Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 48 - 51)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của thành phố Vinh

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1. Khái quát về sự phát triển kinh tế xã hội

Cơ cấu kinh tế của thành phố trong những năm qua đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng dịch vụ và giảm tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, nông - lâm - ngư nghiệp.

Bảng 4.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Vinh

Đơn vị: %

Các chỉ tiêu kinh tế Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng số 100 100 100 100

Công nghiệp - xây dựng 32,19 32,62 32,68 31,44

Dịch vụ 65,82 65,61 65,58 66,88

Nông - lâm – ngư nghiệp 1,99 1,78 1,75 1,68

Nguồn: Niên giám thống kê của Thành phố Vinh (2010-2017) Bên cạnh sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế thì thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch đáng kể. Cùng với sự hoàn thiện của cơ chế thị trường, tỷ trọng kinh tế nhà nước và tập thể giảm, tăng dần tỷ trọng các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành và lĩnh vực

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Giá trị sản xuất của ngành nông, lâm ngư nghiệp năm 2017 ước đạt 447 tỷ đồng, tăng 1,1% so với cùng kỳ.

Khu vực kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng sản phẩm quốc nội (4,7% GDP). Trong những năm qua, nông nghiệp của thành phố phát triển theo hướng chuyển từ độc canh trồng cây lương thực sang sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, đồng thời đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây con, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, hình thành vùng rau an tồn, hoa cây cảnh, phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản.

b. Khu kinh tế công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2017 đạt 18.320 tỷ đồng, đạt 100,8% KH, tăng 10,3% so cùng kỳ. Tập trung đầu tư một số sản phẩm: cơ khí,

điện tử, điện lạnh, may mặc, sản phẩm vật liệu xây dựng chất lượng cao. Các sản phẩm truyền thống tăng khá từ 9 - 16% như: quần áo may mặc sẵn, bánh mứt kẹo, giấy bìa, vật liệu xây dựng các loại, cơng nghiệp điện, nước. Như nhà máy may mặc Hoàng Thị Loan phường Bến Thuỷ, Nhà máy bao bì tại xã Nghi Liên.... Thành phố hiện có 5 khu cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp trong đó khu cơng nghiệp Bắc Vinh diện tích 60,16 ha, cơ bản được lấp đầy và tạo việc làm cho hơn 1.657 lao động; 3 cụm công nghiệp (Đông Vĩnh, Nghi Phú, Hưng Lộc) cũng cơ bản đã được lấp đầy với diện tích 24,9 ha, các doanh nghiệp đã đi vào sản xuất ổn định và phát triển. Dự án khu công nghiệp Hưng Đông đang triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật để các doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh.

- Các cơ sở sản xuất công nghiệp khác trên địa bàn thành phố chủ yếu là công nghiệp sạch; những cơ sở gây ô nhiệm môi trường đã và đang được di chuyển ra các khu công nghiệp tập trung.

- Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề cũng ngày càng phát triển, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm và dịch chuyển cơ cấu kinh tế.

c. Thương mại - dịch vụ - du lịch

Các hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục có bước phát triển, giá trị sản xuất ngành dịch vụ năm 2017 đạt 15.460 tỷ đồng, tăng 9,5% cùng kỳ.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2017: 16.200 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ.

Dịch vụ là ngành kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP của thành phố. Trong giai đoạn hiện nay, ngành dịch vụ khơng những khơng thể thiếu mà cịn phải mở rộng để đáp ứng nhu cầu của thời đại.

Hoạt động thương mại đã có nhiều bước phát triển đáng kể, hàng hóa lưu thơng ngày càng thuận lợi, đáp ứng được nhu cầu phát triển đáng kể, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của dân cư cũng như yêu cầu phát triển sản xuất của các ngành kinh tế.

Về mạng lưới chợ, hiện nay trên địa bàn thành phố có 17 chợ và cịn có một số chợ khác Được dựng lên ở nhiều nơi tại các ngỏ hẻm, lề đường của thành phố. Trong số đó chợ Vinh đóng vai trị là đầu mối quan trọng, là trung tâm phân phối hàng hóa cho các huyện với khối lượng lớn hàng công nghệ phẩm, công

nghệ thực phẩm và cũng là trung tâm thu gom hàng hóa nơng sản thực phẩm từ các huyện về để sơ chế, đóng gói, chỉnh lý, xuất đi cho các tỉnh lân cận…Diện tích bình qn một chợ là 5,340 m2. Số người kinh doanh bình quân trên địa bàn vào khoảng 363 hộ/chợ.

