc biệt là nuôi tôm, cá rô phi.

4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 4.3.1. Các loại sử dụng đất 4.3.1. Các loại sử dụng đất

Thành phố Vinh là vùng thích hợp với nhiều loại sử dụng đất, hệ thống cây trồng của thành phố rất phong phú và đa dạng. Từng loại sử dụng đất chỉ phù hợp với chất đất nhất định, có địa hình thích hợp.

Kết quả nghiên cứu tại địa bàn thành phố nói chung và các điểm nghiên cứu nói riêng cho thấy, các cơng thức ln canh cây trồng rất đa dạng và phong

phú. Qua thực tế điều tra, có các loại sử dụng đất nơng nghiệp sau: Chuyên lúa, 2 lúa – 1 màu, 1 lúa – 2 màu, Chuyên màu, Cây ăn quả, Hoa, cây cảnh, Nuôi trồng thuỷ sản (bảng 4.6).

Bảng 4.6. Các loại sử dụng đất nông nghiệp của thành phố Vinh Loại sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1. Chuyên lúa 1.Lúa đông xuân - Lúa hè thu 1511,03 33,82

2. 2 lúa - 1 màu

2. Lúa đông xuân - Lúa hè thu

- Ngô 51,62 1,16

3. Lúa đông xuân - Lúa hè

thu - Khoai lang 217,19 4,86

4. Lúa đông xuân - Lúa hè

Thu – rau các loại 121,94 2,73

3. 1 Lúa - 2 màu

5. Lúa đông xuân - vừng - Ngô 131,1 2,93 6. Đậu Xanh - Lúa hè thu -

Ngô 50,38 1,13

7. Lạc - Lúa hè thu - Khoai

lang 112,35 2,51

4. Chuyên màu

8. Lạc đông xuân - Lạc hè thu -

Khoai lang 126,27 2,83

9. Lạc đông xuân - Vừng HT -

Rau vụ đông 99,25 2,22

10. Lạc đông xuân - Đậu xanh

- Khoai lang 170,14 3,81

11. Lạc đông xuân- Dưa hấu -

Rau vụ đơng 225,41 5,05

12. Chun rau an tồn 201,09 4,50

5. Cây ăn quả 13. Cam 856,8 19,18

6. Hoa, cây cảnh

14. Hoa ly, hoa cúc, hoa thược dược 15. Đào Nhật tân 218,17 4,88 7. Nuôi trồng thuỷ sản 16. Tôm sú 17. Cá rô phi 18. Cá nước ngọt khác 374,82 8,39 Tổng diện tích 4467,56

Số liệu bảng 4.6 cho thấy

* Loại sử dụng đất chuyên lúa (LUT1):

Loại sử dụng đất này có diện tích lớn nhất với 1511,03 ha chiếm 33,82% so với đất nơng nghiệp của thành phố và tính cho đến nay đây là loại sử dụng đất bền vững nhất. Loại sử dụng đất này chỉ có 1 kiểu sử dụng đất đó là lúa đơng xn – Lúa hè thu. LUT này được phân bố hầu hết các xã, phường trên địa bàn thành phố như: Hưng Chính, Hưng Hịa, Nghi Đức, Hưng Đơng, Nghi Kim, Hưng Lộc, Nghi Ân, Nghi Liên, phường Đông Vĩnh, phường Hưng Dũng. Năng suất lúa hiện nay của cả hai vụ đạt được là 55 tạ/ha/năm. Cây trồng trong LUT này được phân bổ như sau:

Lúa đông xuân: Thường gieo trồng các loại giống: Bắc Thơm, AC5,Thiên ưu, TBR 225, Thục Hưng 6, Xi 23, Hương Thơm 6, XM12, Hương Thơm, ĐB6, PC6, Nếp IR352, N97, thời gian sinh trưởng từ 110 - 160 ngày, lịch thời vụ gieo mạ từ 30/11 - 20/01, cấy từ 15/01 - 10/02, thu hoạch vào cuối tháng 5 đến giữa tháng 6. Đầu tư phân bón cho 1 ha là 10,5 tấn phân hữu cơ, 150 kg đạm urê, 410 kg supe lân, 95 kg kali clorua, thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo. Năng suất đạt khoảng 58,8 tạ/ha.

