2013
2.4.3. Phân tích kết quả nghiên cứu
a. Mô tả thống kê các biến nghiên cứu
Kết quả thống kê tại phụ lục 3 và phụ lục 4 cho thấy giá trị trung bình của biến tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không điều hành trong mẫu 79 doanh nghiệp sai phạm là 52.26%, giá trị trung bình của biến tỷ lệ thành viên ban kiểm soát là chuyên gia tài chính trong mẫu này là 34.22%. Các giá trị này trong mẫu không sai phạm lần lượt là 68.22% và 65.57%, cao hơn so với mẫu sai phạm.
Có 22.8% doanh nghiệp không sai phạm được kiểm toán bởi kiểm toán viên Big 4. Trong khi đó, trong mẫu doanh nghiệp sai phạm, có 29.1% doanh nghiệp được kiểm toán bởi kiểm toán viên Big 4, cao hơn so với mẫu doanh nghiệp không sai phạm. Có thể nhận định tại Việt Nam, chất lượng kiểm toán không phải là nguyên nhân gây ra sai phạm BCTC.
Đối với mẫu các doanh nghiệp sai phạm, tỷ lệ nợ trung bình là 56.56%, cao hơn so với con số 54.42% của mẫu doanh nghiệp không sai phạm. Ngược lại, giá trị trung bình của mức độ sinh lời và khả năng thanh toán của các doanh nghiệp sai phạm thấp hơn so với các doanh nghiệp không sai phạm, lần
lượt là 5.98% và 1.59 so với 10.16% và 2.4. Tuy khả năng thanh toán hiện hành trung bình của doanh nghiệp sai phạm thấp hơn so với doanh nghiệp không sai phạm nhưng vẫn ở trong vùng khuyến cáo chấp nhận được (1.5 đến 2.5). Log quy mô bình quân của hai nhóm lại không có chênh lệch nhiều, bằng 3.0543 trong mẫu doanh nghiệp sai phạm và 2.9206 trong mẫu doanh nghiệp không sai phạm.
b. Kết quả hồi quy
Kết quả hồi quy binary logistic với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 16.0 cho kết quả như sau:
Bảng 2.8. Omnibus Tests of Model Coefficients
Chi-square Df Sig. Step 1 Step 111.098 7 .000 Block 111.098 7 .000 Model 111.098 7 .000 Bảng 2.9. Model Summary Step -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square 1 107.936a .505 .673
a. Estimation terminated at iteration number 6 because parameter estimates changed by less than .001.
Kết quả kiểm định giả thuyết về độ phù hợp tổng quát ở Bảng 2.8 có mức ý nghĩa quan sát sig.= 0.000 nhỏ hơn 0.05 nên có thể bác bỏ giả thuyết β1
= β2 = β3 = β4 = β5 = β6 = β7 = 0. Bảng 2.9 cho thấy giá trị của -2LL = 107.936 là không cao, như vậy nó thể hiện độ phù hợp cao của mô hình.
Bảng 2.10. Classification Tablea Observed Predicted Sai pham BCTC Percentage Correct Khong sai pham Sai pham
Step 1
Sai pham BCTC
Khong sai pham 66 13 83.5
Sai pham 9 70 88.6
Overall Percentage 86.1
a. The cut value is .500
Mức độ chính xác của dự báo cũng thể hiện qua Bảng 2.10, bảng này cho thấy trong số 79 trường hợp không sai phạm, mô hình đã dự đoán đúng 66 trường hợp, tỷ lệ trúng là 83.5%. Còn với 79 trường hợp sai phạm, mô hình dự đoán đúng 70 trường hợp, tỷ lệ trúng là 88.6%. Mức dự đoán đúng của toàn bộ mô hình là 86.1%.
