Các tiêu chí phản ánh kết quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 36 - 120)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Các tiêu chí phản ánh kết quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng

dụng của NHTM

a. Tỷ lệ dư nợ cho vay DN từ nhóm 2 đến nhóm 5

Dư nợ từ nhóm 2 - 5 Tỷ lệ dư nợ từ nhóm

Chỉ tiêu này được tính bằng hiệu số giữa tỷ lệ dư nợ từ nhóm 2 – nhóm 5 của kỳ báo cáo so với tỷ lệ dư nợ từ nhóm 2 - nhóm 5 so với tổng dư nợ của kỳ so sánh.

Chỉ tiêu so sánh giữa dư nợ nhóm 2 - nhóm 5 kỳ báo cáo so với kỳ so sánh có thể dùng bổ sung theo hướng kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ. Bởi vì, chỉ tiêu này nếu chỉ dùng độc lập sẽ không có ý nghĩa hoặc phản ảnh sai lệch. Vì số dư nợ của các nhóm nợ còn phụ thuộc vào quy mô tổng dư nợ.

Việc phân loại nợ theo nhóm nợ căn cứ vào mức rủi ro. Theo thông lệ và theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, các nhóm nợ từ nhóm 2 trở lên (nhóm 2 - nợ cần chú ý, nhóm 3 - nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm 4 - nợ nghi ngờ, nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn) được xem là các khoản dư nợ có rủi ro tín dụng.

Trong phân tích cho thấy: Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ nguy cơ tổn thất trong hoạt động tín dụng của NH càng lớn. Hai chỉ tiêu Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 - nhóm 5, tỷ lệ nợ xấu (trên dư nợ) nếu có xu hướng giảm là biểu hiện tốt trong công tác hạn chế RRTD và ngược lại. Vì vậy, tỷ lệ dư nợ từ nhóm 2 - nhóm 5 trên tổng dư nợ tín dụng cho phép đánh giá toàn bộ các biểu hiện rủi ro tín dụng tại một NH nhất định.

b. Biến động trong cơ cấu nhóm nợ của tổng dư nợ của các khoản cho vay

Tuy chỉ tiêu tỷ lệ nợ từ nhóm 2 - nhóm 5 cho phép đánh giá toàn bộ các biểu hiện của rủi ro tín dụng nhưng do các nhóm nợ lại có mức rủi ro khác nhau chứ không đồng nhất, nên nếu tỷ lệ này ở hai Ngân hàng giống nhau hoặc giữa cùng một NH ở 2 thời kỳ giống nhau thì mức độ rủi ro tín dụng chưa hẳn đã đồng nhất. Do đó, để đánh giá chuấn xác hơn mức độ rủi ro tín dụng cần phân tích thêm về cơ cấu các nhóm nợ.

tăng nợ nhóm 3 và giảm nợ nhóm 4, 5 thì đây là sự thay đổi các nhóm nợ xấu theo chiều hướng tốt hơn, các khoản nợ chỉ gặp khó khăn tạm thời và có khả năng thu hồi. Có thể đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của Ngân hàng giảm, kết quả hạn chế rủi ro tín dụng tốt hơn. Ngược lại, việc thay đổi trong cơ cấu các nhóm nợ xấu tại Ngân hàng theo hướng giảm nợ nhóm 3 và gia tăng nợ nhóm 4, 5 thì đây là sự thay đổi theo chiều hướng xấu, các khoản nợ ngày càng khó có khả năng thu hồi, là một biểu hiện của công tác hạn chế rủi ro tín dụng có chiều hướng tiêu cực.

Nếu tỷ trọng các nhóm nợ có mức rủi ro giảm, có thể đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của NH giảm, kết quả hạn chế rủi ro tín dụng tốt hơn và ngược lại; Nếu tỷ trọng của các nhóm nợ có mức độ rủi ro tín dụng cao tăng thì là một biểu hiện của công tác hạn chế rủi ro tín dụng có chiều hướng tiêu cực.

