7. Tổng quan tài liệu
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP BẢN VIỆT
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Thông tin cơ bản về Ngân hàng TMCP Bản Việt
Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Bản Việt Tên tiếng Anh: Viet Capital Commercial Joint Stock Bank Tên tiếng Việt viết tắt: Ngân hàng Bản Việt
Tên tiếng Anh viết tắt: Viet Capital Bank
Hội sở: 112-118 Hai Bà Trưng, P. Đa Kao, Quận 1, Tp. Hồ Chắ Minh
Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Bản Việt (tiền thân là Ngân hàng TMCP Gia Định) được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 23/12/1992 theo giấy phép thành lập số 576/GP-UB của UBND Thành phố Hồ Chắ Minh và Giấy phép hoạt động số 0025/NH-CP ngày 22/08/1992 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở hợp nhất 02 Hợp tác xã tắn dụng Bạch Đằng và Kỹ Thương với số vốn điều lệ ban đầu là 05 tỷ đồng.
Được thành lập và đi vào hoạt động với xuất phát điểm là một Ngân hàng nhỏ trong bối cảnh nước ta đang tiến hành đổi mới nền kinh tế, hơn 20 năm hình thành và phát triển, ngày nay mạng lưới hoạt động của Ngân hàng đang được mở rộng từ Nam ra Bắc, uy tắn của Ngân hàng ngày càng được nâng cao, tạo được thương hiệu lớn mạnh trong toàn hệ thống Ngân hàng, thể hiện sức sống tiềm năng, phát triển mạnh và ổn định của Ngân hàng trên thị trường.
hàng TMCP Gia Định chắnh thức tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng.
Ngày 25/08/2011 được chấp thuận của NHNN Việt Nam và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ngân hàng TMCP Gia Định đã hoàn thành việc nâng vốn điều lệ năm 2011 từ 2.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng.
Ngày 09/01/2012 được sự chấp thuận của NHNN Việt Nam, Ngân hàng TMCP Gia Định chắnh thức thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu, với tên gọi mới là Ngân hàng TMCP Bản Việt.
2.1.3. Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Bản Việt những năm gần đây
a. Tình hình huy động vốn
Huy động vốn là một trong những mãng kinh doanh chắnh của VCCB, hệ thống luôn xác định huy động vốn là cơ sở đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển.
Trong những năm quaVCCB luôn chú trọng đến công tác huy động vốn, để gia tăng nguồn vốn huy động, hệ thống không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa các sản phẩm, hình thức và biện pháp huy động, giao kế hoạch tới từng phòng ban, từng cán bộ nhân viên. Với những chắnh sách ưu việt, VCCB đã đạt được những con số khả quan, được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bản Việt
Đơn vị tắnh: Tỷ đồng TT Đối tƣợng huy động 2011 2012 2013 2014 So sánh Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền 2012/2011 2013/2012 2014/2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1 TG tổ chức 3.574 7.459 8.731 10.827 3.885 108,7 1.272 17,1 2.096 24,0 2 TG cá nhân 1.657 2.839 3.342 3.860 1.182 71,3 503 17,7 518 15,5 Tổng cộng 5.231 10.298 12.073 14.687 5.067 96,9 1.775 17,2 2.614 21,7
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Bản Việt)
Qua bảng tổng số liệu ta thấy tổng nguồn vốn huy động của VCCB ở mức tương đối cao so với quy mô của các ngân hàng thương mại cùng cấp. Năm 2012 tăng 96,9% so với năm 2011. Tuy nhiên năm 2013 do tình hình kinh tế chung gặp khó khăn nên huy động vốn của VCCB có sự tăng trưởng nhưng không ấn tượng và bức phá như những năm trước đó, tăng trưởng
không mạnh chỉ 17,2% so với năm 2012. Tương tự năm 2014, huy dộng vốn của VCCB cũng tăng trưởng ở mức trung bình so với năm 2013, tăng trưởng chủ yếu ở nhóm tổ chức với số tiền 2.096 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 24%.
