CHÙA GIÁC LÂM.

Một phần của tài liệu giới thiệu sơ lược về thành phố hố chí minh (Trang 38 - 42)

118 Lạc Long Quân, Q. Tân Bình

Chùa là một trong những ngôi chùa cổ nhất TP do người Minh Hương quyên tiền xây dựng năm 1744 do hoà thượng Lý Thụy Long. Sau khi lập chùa, Lý Thụy Long giao cho thiền sư Phật Ý băn 1774, Phật Ý cho đệ tử là thiền sư Viên Quang về trụ trì. Từ đó đến nay chùa Giác Lâm trải qua 9 đời trụ trì: Tổ sư Tổ Tông ( Viên Quang ) đời thứ 36, Tiên Giác ( Hải Tịnh ), Minh Vy, Minh Khiêm Như Lợi, Như Phòng Hồng Hưng, Nhựt Dần… Đây là những cụ tổ kế thừa thuộc phái Lâm Tế dòng đạo Bổn Ngươn, nên chùa còn được gọi là Tổ Đình Lệ Sành Dương Vi Trụ Trì. Từ khi thành lập đến nay chùa đã trải qua 2 lần trùng tu lớn vào những năm 1799 – 1804 và 1906 – 1909.

Khuôn viên chùa Giác Lâm đi vào là 1 bảo thápcao 7 tầng gọi là tháp Xá Lợi thờ phật. Còn đối diện tháp Xá Lợi là nơi dân chúng gửi hài cốt của đức Phật. Đức Phật khi mà viên tịch thì người ta đã lấy hài cốt của người trộn với đất 4 nơi mà ngài đã đi qua là nơi Đảng Sinh, nơi cắt tóc đi tu, nơi Phật đắc đạo dưới gốc cây bồ đề và nơi Phật viên tịch và chia làm 84.000 viên Xá Lợi và chia cho các chùa trên thế giới. Chùa này có thờ Xá Lợi đức Phật nên gọi là tháp Xá Lợi.

Còn bên tay trái của chúng ta là Bảo Tháp của các vị sư sải. Chùa Giác Lâm ngày xưa còn mang tên là chùa Cẩm Đệm do khu vực này có làng làm đệm. Và sau này chùa còn có tên là Sơn Can và cuối cùng có tên là chùa Giác Lâm. Sau khi đi qua cổng Tam Quan ta sẽ vào điện thờ Bà Quan Âm đặt dưới gốc cây bồ đề. Cây bồ đề này do một vị sư đại đức là ngài Narada từ Srilanka sang tặng cho Giáo hội Phật giáo Cổ truyền – trụ sở đặt tại chùa – 1 cây bồ đề và 1 viên ngọc Xá Lợi Phật. Cây bồ đề được trồng ở khuôn viên này, còn viên ngọc Xá Lợi thì được thờ trong tháp Xá Lợi. Tháp Xá Lợi được khởi công xây dựng từ năm 1970, tiếp tục vào năm 1993và hoàn thành 1994 với 7 tầng, cao 32m.

Chùa có kiến trúc mặt bằng dạng chữ “ Tam” với 98 cột chống đỡ bằng gỗ quí. Mái chùa dạng “ bánh ít ”, thường gặp ở các ngôi chùa cổ miền Nam. Được lợp ngói âm dương ( ngói được lợp 1 cái úp, 1 cái ngửa gọi là mái âm dương ). Ở trên đó có tượng “ lưỡng Long tranh Châu ” và những bức tượng minh họa về sự tích của Phật pháp. Giá trị của chùa Giác Lâm là ở những hệ thống bao lam. Ở thời bây giờ, chế độ phong kiến đã đi vào thời kỳ suy yếu, do đó người ta đấu tranh chống lại chế độ

