Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 82)

thành phố Vinh

- Vềcơ sở hạ tầng kỹ thuật: Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng (gió Tây Nam), bão, lụt gây nhiều cản trở đến xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đô thị hoá, công nghiệp hoá và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản nói riêng. Vì vậy, cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đồng bộ sẽ đảm bảo cho sản xuất được thuận lợi, việc lưu thông hàng hóa được thông suốt, giảm chi phí vận chuyển, tăng hiệu quả sản xuất và góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho người nông dân. Cần đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ thống thủy lợi (kiên cố hóa hệ thống kênh mương tưới tiêu, cải tạo hệ thống trạm bơm…).

Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, nhất là các kỹ thuật giống cây, giống con, bảo vệ thực vật, phân bón, thú y vào sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ trong công nghiệp chế biến để tạo sản phẩm có giá trị cao.

- Nâng cao chất lượng giống cây trồng: Quy mô dân số lớn, tỷ lệ tăng dân số hàng năm vẫn cao, đất chật người đông nên nhu cầu về đất ở và đất xây dựng công trình công cộng gây áp lực đối với đất sản xuất nông nghiệp.Vì vậy, việc

đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất cây trồng, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống của bà con nông dân là việc làm hết sức cần thiết. Trong những năm qua, thành phố Vinh đã không ngừng đưa các giống mới có khả năng chống chịu cao, cho năng suất cao vào sản xuất. Tuy nhiên, trên địa bàn thành phố Vinh vẫn còn nhiều bà con sử dụng các giống địa phương để sản xuất nên năng suất và hiệu quả không cao. Mặt khác, nhiều bà con còn mua các giống ở ngoài thị trường mà không được tư vấn hay kiểm định nào của các cơ quan chức năng nên dẫn đến tình trạng chất lượng giống không đảm bảo cho sản xuất. Vì vậy, trong thời gian tới thành phố cần phải quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi. Và để làm được điều này thì thành phố cần phải:

+ Đẩy mạnh công tác khảo sát, nghiên cứu các loại giống cây trồng khác nhau nhằm lựa chọn được các giống cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế - xã hội của điạ phương, cho năng suất cao vào sản xuất.

+ Đẩy mạnh việc bố trí các lực lượng khuyên nông bám sát cơ sở nhằm cung cấp những thông tin cũng như tư vấn về các loại giống cho bà con, giúp bà con có những hướng lựa chọn đúng đắn hơn về các loại giống cây trồng, vật nuôi phục vụ cho việc sản xuất.

+ Có trung tâm giống, ở đó tập trung những giống cây trồng vật nuôi vừa đảm bảo về chất lượng vừa cho năng suất cao, đảm bảo sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường, ngoài ra các hợp tác xã có thể trực tiếp cung cấp giống cho bà con nhằm đảm bảo cho bà con mua được giống có chất lượng cao.

- Về thị trường tiêu thụ nông sản: Kết quả điều tra cho thấy hầu hết các sản phẩm nông nghiệp của các xã trên địa bàn thành phố Vinh hầu hết dùng để tiêu dùng, chưa được đưa ra thị trường bao gồm sản phẩm như lúa, khoai lang… các sản phẩm chủ yếu được bán ở chợ. Nông sản được bắt đầu từ người nông dân và được bán cho người tiêu dùng hoặc qua các khâu trung gian là những người buôn bán. Nhìn chung thị trường còn đơn giản, sản xuất phân tán chưa gắn liền với thị trường, thiếu sự liên kết giữa người sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu. Do vậy, cần cung cấp hệ thống thông tin về giá cả sản phẩm của thị trường cho nông hộ một cách kịp thời. Cần phải mở rộng và nâng cấp các chợ nông thôn để ổn định giá nông sản và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

vứt bừa bải ra bờ ruộng và kênh mương, lượng bón phân hóa học không cấn đối giữa N, P, K. Vì vậy cần có cơ chế quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm giảm dư lượng thuốc BVTV để đảm bảo môi trường đất, nước, không khí. Xây dựng quy trình bón phân cân đối N, P, K. Mặt khác cán bộ khuyến nông thường xuyên thăm đồng kiểm tra dịch bệnh phát hiện kịp thời tình hình sâu bệnh hại để thông báo trên hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng cho người dân biết và phun thuốc kip thời, tránh tình trạng như hiện nay là quá lạm dụng thuốc BVTV.