b. Tình hình cho vay
Đây là hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất cho hệ thống. Để tăng dư nợ, VCCB đã mở rộng đầu tư tắn dụng cho mọi thành phần kinh tế, đặc biệt chú trọng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhắm tới các dự án có tắnh khả thi cao, mở rộng địa bàn hoạt động. Với những nỗ lực của Ban điều hành và cùng toàn thể cán bộ nhân viên, VCCB đã đạt được những kết quả sau:
Bảng 2.2. Dư nợ của Ngân hàng TMCP Bản Việt
Đơn vị tắnh: Tỷ đồng TT Loại cho vay 2011 2012 2013 2014 So sánh Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền 2012/2011 2013/2012 2014/2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1 Ngắn hạn 2.931 5.743 6.382 8.014 2.812 95,9 639 11,1 1.632 25,6 2 Trung, dài hạn 1.449 2.039 3.652 4.975 590 40,7 1.613 79,1 1.323 36,2 Tổng cộng 4.380 7.782 10.034 12.989 3.402 77,7 2.252 28,9 2.955 29,4
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Bản Việt)
Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động cho vay của VCCB đều tăng qua các năm. Đặc biệt là năm 2012, tỷ lệ tăng trưởng hoạt động cho vay so với năm 2011 là 77,7%. Năm 2013 tỷ lệ tăng trưởng tắn dụng chậm lại do VCCB thực hiện chủ trương chung của Nhà Nước là thắt chặt tắn dụng để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên với mức tăng trưởng hoạt động cho vay năm 2013 là 28,9% , tỷ lệ này vẫn cao hơn rất nhiều so với các ngân hàng thương mai trên thị trường. Năm 2014,
ngân hàng thương mại trên địa bàn ứ đọng vốn, tuy nhiên với lợi thế là ngân hàng lâu năm trên địa bàn có khu công nghiệp, lượng khách hàng truyền thống nhiều cùng với lãi suất cạnh tranh thì VCCB vẫn tăng trưởng tắn dụng được ở mức ổn định so với năm 2013 là 29,4%.
c. Kết quả kinh doanh
Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bản Việt
Đơn vị tắnh: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 So sánh Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền 2012/2011 2013/2012 2014/2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1 Tổng thu 579 667 593 744 88 15,2 -74 -11,1 151 25,5 2 Tổng chi 219 395 458 537 176 80,4 63 15,9 79 17,2 3 Lợi nhuận 360 272 135 207 -88 -24,4 -137 -50,4 72 53,3
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Bản Việt)
Qua số liệu trên cho thấy kết quả kinh doanh của Ngân hàng 4 năm qua đều có lãi. Tuy nhiên, do khó khăn chung của thị trường, các năm 2012, 2013 lợi nhuận có xu hướng giảm so với các năm trước đó. Đặc biệt năm 2013 lợi nhuận của Ngân hàng chỉ đạt 44% chỉ tiêu lợi nhuận so với kế hoạch đề ra. Đến năm 2014 với tình hình khó khăn chung, lãi suất đầu vào tăng cao nhưng Ngân hàng vẫn đạt được sự tăng trưởng ấn tượng, tăng 53,3% so với năm 2013.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢN VIỆT
2.2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tƣ tại Ngân hàng TMCP Bản Việt
Thẩm định tài chắnh dự án là một trong những nội dung của thẩm định dự án. Hiện nay, Ngân hàng TMCP Bản Việt chưa có quy trình thẩm định dự án riêng mà nằm trong quy trình thẩm định dự án trung dài hạn. Việc tổ chức thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng được chia làm hai khâu: Khâu tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định, theo dõi, thu hồi nợ và khâu xét duyệt, ra quyết định cho vay. Ở mỗi khâu, ngân hàng đều quy định rõ nội dung thực hiện, trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm liên đới giữa các khâu. Gồm các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ khách hàng
Nhân viên phòng khách hàng doanh nghiệp là người trực tiếp tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng (do khách hàng có nhu cầu mang đến ngân hàng hoặc do nhân viên tự tiếp thị) hoặc do các chi nhánh trong toàn hệ thống gửi về. Trên cơ sở nhu cầu của khách hàng, nhân viên sẽ hướng dẫn khách hàng chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ về tài chắnh, hồ sơ thể hiện năng lực kinh doanh, hồ sơ dự án, hồ sơ về tài sản đảm bảo.
Trường hợp hồ sơ khách hàng cung cấp còn thiếu, hoặc cần bổ sung thêm hồ sơ trong quá trình thẩm định thì nhân viên tắn dụng phải có văn bản thông báo đến khách hàng về việc bổ sung hồ sơ trong khoảng thời gian nhất định.
