7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.3. Tác động của rủi ro tín dụng
a. Đối với Ngân hàng thương mại
Rủi ro tín dụng là nguyên nhân đến các tác động sau đối với hoạt động của NHTM:
- Giảm thu nhập ròng Ngân hàng:
Rủi ro tín dụng làm cho Ngân hàng không thu được lãi nên trực tiếp làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Mặt khác, việc không thu được các dòng tiền đúng hạn làm cho Ngân hàng không đảm bảo các khoản cấp tín dụng liên tục, kịp thời nên gián tiếp làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng.
- Giảm giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu của Ngân hàng:
Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu của Ngân hàng là hiệu số giữa giá trị thị trường của tài sản và giá trị thị trường của nợ Ngân hàng. Rủi ro tín dụng vừa trực tiếp làm giảm giá trị của tài sản trên sổ sách, vừa làm giảm giá trị thị trường của các khoản dư nợ bị rủi ro - điều này là do giá trị thị trường của các khoản cấp tín dụng biến động giảm do rủi ro tín dụng của nó gia tăng.
- Gia tăng các loại rủi ro khác đối với Ngân hàng: rủi ro thanh khoản; rủi ro lãi suất; rủi ro vỡ nợ:
Rủi ro tín dụng làm cho các dòng tiền được hẹn trả theo hợp đồng bị trì hoãn hoặc mất khả năng thanh toán. Điều này dẫn đến hệ quả: kế hoạch về các dòng tiền vào ra của Ngân hàng bị phá vỡ, làm cho Ngân hàng bị động trong việc đáp ứng các nhu cầu về dòng tiền ra. Do đó, rủi ro tín dụng sẽ kéo theo hệ quả là rủi ro thanh khoản.
được trả theo hợp đồng và bị trì hoản nên phát sinh chênh lệch (khe hở) kỳ hạn giữa tài sản và nợ ngoài dự tính. Khe hở kỳ hạn ngoài dự tình này có thể tạo nên các loại rủi ro tái tài trợ và rủi ro tái đầu tư trong rủi ro lãi suất.
Rủi ro tín dụng là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến rủi ro vỡ nợ của Ngân hàng. Như đã phân tích ở trên, rủi ro tín dụng làm sụt giảm vị thế của vốn chủ sở hữu trong Ngân hàng nên nếu nó xảy ra với quy mô lớn hoặc kết hợp đồng thời với các loại rủi tro khác làm vị thế vốn chủ sở hữu giảm đột ngột sẽ dẫn tới rủi ro vỡ nợ của Ngân hàng.
- Gia tăng chi phí vay vốn của Ngân hàng:
Rủi ro tín dụng làm gia tăng nguy cơ vỡ nợ và tác động tiêu cực đến đánh giá của công chúng về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng về mức độ rủi ro của Ngân hàng. Điều này làm cho thị trường vốn yêu cầu một phần bù rủi ro cao hơn cho các khoản đầu tư vào Ngân hàng trong lãi suất huy động dẫn đến chi phí huy động của Ngân hàng tăng lên.
- Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của Ngân hàng:
Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín, giảm giá trị thương hiệu của Ngân hàng trước công chúng do đó ảnh hưởng nặng nề đến vị thế kinh doanh của Ngân hàng. Một khi khách hàng mất lòng tin ở Ngân hàng, họ sẽ không gửi tiền thậm chí họ có thể còn rút lại những khoản tiền đã gửi. Bên cạnh đó, việc mất lòng tin còn làm ảnh hưởng đến mức độ sử dụng các dịch vụ qua Ngân hàng.
b. Đối với nền kinh tế
Vai trò của tín dụng Ngân hàng rất quan trọng trong việc điều hòa các nguồn vốn trong nền kinh tế, khi RRTD xảy ra, các nguồn vốn trong xã hội sẽ không thể luân chuyển một cách liên tục, giảm khả năng cung cấp vốn cho nền kinh tế. Nếu RRTD càng lớn nghĩa là nguồn vốn trong nền kinh tế không
được phân bổ hợp lý. Hiệu quả sử dụng vốn vì thế rất thấp, ảnh hưởng đến sự phát triển của nên kinh tế nói chung.
Hậu quả của rủi ro tín dụng ảnh hưởng rất nặng nề cho Ngân hàng và nền kinh tế. Các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực và trên thế giới đã minh chứng rằng các Ngân hàng lớn sụp đổ thì hậu quả của nó không giới hạn trong phạm vi một quốc gia, mà còn mang tính quốc tế.
c. Đối với khách hàng
Nguyên nhân chính của rủi ro tín dụng Ngân hàng, chủ yếu là do khách hàng vay không có khả năng hoàn trả đầy đủ khoản vay, do xuất phát từ các rủi ro trong chính hoạt động kinh doanh của khách hàng vay.
Với tình hình tài chính không lành mạnh, kèm theo đó là các khoản nợ quá hạn, khách hàng vay đã tự đánh mất nguồn tài trợ các Ngân hàng – nơi cung ứng vốn chủ yếu. Thiếu vốn, các DN phải chấp nhận để các cơ hội kinh doanh trôi qua. Mặt khác, các tài sản bảo đảm cho khoản vay có thể bị tịch thu hoặc phát mãi để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, khách hàng vay sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản, giải thể.