7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.3. Đối với Hội sở chính
Để tạo điều kiện cho chi nhánh có thể thực hiện tốt các giải pháp nêu trên, kiến nghị BIDV TW quan tâm các vấn đề sau:
a. Quan tâm hơn đến vấn đề quản trị rủi ro danh mục tín dụng
Xu hướng của quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM trên thế giới là chuyển từ quản trị rủi ro tín dụng của từng khoản tín dụng riêng biệt sang quản trị rủi ro tín dụng theo danh mục. Trong khi đó, tại BIDV và kể cả một số NHTM Việt Nam xu hướng này vẫn chưa thật rõ. Phần lớn các chi nhánh, do chưa được hiểu rõ, chưa được trang bị kỹ năng nên quản trị rủi ro danh mục tín dụng vẫn còn xa lạ. Vì vây, để khắc phục BIDV TW cần tiến hành công tác đào tao, tập huấn, ban hành tiêu chuẩn, tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo danh mục tín dụng để các chi nhánh có cơ sở thực hiện.
b. Quan tâm đến các trang bị công nghệ cho chi nhánh
Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được hổ trợ rất nhiều bởi các công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý, theo dõi, phân tích, đánh giá, phân loại các khoản nợ, và khách hàng.
Tuy nhiên, đầu tư vào hệ thống công nghệ là các quyết định thuộc thẩm quyền của BIDV TW. Do đó, kiến nghị BIDV TW tiếp tục đầu tư mạnh mẽ cho các trang, thiết bị công nghệ phục vụ hoạt động kinh doanh NH nói chung và hoạt động hạn chế RRTD trong cho vay đối với Doanh nghiệp nói riêng.
c. Thường xuyên rà soát lại hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Để có những điều chỉnh cho phù hợp về phương pháp chấm điểm, về hệ thống chỉ tiêu, về các trọng số. BIDV TW cần định kỳ thu thập ý kiến của các chuyên gia, của các cán bộ ở cơ sở để điều chỉnh hệ thống XHTD nội bộ cho ngày càng hợp lý hơn.
Kết luận Chương 3
Trong chương 3, trọng tâm của luận văn là đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát RRTD trong cho vay đối với Doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk.
Luận văn đã căn cứ vào định hướng của BIDV Đắk Lắk về công tác tín dụng nói chung và kiểm soát RRTD trong cho vay Doanh nghiệp để đề xuất một hệ thống các giải pháp.
Đồng thời, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các giải pháp, luận văn cũng đã đề xuất các kiến nghị với Chính phủ, với Ngân hàng nhà nước Việt Nam và với Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam.
KẾT LUẬN
Hoạt động kinh doanh của các NHTM như hiện nay trên danh nghĩa là hoạt động đa năng, nhưng thu nhập hoạt động tín dụng như hiện nay vẫn chiếm trên 70% tổng thu nhập của từng NH (tại BIDV Đăk Lăk là trên 70%). Do đó, BIDV nói chung và BIDV Đăk Lăk nói riêng đều phải quan tâm đặc biệt đến việc nâng cao chất lượng kiểm soát rủi ro tín dụng.
Luận văn với đề tài " Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay Doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk " chủ yếu đề cập đến rủi ro và kiểm soát rủi ro trong cho vay doanh nghiệp - đây là một vấn đề quan trọng nhất của rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng. Luận văn đã luận giải được một số nội dung chủ yếu:
1. Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng và kiểm soát rủi ro trong tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
2. Phân tích, đánh giá, nhận xét thực trạng rủi ro tín dụng và công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại BIDV Đăk Lăk.
3. Đưa ra các giải pháp đối với BIDV Đăk Lăk, đồng thời đề xuất một số kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chính phủ trong công tác quản trị rủi ro tín dụng để hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng ngày càng phát triển bền vững.
Những vấn đề được đề cập trong luận văn đã gợi mở tới hướng nghiên cứu rất rộng trong quản trị rủi ro tín dụng. Một số hướng mà tác giả có thể đặt mục tiêu nghiên cứu tiếp theo là:
- Các công cụ đo lường rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế có thể áp dụng vào thực tiễn hoạt động kinh doanh tín dụng tại các NHTM Việt Nam.
- Các biện pháp quản trị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. - Quản trị danh mục tài sản bảo đảm tiền vay tại các NHTM Việt Nam. - Xây dựng hệ thống lưu trữ số liệu thông tin lịch sử về tín dụng của khách hàng, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ cho việc phân tích đánh giá khách hàng, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách dự phòng rủi ro, trong đó có việc đánh giá xác suất vỡ nợ của khách hàng.
Tếng việt
[1]. Phan Thị Cúc (2010), “Quản trị ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải.
[2]. Hồ Diệu (2000), “Tín dụng Ngân hàng”, Nhà xuất bản Thống kê
[3]. Trần Bình Định (2009),“Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực, thông lệ Quốc tế và quy định của Việt Nam”, Nhà xuất bản Tư pháp
[4]. Phan Thị Thu Hà (2010),“Quản trị ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải
[5]. Nguyễn Hòa Nhân chủ biên (2011), Tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản tài chính, Đà Nẵng
[6]. Nguyễn Minh Kiều (2010),Quản trị rủi ro tài chính, Nhà xuất bản Thống kê.
[7]. Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
[8]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng.
[9]. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Sổ tay tín dụng (2004).
[10]. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2012), Quy định cấp tín dụng đối với khách hàng Doanh nghiệp
[11]. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Dak Lak (2012), Sơ thảo lịch sử hình thành và phát triển.
[13]. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Dak Lak (2011 - 2013),Báo cáo quyết toán
[14]. Quốc hội (2010),Luật các tổ chức tín dụng
[15]. Quốc hội (2015),Luật Doanh nghiệp
Tiếng Anh
[16]. Moody's (2009), "Moody's Financial Metrics TM Key Ratios by Rating and Industry for Global Non - Financial Corporations: 2009"
[17]. Standard & Poor's (2009), "Corporate Ratings Criteria", Standard & Poor's.