CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.5. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨ U
3.5.1. Phân tích tương quan hệ số Pearson
Giá trị hệ số tương quan Pearson bằng 0 chỉ ra rằng hai biến không có quan hệ tuyến tính, ngược lại nếu giá trị càng gần đến 1 thì hai biến có quan hệ tuyến tính chặt chẽ. Nếu hệ số tương quan giữa các biến độc lập với nhau cao (giá trị tuyệt đối của r tiến gần đến 1) thì chúng ta phải xem xét lại thật kỹ vai trò của các biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính bội ta xây dựng được.
Bảng 3.14. Ma trận tương quan giữa các biến
Correlations CLDV HH TC DA NL DC CLDV 1.000 .355 .457 .753 .453 .511 HH .355 1.000 .372 .306 .113 .116 TC .457 .372 1.000 .357 .253 .383 DA .753 .306 .357 1.000 .377 .381 NL .453 .113 .253 .377 1.000 .366 Pearson Correlation DC .511 .116 .383 .381 .366 1.000 CLDV . .000 .000 .000 .000 .000 HH .000 . .000 .000 .046 .041 TC .000 .000 . .000 .000 .000 DA .000 .000 .000 . .000 .000 NL .000 .046 .000 .000 . .000 Sig. (1-tailed) DC .000 .041 .000 .000 .000 .
Mô hình nghiên cứu được điều chỉnh gồm có 5 nhân tố (Sự hữu hình, độ tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ, đồng cảm) để đo lường biến phụ thuộc là chất lượng dịch vụ. Xem xét phân tích Pearson, biến phụ thuộc có tương quan tuyến tính với các biến độc lập thể hiện qua hệ số tương quan giữa biến chất lượng
dịch vụ và các biến còn lại đều lớn hơn 0.35. Biến phụ thuộc “Chất lượng dịch vụ” có tương quan mạnh nhất với biến độc lập “Sự đáp ứng” (Hệ số Pearson = 0.753), tiếp theo lần lượt là các biến “Sự đồng cảm” (Hệ số Pearson = 0.511), “Sự tin cậy” (Hệ số Pearson = 0.457), “Năng lực phục vụ” (Hệ số Pearson = 0.453), "Sự hữu hình" (Hệ số Pearson = 0.355). Sự tương quan chặt này rất được kỳ vọng trong nghiên cứu, do đó ta có thể kết luận rằng các biến độc lập có thể đưa vào mô hình để giải thích cho sự biến thiên của biến chất lượng dịch vụ.