Trong phân tích sử dụng chỉ tiêu biến động dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 để xem xét tỷ trọng nợ của các nhóm biến động qua các năm tiềm ẩn RRTD và cho thấy nỗ lực trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng như công tác thu hồi và xử lý nợ xấu.

c. Tỷ lệ nợ xấu của các khoản cho vay Doanh nghiệp

Dư nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu =

Tổng dư nợ x 100% (1.2)

Về phương diện lý thuyết, khái niệm Nợ xấu (Non-performing loans) được dùng để chỉ các khoản nợ không có khả năng trả cả gốc lẫn lãi (default) hoặc sắp rơi vào tình trạng này. Thông thường, một khoản cấp tín dụng mà thời gian chi trả quá hạn từ 3 tháng trở lên được xem là một khoản nợ xấu. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào những điều khoản cụ thể của hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng và người vay. Ngoài ra, thời gian quá hạn mặc dù được xem xét như một tiêu chí chủ yếu nhưng cũng chỉ là một trong những tiêu chí để đánh giá một khoản nợ là nợ xấu. Những tiêu chí định tính khác

cũng được các Ngân hàng sử dụng kết hợp với thời gian quá hạn để phân loại nợ xấu.

Theo thông lệ quốc tế, việc phân loại nợ xấu bao gồm những khoản nợ được đánh giá là nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn, trong đó:

- Nợ dưới tiêu chuẩn là nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi khi đến hạn.

- Nợ nghi ngờ (hay khó đòi) là nợ dưới tiêu chuẩn nhưng có nhiều thông tin có thể đánh giá là khả năng thu hồi nợ không chắc chắn.

- Nợ có khả năng mất vốn là những khoản nợ không thể thu hồi được. Nợ xấu theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN là nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Đây là những khoản nợ rất khó có khả năng hoàn trả. So với khái niệm phổ biến của thế giới, có thể thấy khái niệm “nợ xấu” của Việt Nam đã tiếp cận với những chuẩn mực quốc tế.

Trong phân tích tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ là một chỉ tiêu đánh giá được khá chuẩn xác mức độ rủi ro tín dụng hiện tại của một Ngân hàng, xem xét kết hợp với việc xem xét biến động trong cơ cấu nhóm nợ để thấy cụ thể hơn mức độ RRTD. Xác định nợ xấu xuất phát từ ngành kinh tế (chủ yếu tập trung vào ngành xây dựng; ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản), theo thành phần kinh tế (DNNN, SMEs, Cá nhân), theo tài sản bảo đảm...

d. Tỷ lệ xóa nợ ròng của các khoản cho vay DN.

Giá trị xóa ròng Tỷ lệ xóa nợ

ròng = Tổng dư nợ x 100% (1.3)

Trong đó:

Giá trị xóa nợ ròng = Dư nợ ngắn hạn xóa trong bảng – số tiền đã thu hồi được

Nợ xóa là những khoản nợ đã được xử lý rủi ro từ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và đã được xuất toán trong bảng để chuyển sang theo dõi ngoại bảng. Những khoản nợ đã xuất toán trong bảng là những khoản nợ đã được xác định là tổn thất, kể cả đã được xử lý từ dự phòng. Bởi vì, bản chất của việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là việc trích trước vào chi phí các khoản tổn thất có thể phát sinh do rủi ro tín dụng. Do đó, xử lý từ dự phòng chỉ là tất toán một khoản chi phí trích trước. Tuy nhiên, số tiền thu hồi được từ việc khai thác, thanh lý khoản nợ, phát mãi tài sản bảo đảm,... phải được xem là khoản khấu trừ của tổn thất.

Trong phân tích đây là chỉ tiêu đánh giá mức độ tổn thất thực sự do RRTD của Ngân hàng. Chỉ tiêu này cũng đánh giá khả năng thu các khoản nợ đã xử lý rủi ro (tức là đã xuất ngoại bảng). Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng tương quan nghịch với RRTD và thể hiện kết quả tốt hơn của công tác hạn chế rủi ro tín dụng (cho thấy các biện pháp hạn chế RRTD trong cho vay đối với DN đã từng bước có hiệu quả, tình hình thu hồi nợ xóa qua từng năm của chi nhánh cũng đạt được những kết quả ra sao).

e. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của các khoản cho vay

Số đã trích lập dự phòng Tỷ lệ trích lập

dự phòng = Tổng dư nợ x 100% (1.4)

Mức trích lập dự phòng RRTD phản ảnh mức độ RRTD của Ngân hàng dựa trên việc phân loại nợ theo mức độ rủi ro. Do đó, chỉ tiêu này nói lên sự chuẩn bị của một Ngân hàng cho các tổn thất tín dụng được dự kiến trước.