hành động mà người ta đấu tranh ở những kiến trúc trong chùa. Ngày xưa chùa được xem là quốc tự, chùa là do nhà vua xây dựng, do đó những cái đề án như tứ linh, tứ quí nhưng tới thời kỳ này thì những đề án đó đã bị thay đổi đi, người ta đã đưa vào đó những con vật rất là bình thường, những con vật có thật trong cuộc sống để thay cho đề án tứ linh như: Long, Lân, Quy, Phụng. Đến thời kỳ này họ đã thực hoá những đề tài, không còn những đề tài cổ điển nữa. Còn đây là bao lam nói về đức Phật: hoàng hậu là vợ của vị vua Ấn Độ, bà mộng thấy con voi trắng 6 ngà húc vào bụng bà và sau đó bà sinh ra thái tử Tất-đạt-đa ( Siddhartha ). Khi mới ra đời Tất- đạt-đa đi 7 bước chân nở 7 bông sen. Tay chỉ lên trời, tay chỉ xuống đất và nói “ Thiên thượng, thiên hạ duy ngã độc tôn ”. Sau đó thái tử đi khỏi kinh thành quyết tìm chân lý xuống tóc đi tu. Những con vật như: khỉ, ngựa… Cảm động trước hành động đức độ của đức Phật, do đó nó vào rừng kiếm thức ăn cho đức Phật. Thời gian đầu đức Phật tu theo kiểu kiết sát dẫn đến sắp chết, do đó đức Phật chuyển qua tu ăn chay như chúng ta thấy bây giờ. Và cuối cùng đến năm 35 tuổi đức Phật ngồi dưới cây bồ đề toả ra hào quang và đắc đạo. Chay đường là nơi các vị sư ăn và là nơi học giáo lý Phật giáo. Bên trong chùa bài trí 113 pho tượng cổ, trong đó có 7 tượng đồng, 86 câu đối, 9 bao lam, 19 hoành phi và một số bàn thờ và đồ thờ cổ. Còn đây là bộ tượng Tam Tôn nhìn rất dễ phân biệt. Ở chánh điện thờ tượng A-di-đà, Thích Ca, Di Lặc, có 4 cột lớn là cung thờ Phật. Đứng 2 bên Phật Thích Ca là 2 ông Anan và Cadip , 2 bên Phật Di Lăïc là Thành Văn và Phạm Thiên. Còn 2 tượng 2 bên nhìn rất giống nhau, 1 bên là Đại Thế Chí ( thường nằm bên tay trái hoặc cầm hoa sen ) 1 bên là Quan Thế Âm Bồ Tát ( cầm bình nước cam lồ). Còn tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát ( Phật dưới đất )cầm một cái gậy, đầu đội nón giống như Tam Tạng , cưỡi con sư tử ( thanh sư ). Còn tượng ngồi trên những con thú là Thập Bát La Hán.

Ngoài ra kiến trúc chùa đặc sắc với những cột chùa to lớn, màu nâu sậm có chạm câu đối mạ vàng ở trên ( 143 câu đối). Chùa có 106 tượng Phật gỗ lớn nhỏ khác nhau, một số tượng có niên đại lâu năm, có nhiều bao lam chạm các loại hoa mai, hoa cúc. Cổng tam quan của chùa có ghi chữ Hàn Giác Lâm Tự và hai câu đối hai bên cột trụ. Và có một ngôi miếu nhỏ thờ Ngũ Hành Nương Nương. Vào bên trong ta đi qua cổng nhị quan. Đối diện cổng hông là khu mộ các vị sư tổ.

Trải qua gần 250 năm, chùa đã gắn bó đất nước và dân tộc ta. Đến nay chùa Giác Lâm là một di tích lịch sử văn hoá, được công nhận vào ngày 16 / 11 / 1988.

Rời “Chùa Giác Lâm”. Trước mặt chúng ta là đường Hoàng Văn Thụ, bắt nguồn từ ngã tư Phú Nhuận đến ngã tư Bảy Hiền. Đường này có từ thời Pháp mới sang, mang tên đường là Lò Đúc, rồi tỉnh lộ số 1 kép, rồi lại đổi thành Liên tỉnh lộ số 22. Từ năm 1955 chính quyền tỉnh Gia Định đặt tên đường Võ Tánh. Ngày 14/8/1975 Chính phủ cách mạng lâm thời đổi là đường Hoàng Văn Thụ.

Tiểu sử ông Hoàng Văn Thụ: Ông Hoàng Văn Thụ (1906-1944) người dân tộc Tày, quê làng Nhân Lý ( nay là xã Văn Thụ), huyện Văn Uyên, tỉnh Lạng Sơn. Ông là 1 cán bộ cách mạng, thoát ly hoạt động khi còn trẻ. Năm 1927, sang Trung Quốc làm việc ở xưởng cơ khí Nam Hưng của cách mạng và gây cơ sở ở Long Châu và vùng Cao Bằng, Lạng Sơn. Năm 1932, ông gặp Lê Hồng Phong và trở thành một cán bộ cốt cán của Đảng Cộng Sản. Đầu năm 1937 ông trở về Cao Bằng hoạt động vụ trung ương Đảng, chỉ đạo phong trào khởi nghĩa Bắc Sơn, Vũ Nhai. Năm 1941, được cử vào tổng bộ Việt Minh. Năm 1943 trên đường đi họp ở Hà Nội, ông bị bắt và năm sau bị bắn tại Tương Mai ( Hà Nội)

