Là ngôi chợ lớn trung tâm của thành phố Sài Gòn xưa và chợ đã đổi vị trí 3 lần: vị trí đầu tiên sở dĩ nó có tên là chợ Bến Thành là vì Bến là vùng sông nước, thuyền ghe buôn bán nằm cạnh sông Sài Gòn và Thành có nghĩa là nắm gần thành Gia Định xưa, sau này là thành Sài Gòn- tức thành bát quái(trước đây nằm ở đường Đinh Tiên Hoàng kéo dài từ Lăng Ông Bà Chiểu), trong cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi thì ngôi chợ bị cháy và bị phá bỏ vào năm 1911, sau đó được chyuển về vị trí trường trung học Ngân Hàng ở đường Huỳnh Thúc Kháng. Đến 1912, thì viên đốc lý Sài Gòn là Cuniac, ông cho lấp đầm Boresse từ chữ Maurraise Boresse thì người ta việt hoá thành chữ Bồ rệt và cho dời chợ về đây(với diện tích 12 ngàn m2), lễ khánh thành tổ chức vào tháng 3-1914. Năm 1985, chợ được sửa chữa toàn bộ nhưng dáng vẻ của chợ hầu như còn nguyên thuỷ. Chợ Bến Thành được xem như là biểu tượng của Sài Gòn. Trên cửa chính chợ ta thấy “đầu con trâu và con cá” tượng trưng cho biểu tượng Bến Nghé. Trước đây đường Nguyễn Huệ là một con rạch nên người ta đem trâu bò ra đó để tắm và cá là biểu tượng vùng sông Sài Gòn. Bến Thành cũng là tên được dùng đặt cho những cơ sở dịch vụ thương mại ngày nay trong thành phố như: nhà hàng, nhà máy rượu bia……
Phía trước cổng chợ có bùng binh Quách Thị Trang, có tượng ông Trần Nguyên Hãn phóng con chim bồ câu và ở dưới là tượng bán thân Quách Thị Trang (là một học sinh phật tử đã hi sinh tại đây trong cuộc biểu tình chống lại chế độ Ngô Đình Diệm). Nơi đây tại bùng binh này anh Trần Văn Đan, người chến sĩ biệt động Sài Gòn đã bị Mỹ bắtvà xử tử hình khi anh được nhận nhiệm vụ là đánh vào khách ạn Metropol, là nơi sĩ quan Mỹ cư ngụ tại đó, trên dường vận chuyển anh đã bị mật thám theo dõi và bị bắt.
Sau khi đi ngang qua chợ Bến Thành ta đến đường CMT8. Đường chạy dài từ ngã 6 Sài Gòn ( nay là ngã 6 Dân Chủ ) đến ngã tư Bảy Hiền tiếp giáp với quốc lộ 1. Đường CMT8 trước kia lần lượt mang tên: Thuận Kiều, Vec-doong, Lê Văn Duyệt và nay là đường CMT8. Đường dài và rộng có vị trí quan trọng về các mặt văn hoá, chính trị, quân sự. Là con đường chiến lược và đã từng chứng kiến những trận đánh giữa nghĩa quân Tây Sơn và quân thời Nguyễn ở Tk 18, cũng như các cuộc tiến công của các đạo quân Nghĩa Dõng, bến Nghé chống quân xâm lược Pháp từ năm 1859. Đường Hùng Vương , đây là con đường dài nhất của Tp do 3 đường nhập lại. Đoạn đầu từ công trường Cộng Hoà đến công viên Văn Lang trước nhà thờ Thiên chúa giáo Jeanne D’Are thời Pháp thuộc gọi là đường Federic Drouhet. Đoạn từ công viên Văn Lang đến trường Nguyễn Thị Nhỏ thời Pháp thuộc lúc đầu mang tên đường số 4, sau đặt tên đường là Charles Thomson. Đoạn cuối được đặt tên đường là Alexandre de Rhodes từ ngày 23 / 1 / 1943. Ngày 22 / 3 / 1955, chính quyền Sài Gòn
chính phủ cách mạng lâm thời nhập cả 3 đường trên đây ( trừ đoạn đầu của đường Hồng Bàng nhập vào đường An dương Vương ) làm một gọi chung là đường Hùng Vương.
Trên đường Hùng Vương có “ nhà khách chính phủ ”, dùng để tiếp các đoàn khách từ nước ngoài sang thăm Tp và ở lại nghỉ ngơi.
Rời đường Hùng Vương ta đến đường Nguyễn Trãi. Trước đường có tên là đường Trên, là 1 trong 2 con đường được Pháp phóng đầu tiên khởi đầu từ ngã 6 Sài Gòn chia làm 2 đoạn chạy vô Chở Lớn, đoạn đầu mang tên Frère Louis ( từ 1954 đổi thành Võ Tánh ), đoạn 2 mang tên Maré-Chal Joffie ( sau đổi thành đường Nguyễn Trãi ), sau này thống nhất gộp 2 đoạn Võ Tánh và Nguyễn Trãi thành đường
Nguyễn Trãi
Và trên con đường này,ta sẽ thấy được một ngôi chợ,và cũng là một trung tâm thương mại của thành phố.Đó chính là chợ An Đông