Ngoài các giải pháp trên thì giải pháp về vốn cũng là điều kiện quan trọng cho quá trình phát triển sản suất, nông dân luôn nằm trong tình trạng thiếu vốn đầu tư và cần được cung cấp. Vì sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, cây trồng nếu được đầu tư đúng mức và kịp thời thì sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu, phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Vinh, tôi rút ra một số kết luận sau:

1.Thành phố Vinh có vị trí khá thuận lợi cho việc lưu thông, trao đổi hàng hóa nông sản và vật tư nông nghiệp. Tốc độ tăn trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2017 bình quân đạt 4,68%, thu nhập bình quân đầu người đạt 36,46 triệu đồng/người/năm năm 2017, tăng 1,5 lần so với năm 2013. Hộ nghèo giảm xuống còn 0,52%. Đề án phát triển nông nghiệp ven đô thành phố đến năm 2020 thành phố đã quy hoạch 6 vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Hình thành 170 mô hình kinh tế ứng dụng khoa học kỹ thuật cao như mô hình nuôi cá Lăng chấm, cá Vược nước ngọt, cá Trắm đen....

2. Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Vinh là 10.499,96 ha. Trong đó, đất nông nghiệp của thành phố Vinh là 4.678,47 ha chiếm 44,56 % diện tích đất tự nhiên với 7 loại sử dụng đất (các loại sử dụng đất: chuyên lúa, 2 lúa – 1 màu, 1 lúa- 2 màu, chuyên màu, trồng hoa và cây cảnh, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản) và 19 kiểu sử dụng, loại sử dụng đất lớn nhất là chuyên lúa với diện tích 1511,03 ha, chiếm 33,20% tổng diện tích tự nhiên, loại sử dụng đất diện tích nhỏ nhất là hoa, cây cảnh với diện tích 218,17 ha chiếm 4,88% tổng diện tích tự nhiên. 3. Kết quả đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của thành phố Vinh cho thấy:

- Về hiệu quả kinh tế: LUT hoa cây cảnh cho hiệu quả kinh tế cao nhất với giá trị sản xuất 354 triệu đồng/ha, thu nhập hỗn hợp 249,75 triệu đồng/ha, giá trị ngày công 292 nghìn đồng/công/ngày, hiệu quả đồng vốn 2,5 lần.

- Về hiệu quả xã hội: LUT hoa cây cảnh thu hút nhiều lao động nhất với 848 công lao động, mức độ tiêu thụ sản phẩm và mức độ chấp nhận của người dân đạt trên 80%.

- Về hiệu quả môi trường: Các LUT đều có ảnh hưởng tới môi trường. Tuy nhiên LUT nuôi trồng thủy sản có hiệu quả mội trường cao hơn cả.

Trên cơ sở hiệu quả của các loại sử dụng đất được xem xét và các mục tiêu phát triển hiệu quả và bền vững, chúng tôi đề xuất định hướng sử dụng đất nông

nghiệp ở thành phố Vinh có 5 loại sử dụng đất được đề xuất diện tích tương ứng như sau: Loại sử dụng đất chuyên lúa, chuyên màu, cây ăn quả, hoa và cây cảnh, nuôi trồng thủy sản.

4. Giải pháp thực hiện:

- Cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đồng bộ.

- Việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao chất lượng giống cây trồng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất .

- Hình thành hệ thống tiêu thụ sản phẩm một cách đồng bộ và chuyên nghiệp. - Cần có cơ chế quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm giảm dư lượng thuốc BVTV để đảm bảo môi trường đất, nước, không khí. Xây dựng quy trình bón phân cân đối N, P, K.

5.2. KIẾN NGHỊ

Đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về tiềm năng đất đai của thành phố để bổ sung thêm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường và xã hội làm cơ sở quan trong cho phân bổ và tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp để hướng tới một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt:

1. Cao Thị Hoài Thu (2014). Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. Học viện nông nghiệp Việt Nam. 2. Cục thống kê tỉnh Nghệ An (2017), Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An 2016-2017. 3. Đào Châu Thu (1999). Đánh giá đất. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Đỗ Nguyên Hải (2000), Đánh giá đất và định hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn - Bắc Ninh, Luận án tiến sĩ Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

5. Đỗ Thị Tám (2001). Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá huyện Văn Giang - tỉnh Hưng Yên. Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.

6. Đường Hồng Dật và cs. (1994), Lịch sử nông nghiệp Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Hội khoa học Đất (2000). Đất Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khóa (2003). Nhà xuất bản từ điển bách khoa, Hà Nội.

9. Lê Thái Bạt (2003). “Sử dụng Đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững”. Tạp chí cộng sản.

10. Lê Trọng Cúc và Trần Đức Viên (1995). Phát triển hệ thống canh tác. NXB nông nghiệp Hà Nội.

11. Lê Trọng Yên (2004). Đánh giá hiệu quả và đề xuất hướng sử dụng đất nông - lâm nghiệp hợp lý trên điạ bàn huyên Krông Pak- tỉnh Daklak. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

12. Lê Viết Phú (2014). Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn - tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. Học viện nông nghiệp Việt Nam. 13. Lương Văn Hinh (2003). Giáo trình quy hoạch sử dụng đất đai. NXB Nông

Nghiệp, Hà Nội.