Mức trích lập này phụ thuộc vào phân nhóm nợ theo mức độ RRTD. Do đó, nó phản ảnh được mức độ rủi ro tín dụng chung của Ngân hàng. Mức giảm của nó thể hiện mức độ RRTD chung của Ngân hàng giảm xuống và ngược lại.

và tỷ lệ xóa nợ ròng vì nó cho thấy mức trích lập dự phòng trong kỳ không phụ thuộc vào tỷ lệ các khoản nợ đã được xử lý xuất ngoại bảng.

Trong phân tích cho thấy sự phù hợp hay không với các số liệu về tỷ lệ các nhóm nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 và tỷ lệ nợ xấu trong bảng. Các khoản trích lập dự phòng cụ thể chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng nào và cần quan tâm như thế nào tới công tác cho vay khách hàng doanh nghiệp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng trong cho vay xảy ra.

f. Lãi treo các khoản cho vay DN

Lãi treo = Lãi treo phát sinh – Lãi treo thu được

Lãi treo là lãi của các khoản cho vay từ nhóm 2 đến nhóm 5, do đó lãi treo phản ánh chất lượng tín dụng. Việc gia tăng lãi treo trong năm cho thấy kết quả của sự gia tăng rủi ro tín dụng, và ngược lại việc giảm lãi treo trong năm cho thấy kết quả của sự giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Trong phân tích việc không để phát sinh lãi treo và việc thu hồi tốt lãi treo là kết quả tích cực trong công tác hạn chế RRTD, đồng thời làm gia tăng hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Nếu lãi treo tăng mạnh và duy trì ở mức cao thì Ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, là yếu tố tiềm tàng của rủi ro vỡ nợ.

1.2.5. Nhân tố ảnh hưởng đến kết quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay Doanh nghiệp

a. Nhân tố từ phía Ngân hàng cho vay

Chính sách tín dụng của Ngân hàng

Chính sách tín dụng của NHTM là một hệ thống các biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, đồng thời đảm bảo giới hạn rủi ro trong hoạt động tín dụng ở mức cho phép. Có thể coi chính sách tín dụng như một cương lĩnh tài trợ của một NHTM, bao gồm các quan điểm, chủ trương, định hướng, qui định chỉ đạo hoạt động tín dụng và

đầu tư của NHTM. Chính sách tín dụng tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng, tạo đường hướng, chỉ dẫn cho cán bộ tín dụng. Để có thể đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro nhất thiết phải xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, thích ứng với môi trường, phù hợp với đặc điểm của NHTM, phát huy được các thế mạnh, khắc phục và hạn chế được các điểm yếu nhằm mục tiêu an toàn và sinh lợi.

Một chính sách tín dụng phù hợp sẽ xác định những giới hạn áp dụng cho các hoạt động tín dụng, đồng thời cũng thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp của Ngân hàng. Chính sách tín dụng được đưa ra nhằm bảo đảm rằng mỗi quyết định tín dụng đều tuân thủ quy định của Ngân hàng. Ngược lại, một chính sách tín dụng không hợp lý, ví dụ như quá nhấn mạnh vào lợi nhuận Ngân hàng mà đơn giản hoá việc phân tích đánh giá khách hàng, đặt mục tiêu về lợi nhuận cao hơn các khoản cho vay lành mạnh, hoặc do áp lực cạnh tranh mà các Ngân hàng có chủ trương đơn giản hoá việc phân tích đánh giá khách hàng nhằm thu hút được nhiều khách hàng đến với Ngân hàng sẽ gây nên những tổn thất tiềm ẩn trong hoạt động Ngân hàng.