Lúa hè thu: Thường gieo trồng các loại giống: Thiên ưu 8, SV181, Việt Lai, NA2, NA 9, Bắc thơm, Hương Thơm 1, PC6, Nếp IR352, Xuân Mai 12. Thời gian sinh trưởng từ 90- 120 ngày, lịch thời vụ gieo mạ từ 20/4 - 30/5, cấy từ 25/5- 5/6, thu hoạch vào tháng 10. Đầu tư phân bón cho 1 ha là 7 tấn phân hữu cơ, 120 kg đạm urê, 300 kg supelân, 100 kg kali, thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo. Năng suất đạt khoảng 48,5 tạ/ha.

* Loại sử dụng đất 2 lúa - 1 màu (LUT2):

LUT 2 lúa – 1 màu có diện tích khoảng 390,75 ha (chiếm khoảng 8,75% so với diện tích đất nơng nghiệp) với 03 kiểu sử dụng đất là:

- Lúa đông xuân - Lúa hè thu - Ngô đông;

- Lúa đông xuân - Lúa hè thu - Khoai lang

- Lúa đông xuân – Lúa hè thu – rau các loại.

LUT này phân bố ở các xã như: Nghi liên, Hưng Hịa, Nghi Đức, Nghi Kim có địa hình vàn cao và vàn, khả năng tưới tiêu chủ động, thành phần cơ giới của đất là thịt nhẹ và thịt trung bình, trong đó:

- Lúa đơng xuân: Thường gieo trồng các loại giống: Bắc Thơm, AC5,Thiên ưu, TBR 225, Thục Hưng 6, Xi 23, XM12, Hương Thơm 1, Hương Thơm 6, ĐB6, PC6, Nếp IR352, N97..., thời gian sinh trưởng từ 90- 110 ngày, lịch thời vụ gieo mạ từ 28/01 - 08/02, cấy từ 15/02 - 27/02, thu hoạch vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6. Đầu tư phân bón cho 1 ha là 10,1 tấn phân hữu cơ, 148 kg đạm urê, 400 kg supe lân, 100 kg kali clorua, thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo. Năng suất đạt 58,8 tạ/ha.

- Lúa hè thu: Thường gieo trồng các loại giống: Thiên ưu 8, SV 181, Việt Lai, NA 2, NA 9, Bắc thơm, Hương Thơm 1, PC6, Nếp IR352, Xuân Mai 12, Xi 23. Thời gian sinh trưởng từ 90- 120 ngày, lịch thời vụ gieo mạ từ 20/4 - 30/5, cấy từ 25/5- 5/6, thu hoạch vào tháng 10. Đầu tư phân bón cho 1 ha là 9 tấn phân hữu cơ, 130 kg đạm urê, 320 kg supelân, 100 kg kaliclorua, thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo. Năng suất đạt 48,5 tạ/ha.

+ Rau các loại: Thường được trồng theo vùng chuyên canh rau an toàn, rau nhà lưới chủ yếu tại các xã: Nghi Liên, Nghi Kim, phường Đông Vĩnh. Được gieo trồng từ tháng 10 đến tháng 12, gồm các loại rau: rau muống, rau dền, bắp cải, súp lơ, đậu cove. Năng suất thu được khoảng 100 tạ/1 ha.

+ Cây khoai lang: Hiện nay trên địa bàn thành phố nông dân chủ yếu trồng các giống khoai lang lấy củ của Nhật Bản, giống khoai thu hoạch rau ăn lá, các giống khoai lang như: K4, Hà Nam Vương 1, KL20209, KCL266, BT1, thời gian sinh trưởng là 90-110 ngày, năng suất đạt được 45 tạ/ha. Đầu tư phân bón cho 1 ha là 10,9 tấn phân hữu cơ, 100 kg đạm urê, 300 kg supe lân, 100 kg kali clorua.

+ Cây ngô đông: trên địa bàn thành phố cây ngô đông chủ yếu được trồng tại các xã: Nghi Liên, Hưng Hịa, Hưng Đơng. Thường trồng các giống ngô như: C919, NK4300,AG69. Thời vụ gieo trồng là từ tháng 9 đến tháng 12. Phân bón cho 1 ha là 9 tấn phân hữu cơ, 280 kg đạm urê, 400 kg supe lân, 120 kg kali clorua, thuốc trừ sâu đảm bảo tốt. Năng suất đạt được là 45 tạ/ha. * Loại sử dụng đất 1 lúa - 2 màu (LUT3):

Loại này có diện tích khoảng 292,83 ha (chiếm 6,58) diện tích đất nơng nghiệp) với 03 kiểu sử dụng đất là:

- Đậu xanh – Lúa hè thu – Ngô;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 54)