IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
e. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đối với cán bộ quản lý trường học
bổ nhiệm cán bộ quản lý trường học.
Căn cứ vào nhu cầu số lượng và chất lượng cán bộ quản lý từng trường để tiến hành bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm hoặc luân chuyển cán bộ quản lý đáp ứng nhu cầu bổ nhiệm của nhà trường và sự phấn đấu của cán bộ. Công tác bổ nhiệm cần đảm bảo: Lựa chọn được người tiêu biểu, có đủ năng lực phẩm chất, đảm nhận cương vị mới trên nguyên tắc tập trung dân chủ; động viên khuyến khích những người có năng lực, từ đó tạo điều kiện bồi dưỡng cán bộ kế cận dự nguồn; bổ nhiệm góp phần củng cố uy tín, niềm tin của cán bộ giáo viên nhà trường; cán bộ quản lý đã hết nhiệm kỳ 5 năm nhất thiết phải bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.
e. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đối với cán bộ quản lý trường học quản lý trường học
Thanh tra , kiểm tra có vai trò rất quan trọng trong cán bộ quản lý, nhằm kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ quản lý và tìm nguyên nhân để sớm đưa ra những biện pháp khắc phục phù hợp; tác động đến hành vi của người cán bộ quản lý, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ. Từ đó, khuyến khích tính tích cực, sáng tạo của họ, nhằm đưa hệ thống nhà trường vận hành đạt các mục tiêu giáo dục.
- Thanh tra, kiểm tra phải gắn liền với đánh giá, tư vấn, hướng dẫn, từ đó giúp cán bộ quản lý có quyết định đúng đắn, khách quan đảm bảo cho công tác quản lý có hiệu quả.
- Thông qua thanh tra, kiểm tra cơ quan quản lý cấp trên có thể đánh giá đúng đắn hơn đội ngũ cán bộ quản lý để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ quản lý, giúp cho quy trình bổ nhiệm lại, thôi bổ nhiệm được thực hiện chính xác và khách quan hơn.
Vì vậy, thanh tra, kiểm tra, đánh giá góp phần thiết thực xây dựng đội ngũ