CHÙA BAØ THIÊN HẬU

Một phần của tài liệu giới thiệu sơ lược về thành phố hố chí minh (Trang 33 - 36)

710 Nguyễn Trãi, Q.5

Chùa Bà Thiên Hậu, còn gọi là “ Miếu Bà Thiên Hậu” của người Hoa-Quảng Đông ( hay còn gọi là Miếu Má Tổ ). Là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa, do một nhóm người Hoa-Quảng Đông ở huyện Tuệ Thành, Trung Quốc sang VN sinh sống và quyên góp để xây dựng. Miếu nằm ngay trung tâm Chợ Lớn – khu vực người Hoa của TP.HCM. Là ngôi miếu lâu đời có giá trị văn hoá nghệ thuật lịch sử cao và cũng là điểm nóng thu hút khách du lịch tham quan. Nhóm tiền bối đặt tên là “ Tuệ thành hội quán” để chỉ rõ đây là nơi tụ họp của những người đến từ phủ Quảng Châu tỉnh Quảng Đông và hội quán là tên gọi xa xưa về trụ sở làm việc của quần chúng, tổ chức đồng hương hay đồng nghiệp. Năm 1993, chính phủ nước CHXHCN VN đã công nhận miếu Thiên Hậu – Tuệ Thành Hội Quán là di tích lịch sử văn hoá.

Có rất nhiều truyền thuyết về “ Bà”. Một trong những truyền thuyết đó là: Bà sinh vào thời Tống Kiến Long năm 960, Bà là con thứ 6 trong gia đình họ Lâm. Tên thật là Lâm Mặc Nương ở huyện Bồ Điều, Phước Kiến – Trung Quốc. Cha cùng 2 anh trai của Bàchở muối đi bán ở Giang Tây bằng thuyền, không may đi giữa đường gặp sóng to gió lớn, lúc đó bà ngồi dệt cùng mẹ và có linh tính điều không lành xảy ra, Bà nhắm mắt lại và thiếp đi, thấy cha và 2 anh trong cảnh nguy khốn, tức thời Bà dùng 2 tay nắm lấy 2 áo của anh và miệng thì ngậm áo của cha. Đúng lúc đó mẹ Bà gọi Bà dậy và để trả lời mẹ Bà quên mất là miệng đang ngậm áo cha, chính vì vậy Bà không cứu được cha mà chỉ cứu được 2 anh. Sau khi Bà mất tin đồn truyền xa, đặc biệt là người dân làng chài.

Có bức Hoằng Phi “ Hàm Hoằng Quang Đại” ( 1800 ) dùng để ghi nhớ công ơn Bà Thiên Hậu. Miếu bà được làm theo thế Phong Thủy. Mặt tiền được xây dựng theo kiến trúc cổ rất đẹp gồm các tượng gốm từ năm 1906 do lò gốm Phú Lâm diễn tả cảnh sinh hoạt của người Hoa, bát tiên, lưỡng Long tranh châu. 2 bên cửa là 2 cặp chim trĩ. 2 bên cột là 2 tượng người nam và người nữ biểu hiện cho âm dương hoà hợp và mô hình bà cứu người trên biển. Phía trước cổng chính tự thủy đạo cho chùa thế Đường-Minh, bệ cao phía trước chùa đóng vai trò tiền án cho chùa xua tan mọi xui xẻo.

2 bên là những câu đối kiểu rất dài được làm từ gỗ lâu năm, bên trên được làm hình dáng Long, Lân, Quy, Phụng và chính giữa là bộ lư Pháp Lam. Có 2 tủ kính, chứa hình chiếc thuyền của bà, tủ trái là chiếc kiệu của bà. Vào bên trong chánh điện là 3 tượng, tượng cao nhất, tượng giữa, và tượng dưới đều là tượng bà Thiên

giữa để lại đó, và tượng lớn thì khi nào lễ bà người ta đem ra trước chùa để người dân đi qua đi lại thì biết hôm nay là lễ bà. Chánh điện với trang thờ chính là Thiên Hậu Thánh Mẫu hay còn gọi là “ thần biển”. 2 tượng 2 bên mặc áo đỏ, bên trái là trang thờ Long Mẫu Nương Nương – “ thần sông”, bên phải là bàn thờ Kim Hoa Nương Nương – “ thần sinh”, còn có 1 cái giường là nơi bà ngự. Bên phải chính điện là 1 miếu nhỏ thờ Tài Bạch Tinh Quân là vị thần đem lại tài lộc cho con người. Phía trước miếu Tài Bạch Tinh Quân có miếu nhỏ thờ Hoa Công, Hoa Mẫu hay còn gọi là Nguyệt Lão Thiên Tiên là vị thần của tình yêu. Bên trái chính điện thờ Quang

Thánh Đế Quân là người cha mà người Hoa thờ phụng. Đối với người Hoa thì họ rất trọng chữ tín và người làm chứng cho họ là Quang Thánh Đế Quân, bên trái ông là Châu Xương, bên phải ông là Quang Bình, cả 2 là nghĩa tử của ông. Rồi khi ông chết thì cả 2 tự vẫn theo ông. Những tấm bản ghi tên các vị thần thánh được thờ trong chùa có khoảng 200 năm nay. Những miếng giấy đỏ dán bên 2 bàn thờ để cầu nguyện.