Với vị trí là trung tâm của tỉnh Nghệ An, thành phố Vinh có rất nhiều yếu tố địa lý thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Là thành phố nằm trên quê hương Bác Hồ, cách khu di tích Kim Liên khoảng hơn 20 km, cách bãi biển Cửa Lò khoảng 17 km. Đây là 2 Điểm du lịch có sức hấp dẫn Đối với khách du lịch. Các vùng phụ cận Vinh có khu du lịch Đền Cuông - Cửa Hiền, vườn quốc gia Pumat… cùng với hơn 1000 di tích văn hóa lịch sử, cách mạng và các lễ hội, làng nghề mang đậm đà bản sắc xứ Nghệ.

4.1.2.3 Dân số và lao động, việc làm và thu nhập

Dân số trung bình của thành phố Vinh năm 2017 khoảng 317.64 người. Lực lượng lao động của thành phố khá dồi dào và có trình độ tay nghề cao hơn các huyện thị xã trong tỉnh, năm 2017 đạt khoảng 37% tổng số lao động, trong đó cơng nhân kỹ thuật chiếm 68%. Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống của người dân tăng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người của thành phố tăng nhanh qua các năm: năm 2013 là 51 triệu/người/năm tăng lên 68 triệu/người/năm năm 2017.

4.1.2.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

Thành phố Vinh là đầu mối giao thông lớn của cả tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ, có nhiều tuyến giao thông quan trọng của tỉnh, vùng và cả nước. Nằm trên trục đường giao thông huyết mạch Bắc - Nam về cả đường bộ - đường sắt - đường thuỷ và đường hàng khơng. Về đường bộ gồm có tuyến đường 1A, quốc lộ 1A mới (đường tránh Vinh). Ngoài ra, thành phố Vinh có các tuyến đường trong thành phố với chiều rộng từ 40 đến 56 mét. Các đường khu nhà ở rộng từ 12 đến 24 mét, phần lớn là đường đá dăm tiêu chuẩn láng nhựa nhiều lớp. Về đường sắt có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua phía Tây của thành phố. Về đường thủy, Sơng Lam ở phía Nam thành phố Vinh là tuyến đường thủy quan trọng của tỉnh gồm có cảng Bến Thủy và cảng dầu Hưng Hồ. Về đường hàng khơng, sân bay Vinh nằm ở phía Bắc Thành phố là sân bay cấp 4C theo tiêu chuẩn ICAO, có đường băng dài 2400m, rộng 45m, có vị trí quan trọng trong q trình phát triển

kinh tế và bảo vệ quốc phòng an ninh của Vùng Bắc Trung Bộ (Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất thành phố Vinh Đến năm 2020).

Nhìn chung hệ thống giao thông của thành phố khá hoàn chỉnh và ngày càng được đầu tư nâng cấp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH- HĐH.

b. Thuỷ lợi

Hệ thống thoát nước cho thành phố Vinh được chia làm 4 lưu vực. Các kênh tiêu chính trên địa bàn gồm có: kênh số 4 (kênh Đông Vĩnh), kênh số 1, kênh Hồng Bàng, kênh số 2, kênh số 3, kênh Bắc. Ngồi ra cịn các kênh đất cấp I khác có chất lượng thốt nước chưa tốt. Thành phố Vinh được ngăn cách với sông Lam bằng đê 42 (đê tả Lam), để làm nhiệm vụ ngăn nước lũ sông Lam bảo vệ sản xuất và dân sinh của toàn bộ vùng Nam - Hưng - Nghi và thành phố Vinh

(nguồn: Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất thành phố Vinh Đến năm 2020).

Về cơ bản các công trình hồ đập, trạm bơm đáp ứng được yêu cầu sản xuất tối thiểu của sản xuất nông nghiệp. Song một số tuyến kênh vẫn chưa được duy tu, nạo vét, nâng cấp hàng năm, hệ thống tiêu úng chưa được đầu tư đồng bộ, do đó khả năng thốt nước mưa vào mùa mưa lũ gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 48 - 51)