14. Nguyễn Duy Chinh (2003). Đánh giá hiện trạng và Định hướng sử dụng Đất nông nghiệp huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Trường ĐH NN, Hà Nội.

15. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Vân (2009). Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn - tỉnh Nghệ An - Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường ĐH NN, Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Vòng (2001), Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam hai mươi năm đổi mới quá khứ và hiện tại. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Nguyễn Văn Phương (2014). Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Phúc Thọ - Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Học viện nông nghiệp Việt Nam.

20. Quốc hội nước CHXHCNVN (2013). Luật Đất đai 2013. NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội.

21. Phạm Anh Tuấn (2014). Đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. Học viện nông nghiệp Việt Nam.

22. Phạm Chí Thành (1998). Phương pháp luận trong xây dựng hệ thống canh tác ở Miền Bắc Việt Nam, Tạp chí hoạt động khoa học (3).

23. Phòng thống kê thành phố Vinh (Niên giám thống kê thành phố Vinh 2010-2017). 24. Tạ Thị Đoàn (2017). Tạp chí tài chính. Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong bối

cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 20/9/2017. Học viện chính trị khu vực.

25. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An (2017). Tài liệu tập huấn của trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An năm 2017.

26. Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Vinh (2017,2018). Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 của UBND thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An.

27. Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Vinh (2015). Báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hàng hoá thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An thời kỳ 2015-2020.

28. Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Vinh (2015). Báo cáo quy hoạch sử dụng đất thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An đến 2020.

29. Vũ Khắc Hòa (1996). Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng Đất canh tác trên Địa bàn huyện Thuận Thành - tỉnh Hà Bắc. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

30. Vũ Ngọc Tuyên (1994). Bảo vệ môi trường Đất Đai. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 31. Vũ Thị Phương Thuỵ (2000). Thực trạng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả

kinh tế sử dụng đất canh tác ở ngoại thành Hà Nội. Luận án Tiến sĩ kinh tế nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng Anh:

32. FAO (1990). World Food Dry, Rome. Masanobu Fukuoka (1985). Natural Way of Farming, Japan Pubns.

Phụ lục 1

Giá cả một số mặt hàng ở thành phố Vinh tại thời điểm điều tra STT Tên sản phẩm Giá bán trên thị trường ( tại thời điểm điều tra)

(đồng/1kg)

NS(tạ/1 ha) Nông phẩm

1 Lúa đông xuân 6000 60

2 Lúa hè thu 5800 50 3 Ngô đông 7500 45 5 Khoai Lang 5000 36 6 Rau các loại 9000 80 7 Lạc hè thu 15000 28 8 Lạc xuân 10000 25 9 Vừng 110000 6 10 Đậu xanh 35000 10 11 Dưa hấu 5000 128 12 Cam 28000 55 13 Cá rô phi 15000 35 14 Tôm thẻ 125000 42 Phân bón (đồng/kg) 1 Đạm Urê 10000 2 Supe Lân 6000 3 Kali Clorua 11000 4 Phân tổng hợp NPK 5000 5 Vôi 5.500 Giống (đồng/kg) 1 Lúa 20000 2 Lạc 30000 3 Ngô 50000 4 Đậu 65000 5 Vừng 150000

Phụ lục 2

Bảng tính hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của các loại cây trồng

STT Cây trồng GTSX CPTG TNHH GTNC HQĐV

(1000đồng) (1000đồng) (1000đồng) (ngày công) (1000đồng) (Lần)

1 Lúa đông xuân 36000 12405 23595 190 124.18 1.9 2 Lúa hè thu 29000 10208 18792 170 110.54 1.8 3 Ngô đông 31500 10515 20985 250 83.94 2.0 5 Khoai Lang 39600 16780 22820 265 86.11 1.4 6 Rau các loại 48000 18000 30000 290 103.45 1.7 7 Lạc hè thu 33600 13200 20400 220 92.73 1.5 8 Lạc xuân 25000 12100 12900 240 53.75 1.1 9 Vừng 48000 14700 33300 320 104.06 2.3 10 Đậu xanh 32000 9500 22500 205 109.76 2.4 11 Dưa hấu 57600 26000 31600 370 85.41 1.2 12 Cam 154000 52100 101900 390 261.28 2.0 13 Hoa Ly 310000 112600 197400 750 263.20 1.8 14 Đào 398000 95850 302150 946 319.40 3.2 15 Cá nước ngọt 310000 89000 221000 770 287.01 2.5 16 Cá rô phi 150000 51000 99000 425 232.94 1.9 17 chân trắng Tôm thẻ 320000 105000 215000 880 244.32 2.0 18 Tôm sú 420000 115500 304500 790 385.44 2.6

Phụ lục 3

Một số hình ảnh tại địa bàn điều tra

Hình ảnh trồng hoa tại Nghi Ân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 82)