Bước 2: Thu thập và xử lý thông tin
Ngay sau khi được phân công nhiệm vụ, nhân viên thẩm định phải tiến hành thu thập thông tin về khách hàng vay vốn. Ngoài những thông mà khách hàng cung cấp thì nhân viên thẩm định còn phải thu thập những thông tin từ
nhiều nguồn khác như từ dữ liệu lưu trữ của ngân hàng, thông tin về tình hình dư nợ, uy tắn trong quan hệ tắn dụng từ trung tâm thông tin tắn dụng của Ngân hàng Nhà nước, từ cơ quan chức năng, các mối quan hệ của doanh nghiệp với thị trường đầu vào, đầu raẦ
Bên cạnh đó, nhân viên thẩm định cũng phải xem xét dự án mà doanh nghiệp xin vay vốn có phù hợp với những định hướng tắn dụng của VCCB trong giai đoạn hiện tại hay không, khách hàng có nằm trong đối tượng ưu đãi về lãi suất, phắ, tài sản đảm bảoẦ hay không.
Bước 3: Thẩm định và lập tờ trình thẩm định
Sau khi thu nhập đầy đủ hồ sơ, thông tin về khách hàng và dự án của khách hàng. Nhân viên thẩm định tiến hành tiếp cận thực tế để khảo sát về mức độ chắnh xác của các thông tin trong hồ sơ của khách hàng như: các yếu tố đầu vào, đầu ra của DA, quy mô vốn đầu tư, khả năng tài chắnh của khách hàngẦTùy theo đặc điểm, loại hình và quy mô của dự án trước khi bắt tay vào tắnh toán hiệu quả dự án, nhân viên thẩm định cần xác định mô hình đầu vào, đầu ra phù hợp nhằm đảm bảo khi tắnh toán phản ánh trung thực, chắnh xác, hiệu quả tài chắnh dự án và khả năng trả nợ của dự án.
Khi đã xác định được mô hình đầu vào, đầu ra của dự án, cần phải phân tắch dự án để tìm ra các dữ liệu đầu vào, đầu ra cần thiết phục vụ cho việc tắnh toán hiệu quả dự án bằng các thứ tự sau:
Thứ nhất: Đọc kỹ báo cáo nghiên cứu khả thi, phân tắch trên các phương diện khác nhau của dự án để tìm ra các dữ liệu phục vụ cho công tác tắnh toán hiệu quả dự án. Các phương diện cần phân tắch bao gồm:
+ Phân tắch thị trường: sản lượng tiêu thụ, giá bán, chi phắ bán hàng. + Nguyên nhiên vật liệu, nguồn cung cấp: giá các chi phắ đầu vào. + Kỹ thuật, công nghệ: công suất, thời gian khấu hao, thời gian hoạt động của dự án, định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
+ Tổ chức quản lý: nhu cầu nhân sự, chi phắ nhân công, quản lý. + Kế hoạch thực hiện, ngân sách.
Thứ 2: Xác định các giả định để tắnh toán cho trường hợp cơ sở. Tắnh toán hiệu quả tài chắnh và khả năng trả nợ của dự án với các giả định dự kiến sát với thực tế dự báo sẽ xảy ra nhất.
Thứ 3: Xác định các tình huống khác ngoài trường hợp cơ sở. Đánh giá độ tin cậy của các dữ liệu trong trường hợp cơ sở, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả dự án, từ đó thiết kế các tình huống khác có thể xảy ra. Xác định các dữ liệu cơ sở có độ tin cậy chưa cao và nhạy cảm đối với hiệu quả của dự án để chuẩn bị bước phân tắch rủi ro.
Song song với việc thẩm định thì nhân viên thẩm định sẽ thực hiện việc chấm điểm xếp hạng tắn dụng trên phần mềm xếp hàng tắn dụng nội bộ của ngân hàng. Nếu đề xuất cho vay thì thực hiện tiếp bước 4, nếu từ chối thì làm thông báo bằng văn bản trả lời khách hàng.
Bước 4: Phê duyệt tắn dụng
Nhân viên thẩm sau khi hoàn thành xong tờ trình thẩm định sẽ chuyển lãnh đạo của phòng khách hàng doanh nghiệp xem xét, nếu đồng ý thì chuyển toàn bộ hồ sơ đã có sự phê duyệt của Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp sang phòng quản lý rùi ro.
Phòng quản lý rủi ro thực hiện tái thẩm định dự án phê duyệt chấm điểm xếp hạng tắn dụng.
