339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP.HCM Giờ mở cửa: 6h - 13 h30
Chùa Vĩnh Nghiêm có kiến trúc như một ngôi chùa Nhật Bản. Chùa được xây dựng từ 1964 đến 1971 theo bản vẽ của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng. Chùa xây dựng theo kiểu chữ “ công ”. Mặt hướng Đông Bắc, gồm một tầng trệt và một tầng lầu. Khi đi qua cổng tam quan thì bên tay phải là tháp chuông mới xây dựng để gát quả chuông. Quả đại hồng chung với đường kính 1, 8 m do các Phật tử thuộc dòng Tào Động ở Nhật Bản quyên góp 8 triệu yên để đúc quả chuông, tặng cho chùa này 1971. Chùa này trứơc đây là một con kinh sình lầy nằm cạnh con kênh Nhiêu Lộc. Sau năm 1964, vị hoà thượng trụ trì đã mua mảnh đất này và quyết định cải tạo và đắp vùng đất này để xây lên ngôi chùa hiện nay. Nguồn gốc của chùa này từ phái thiền trúc lâm làm ra. Trên đỉnh mái có Bánh Xe Luân Hồi và với kiến trúc sử dụng ngói : “vảy cá”.
Tầng trệt gồm phần ngoài dưới sân thượng cao 3, 2m và phần trong dưới phật điện cao 4,2m có giảng đường, tổ đường, văn phòng, phòng khách, phòng chư tăng, cửa hàng pháp khí đồng, cửa hàng phát hành kinh sách…
Ở lầu chính sân thượng khá rộng. Bái điện là một toà vũ nguy nga dài 35m, rộng 22m. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm, chính giữa thờ đức Phật Thích Ca cao 7m, và 2 bên là Phổ-Hiền-Bồ-Tát, bên kia là Văn-Thù-Bồ-Tát Sau. Ở đây có những công trình chạm gỗ như: bao lam tứ linh, bao lam cửu long, các bức phù điêu làm bằng vàng quỳ trên các hương án chạm những ngôi chùa nổi tiếng trong nước và các nước Châu Á và các loại phù điêu, các loại hoa được các nghệ nhân Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Văn Du, Bá Nhâm… thực hiện vào những năm 1960. Dọc theo tường của chánh điện có 6 bức phù điêu La Hán bằng gỗ dựa vào bản chính của phái Tào Động Nhật Bản. Bên trong tầng trệt có bàn thờ to và bàn thờ sư tổ Lạc Ma. Bên trái chùa còn có tầng nhà lớn bao gồm dãy nhà hình chữ L ôm bọc 1 hồ sen dùng cho khách thập phương nghỉ ngơi và tăng xá ở tầng giữa, tầng trệt dùng làm Thanh chay đường, tầng trên cùng là Thiền Đường.
Khuôn viên chùa có tháp Quan Âm gồm 7 tầng, cao 35m, mỗi cạnh đáy 6m. Ở tầng 7 của tháp trên vách có đắp nổi 25 pho tượng. Đỉnh tháp có 9 bánh xe hình tròn và mấy hình khối tròn gọi là Long Sao và Qui Đầu. Đây là ngôi tháp đồ sộ nhất trong
Tháp Xá Lợi cộng đồng nằm phía sau chùa được xây dựng năm 1982- 1984 thì hoàn thành. Có 4 tầng, cao 25m để hài cốt người quá cố. Phía trước gần cổng ra vào trong khuôn viên chùa có khu mộ vị hoà thượng Thích Thanh Kiểm là người xây dựng chùa. Hoà thượng Thích Tâm Giác trụ trì đầu tiên. Năm 1973, hoà thượng Tâm Giác viên tịch, hoà thượng Thích Thanh Kiểm kế tục trụ trì đến ngày 30 / 12 / 2000. Trong chùa hiện đặt trường trung cấp Phật học và Cao Đẳng chuyên khoa TP.HCM, ngoài ra ở khuôn viên chùa có khu vực bán sách kinh. Khu vực quà lưu niệm, giải khát dành cho khách thập phương tham quan.
Chùa là ngôi Đại Thừa Phật giáo lớn ở TP hiện nay. Hằng ngày chùa đón tiếp nhiều phật tử, du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiên bái.