Quy trình tín dụng của Ngân hàng

Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của Ngân hàng trong hoạt động cấp tín dụng nói chung và trong công tác cho vay đối với Doanh nghiệp. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ để nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau. Quy trình tín dụng là biểu hiện cụ thể nhất các hoạt động tác nghiệp của Ngân hàng trong quá trình cấp tín dụng cho Khách hàng.

Một quy trình tín dụng tốt phải bảo đảm yêu cầu giải quyết được mâu thuẫn giữa nâng cao chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng với yêu cầu an toàn tài sản, hạn chế rủi ro của Ngân hàng. Thông qua kiểm soát thực hiện quy trình tín dụng, nhà quản trị Ngân hàng nhanh chóng xác định những khâu, những công việc cần điều chỉnh, cũng như hướng đào tạo và phân công tương lai để từ đó kiểm soát được những rủi ro khi cấp tín dụng, đặc biệt là rủi ro trong cho vay đối với Doanh nghiệp.

Một quy trình tín dụng phù hợp, chặt chẽ và khoa học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro đồng thời nâng cao lợi nhuận; Các vấn đề trong quy trình cấp tín dụng là nguyên nhân gây ra RRTD, trong đó chủ yếu liên quan đến quá trình thẩm định và theo dõi, giám sát tín dụng.

Vận dụng các nguyên tắc quản lý tín dụng

Về lý thuyết, các nguyên tắc quản lý tín dụng xuất phát từ mục tiêu khắc phục hậu quả của tình trạng thông tin bất đối xứng, bao gồm các nguyên tắc sau:

- Sàng lọc và giám sát khách hàng: Lựa chọn đối nghịch buộc các Ngân hàng phải lựa chọn khách hàng có ít rủi ro nhất, đó là quá trình sàng lọc khách hàng được thực hiện trước khi món vay được quyết định. Khi quyết định cho vay đã được thực hiện, Ngân hàng phải giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của người vay nhằm đảm bảo thu hồi đủ cả gốc lẫn lãi của khoản vay đó.

- Quan hệ khách hàng lâu dài: Để quản lý món vay được hiệu quả, Ngân hàng cần thu được các thông tin về khách hàng, điều này có thể được làm tốt bằng việc thiết lập quan hệ lâu dài với khách hàng. Quan hệ khách hàng lâu dài giúp cho Ngân hàng hiểu biết về tình hình tài chính của khách hàng, một mặt làm giảm chi phí thu thập thông tin và chi phí giám sát cho Ngân hàng, mặt khác giúp cho Ngân hàng ra các quyết định tín dụng đúng đắn, hạn chế rủi ro tín dụng.

- Bảo đảm bằng tài sản và số dư bù: Bảo đảm bằng tài sản đối với khoản vay là một trong những công cụ quan trọng để hạn chế rủi ro tín dụng, làm giảm bớt tổn thất Ngân hàng phải gánh chịu nếu trường hợp rủi ro xảy ra. Nó vừa có chức năng là nguồn thu nợ thứ cấp vừa có chức năng hạn chế lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức do tính trạng bất đối xứng về thông tin trong giao dịch tín dụng. Số dư bù là một dạng đặc biệt tài sản bảo đảm có chức năng hổ trợ Ngân hàng giám sát người vay và từ đó hạn chế rủi ro xảy ra bắt nguồn từ khách hàng.

- Hạn chế tín dụng: Vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức làm phát sinh rủi ro tín dụng. Để đối phó với vấn đề này, Ngân hàng có thể thực hiện việc hạn chế tín dụng theo hai cách: Ngân hàng được quyền từ chối bất kỳ yêu cầu vay vốn nào của khách hàng hoặc Ngân hàng vẫn sẵn sàng cho vay nhưng hạn chế ở dưới mức mà người vay mong muốn.

Nguồn nhân lực thực hiện hoạt động tín dụng

Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng được thực hiện thông qua vai trò của các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực cấp tín dụng. Vì vậy, chất lượng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 36 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)