Giám Đốc khối khách hàng doanh nghiệp thực hiện phê duyệt cấp tắn dụng, ký kết hợp đồng nằm trong thẩm quyền phê duyệt của khối.
Nếu vượt thẩm quyền thì thực hiện trình hồ sơ lên Hội đồng tắn dụng Hội sở.
Bước 5: Thông báo tắn dụng đến khách hàng và thực hiện các thủ tục để giải ngân cho khách hàng
Sau khi có kết quả phê duyệt tắn dụng, Khối khách hàng doanh nghiệp và định chế có nhiệm vụ lập thông báo gởi đến khách hàng và soạn thảo các hợp đồng liên quan để ký kết giữa khách hàng và ngân hàng.
Khối khách hàng doanh nghiệp và định chế là bộ phận chịu trách nhiệm giám sát quá trình giải ngân, sử dụng vốn vay, trả nợ cho đến khi khoản vay được tất toán.
Qua quá trình trên có thể thấy quy trình thẩm định dự án đầu tư đã được tổ chức một cách chặt chẽ, gọn nhẹ từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến khâu giải ngân vốn vay. Việc thẩm định dự án thuộc về Khối khách hàng doanh nghiệp và định chế nhưng có sự thẩm định lại, phê duyệt kết quả xếp hạng tắn dụng nội bộ của Khối vận hành nên đã đảm bảo được tắnh khách quan, chắnh xác, tránh được những trường hợp Khối khách hàng doanh nghiệp và định chế vì mục tiêu doanh số mà đề xuất cho vay đối với những dự án kém hiệu quả. Tuy nhiên, do việc phê duyệt kết quả thẩm định qua nhiều phòng ban khác nhau nên có thể kéo dài thời gian trong việc cấp tắn dụng cho khách hàng, trong nhiều trường hợp có những khách hàng tốt đã chuyển qua ngân hàng khác để vay.
Mặc khác, các hồ sơ ở Chi nhánh chuyển về thì nhân viên Khối khách hàng doanh nghiệp và định chế và nhân viên tắn dụng tại chi nhánh cùng phối hợp thẩm định một DAĐT nên dễ nảy sinh trường hợp có nhận định khác nhau về dự án. Nhân viên tắn dụng tại chi nhánh là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và khảo sát thực tế tình hình DAĐT nên họ có cái nhìn thực tế hơn, trong khi nhân viên tắn dụng tại Hội sở chỉ đánh giá trên hồ sơ được cung cấp vì vậy khó tránh khỏi việc đánh giá chủ quan trên giấy tờ và không theo sát tình hình thực tế.
2.2.2. Thực trạng công tác thẩm định tài chắnh dự án đầu tƣ tại Ngân hàng TMCP Bản Việt
Công tác thẩm định tài chắnh dự án đầu tư đã thực hiện theo đúng quy trình mà VCCB hướng dẫn, về cơ bản tuân thủ theo các bước như đã phân tắch ở chương 1.
a. Thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu là bước đầu tiên trong quá trình thẩm định tài chắnh dự án đầu tư. Việc thu thập dữ liệu cần đảm bảo tắnh chắnh xác, đầy đủ, khách quan để đảm bảo kết quả thẩm định được chắnh xác.
Nguồn dữ liệu đầu tiên mà nhân viên thẩm định có được đó là nguồn dữ liệu từ khách hàng. Nguồn dữ liệu này do khách hàng cung cấp để xin vay hoặc do nhân viên tiếp thị mang về. Khi nhận các dữ liệu này nhân viên thẩm đinh phải kiểm tra xem hồ sơ đã đầy đủ theo quy định của ngân hàng hay chưa, nếu còn thiếu yêu cầu khách hàng bổ sung thêm. Đây là nguồn dữ liệu rất quan trọng, phục vụ chủ yếu cho việc thẩm định tài chắnh của dự án.
Nguồn dữ liệu tiếp theo mà nhân viên thẩm định có được là nguồn dữ liệu lưu trữ trên hệ thống. Những dữ liệu này có được do khách hàng vay vốn là khách hàng truyền thống của ngân hàng hoặc do trước đây đã từng tiếp thị nhưng chưa thành công.
Nguồn dữ liệu thứ ba mà nhân viên thẩm định có được là do chắnh họ điều tra, thu thập. Đây cũng là nguồn dữ liệu rất quan trọng, vì nó đảm bảo