Dọc theo 2 bên hành lang là những bia đá, bia đá này ghi những lần trùng tu của chùa, ở giữa là sân thiên tĩnh. Sân thiên tĩnh này có tác dụng là tiếp thêm ánh sáng cho chùa và đưa lời cầu nguyện của người ta lên trời. Phần tiền diện có sân thiên tĩnh hình chữ nhật, trong kiến thức người Hoa cho rằng: sân thiên tĩnh lúc nào họ cũng làm thấp hơn một nấc để cho nước vào và quan niệm công trình có nước vào thì sẽ đem lại sự giàu có. Ở trên sân thiên tĩnh này ta thấy có những nhang vòng của những người dân, người Hoa cúng theo tập quán hàng tháng. Vào những ngày rằm và mùng một, họ đến đặt những nhang vòng ở trên có những tờ gọi là cầu siêu hay cầu an. Những hình ảnh dọc bên vách phù điêu là cảnh của chùa Bà Thiên Hậu. Trước mặt là trường học Tuệ Thành mà bây giờ là trường Mạc Kiếm Hùng. Cách đây khoảng 150 năm có một cái bia cổ thờ Trợ Đức. Dọc theo phía trên có những cái u đã có những câu thơ ghi bằng chữ vàng ca ngợi quê hương đất nước theo quan niệm xưa. Tất cả những tượng gốm là tượng trưng cho người Hoa xưa. Những người đứng xung quanh là những người hầu bà, riêng 2 tượng nhỏ ngang chân bà màu vàng đó chính là Thuận Phong Nhĩ và Thiên Lý Nhãn, mấy ông này có thể nghe xa ngàn dặm, mắt nhìn xa ngàn dặm để giúp cho bà nhìn thấy những người gặp tai nạn mà bà giúp cho. Đặc biệt không gian này có 2 cặp biển đá làm bằng thân cây Nguyên, hệ thống cây kèo này là hệ thống cây kèo Giá Chiên, nó không phải là hệ thống cây kèo của người Việt. Tại hội quán này người ta đã vận động kinh phí để xây dựng những ngôi chùa, bệnh viện, trường học ở địa bàn quận 5. Bảy ngọn đèn đó là tượng trưng cho Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ – Âm – Dương.

Rời Chùa Bà Thiên Hậu, phía trước mặt chúng ta đó là đường Trần Hưng Đạo

Đường Trần Hưng Đạo, được hình thành vào thế kỷ 20 đặt tên là đường Giữa, sau mang tên là Boulevard GaVieni. Là con đường lớn nhất Sài Gòn nên khi hình thành người Sài Gòn gọi là đường 30 nay gọi là đường Trần Hưng Đạo.

Đi hết đường Trần Hưng Đạo ta sẽ bắt gặp một nhà thờ tương đối cổ là nhà thờ ChaTam hay còn gọi là nhà thờ thánh Phanxico Xaviê. Nhà thờ do cha Tam Asson Đàm Á Tô xây vào 1990, nhà thờ được xây dựng ở ngay khu người Hoa sinh sống. Rời đường Trần Hưng Đạo ta đến một con đường vô cùng tấp nập và sầm uất của khu Chợ Lớn đó là đại lộ Châu Văn Liêm. Nơi đây là nơi tập trung nhiều nhà hàng, khách sạn, nhà hát…và người dân tập trung nơi đây buôn bán rất là đông. Đại lô Châu Văn Liêm nằm giữa 2 con đượng Hải Thượng Lãng Ong và Hùng Vương. Trước năm 1778 đường là một con rạch mang tên rạch Phố Xếp, về sau rạch Phố Xếp được lấp đi và mang tên là đường Phố Xếp, sau này đổi tên là đường Tổng Đốc Phương và rồi đổi thành Châu Văn Liêm. Mặc dù đường trước kia là khu ăn chơi của bọn thực dân và tư sản như đường đã chứng kiến rất nhiều sự kiện lịch sự sôi nổi như vào năm 1911 thầy giáo trẻ tạm trú tại công ty liên thành ở số 5 đường này trước khi ra đi tìm đường cứu nước vào ngày 3-6-1911. Đầu năm 1950, trong không khí sôi sục của phong trào học dinh va đồng bào thành phố,một buổi lễ truy điệu nữ sinh người Hoa Trần Bội Cơ đã bị bọn địch tra tấn đến chế tại bót Bô-lô, đã được tổ chức phía trước trạm xe điện Chợ Lớn cũ trên đường này. Và cũng vào lúc này đồng chí Trần Quang Cơ bí thư thành đoàn lúc bấy giờ cũng bị bắt và hy sinh vào năm 1961. Trong các đợt tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968), quân ta đã đột nhập vào tận khu vực này. Đặc biệt vào ngày 27/5/1968, các chiến sĩ vũ trang tuyên truyền đã treo cờ Mặt Trận trước cửa bưu điện Chợ Lớn và phân phát truyền đơn kêu gọi đồng bào nổi dậy.

Theo đại lộ Châu Văn Liêm,ta sẽ bắt gặp một ngôi chợ có kiến trúc theo kiểu chợ ở Trung Quốc, do một người Hoa xây dựng. Đó là chợ Bình Tây

Một phần của tài liệu giới thiệu sơ lược về thành phố hố chí minh (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w