Tiếp theo là ngả tư “Bảy Hiền” được xem là cửa ngõ để vào Thành Phố, một đường vào chợ Lớn, một đường ra sân bay Tân Sơn Nhất, một đường vào Sài Gòn, một đường đi Tây Ninh. Trước đây nơi này là khu sình lầy, số đông đồng bào ở đây từ Quãng Nam, Quảng Ngãi đã bỏ quê hương vào sinh sống để tránh sự đàn áp Mỹ nguỵ. Sở dĩ có tên là “Bảy Hiền” là khi xưa tại đây có một quán buôn bán đồ ăn, thức uống của ông Bảy Hiền và quán đó cũng mang tên là Bảy Hiền. Phần lớn người dân ở đây sinh sống bằng nghề dệt. Ngày 17/8/1966, lực lượng vũ trang giải phóng Sài Gòn- Gia Định đã bắn phá căn cứ hậu cần quan trọng của Mỹ. Năm 1968, khu Bảy Hiền là một trong những vùng giao tranh ác lịêt trong những ngày đầu xuân Mậu Thân. Vào ngày 6/5/1968, quân ta đã đánh tan tác tiểu đoàn dù nguỵ số 7, tiêu diệt nhiều tên địch trong đó có tên đại tá Lưu Kim Cương, tư lện sân bay Tân Sơn Nhất, từ những ngày 25/4/1975 nhân dân khu Bảy Hiền chuẩn bị cờ, lương thực, thuốc men,…v…chuẩn bị nổi dậy cho ngày giải phóng 30/04, và 6h sáng đoàn xe tăng ngã tư Bảy Hiền đã về đến đây, địch thả lựu đạn dùng đại bác bắn cản nhưng đều bị đồng bào, địch thả lựu đạn dùng đại bác bắn cản nhưng đều bị đồng bào và lực lượng vũ trang quét sạch.

Ngay tại ngã tư Bảy Hiền ta sẽ thấy một bệnh viện khang trang

“Bệnh viện Thống Nhất” trước kia có tên là “ Bệnh viện Vĩ Dân” do bà Nguyễn Thị Mai Anh vợ của tổng thống Thiệu lập nên. Lúc đầu bà xây dựng bệnh viện với mục đ1ch là phục vụ người dân nghèo nhưng về sau khi bệnh viện hoàn tất thì chỉ tiếp nhận những người dân giàu có và có quan hệ thân thiết với tổng thống Thiệu. Và cho đến ngày nay thì “bệnh viện Thống nhất” cũng chỉ phục vụ cho những nhân viên cao cấp.

Theo đường Hoàng Văn Thụ ,phía trươcù mặt chúng ta là“Bùng binh Lăng Cha Cả” Bùng binh Lăng Cha Cả, sở dĩ có tên như vậy là vì khi xưa nơi đây là lăng mộ của ông Bá Đa Lộc. Bá Đa Lộc là một vị giám mục. Ông là quân sư của vua Gia Long và cũng là người có ơn với vua Gia Long trong việc thương lượng với người Pháp để có

Bên tay trái của chúng ta là“Sân bay Tân Sơn Nhất” trước kia là ngôi làng Tân Sơn Nhất. Về sau được xây dựng thành sân bay. Trong chiến tranh sân bay là mục tiêu tấn công của Mỹ

Dọc theo dường Hoàng Văn Thụ, ta đến đường Nguyễn Văn Trỗi

Đường Nguyễn Văn Trỗi do trước có anh hùng Nguyễn Văn Trổi đã từng đặt bom trên cầu Công Lý nằm trên đường này, để ám sát chỉ huy lính Mỹ nhưng anh bị bắt khi kế hoạch chưa thành công. Có đài tưởng niệm anh ở gần khu vực này. Đặc biệt tại chiếc cầu Công Lý nằm ở đường này vào ngày 9/5/1964 anh hùng Nguyễn Văn Trỗi đi vào Sài Gòn.

Con đường này sẽ đưa chúng ta đến điểm tham quan cuối cùng. Và điểm tham quan cuối cùng của chúng ta ngày hôm nay,là chùa Vĩnh Nghiêm

Một phần của tài liệu giới thiệu sơ lược về thành phố hố chí minh (Trang 38 - 42)