Bảng 2.11. Variables in the Equation
B S.E. Wald df Sig. Exp(B)
Step 1a Tylekhongdieuh anh -6.615 1.782 13.781 1 .000 .001 TylechuyengiaT C -8.474 1.491 32.303 1 .000 .000 Chatluongkiemt oan .611 .648 .890 1 .346 1.842 Tyleno -3.094 1.801 2.953 1 .086 .045 Logquymo .731 .449 2.653 1 .103 2.078 Mucdosinhloi -6.816 3.125 4.756 1 .029 .001 Khanangthanht oan -.315 .252 1.566 1 .211 .730 Constant 8.614 2.314 13.855 1 .000 5.509E 3 a. Variable(s) entered on step 1: Tylekhongdieuhanh, TylechuyengiaTC, Chatluongkiemtoan, Tyleno, Logquymo, Mucdosinhloi, Khanangthanhtoan.
Từ các hệ số hồi quy, ta viết được phương trình:
Y = 8.614 - 6.615Tylekhongdieuhanh - 8.474TylechuyengiaTC +
0.611Chatluongkiemtoan - 3.094Tyleno + 0.731Logquymo -
6.816Mucdosinhloi - 0.315Khanangthanhtoan
Bảng 2.11, kiểm định Wald về ý nghĩa của các hệ số hồi quy tổng thể của các biến độc lập: Chatluongkiemtoan, Tyleno, Logquymo và Khanangthanhtoan có mức ý nghĩa sig. lớn hơn 0.05 nên không thể bác bỏ giả thuyết β3=0, β4=0, β5=0, β7=0. Như vậy các hệ số hồi quy tìm được nói trên không có ý nghĩa thống kê.
Kết quả hồi quy trên mẫu các doanh nghiệp điều chỉnh giảm lợi nhuận (Phụ lục 5) và mẫu các doanh nghiệp điều chỉnh tăng lợi nhuận (Phụ lục 6) cũng cho thấy độ phù hợp của mô hình là khá cao. Và kết quả hồi quy trên hai mẫu này cũng khá tương đồng với kết quả hồi quy trên mẫu tổng thể, tuy nhiên, biến mức độ sinh lời trong mô hình hồi quy với mẫu các doanh nghiệp điều chỉnh giảm lợi nhuận là không có ý nghĩa thống kê. Nguyên nhân của kết quả này là số lượng doanh nghiệp trong mẫu điều chỉnh tăng lợi nhuận quá ít (22 doanh nghiệp sai phạm và 22 doanh nghiệp tương ứng). Còn với mẫu các doanh nghiệp điều chỉnh tăng lợi nhuận, biến này có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%. Điều này phù hợp với giả thuyết rằng các doanh nghiệp niêm yết sẽ có xu hướng thổi phồng lợi nhuận nếu mức độ sinh lời không như mong muốn để giữ giá cổ phiếu và duy trì niềm tin của nhà đầu tư. Chiều tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.12. Bảng tổng hợp chiều tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc
Biến độc lập
Chiều hướng tác động
đến biến Saipham Mức ý nghĩa
Mẫu tổng thể Mẫu điều chỉnh giảm LN Mẫu điều chỉnh tăng LN Mẫu tổng thể Mẫu điều chỉnh giảm LN Mẫu điều chỉnh tăng LN Tylekhongdieuhanh - - - .000 .040 .002 TylechuyengiaTC - - - .000 .010 .000 Chatluongkiemtoan + + + .346 .651 .418 Tyleno - - - .086 .117 .245 Logquymo + + + .103 .116 .296 Mucdosinhloi - - - .029 .145 .077 Khanangthanhtoan - - - .211 .736 .152
* Giải thích kết quả hồi quy:
Xét về từng nhân tố ảnh hưởng của quản trị công ty đến sai phạm báo cáo tài chính, quay trở lại phân tích ở phần xây dựng giả thiết cho mô hình, thấy rằng có những nhân tố tồn tại những kết quả nghiên cứu trái chiều, theo cả ban hướng thuận, nghịch hoặc không ảnh hưởng. So sánh kết quả nghiên cứu này với các nghiên cứu trước đây, bên cạnh một số khác biệt được giải thích từ nguồn số liệu và bối cảnh nghiên cứu thì ta cũng thấy nhiều kết luận tương tự, cụ thể như sau:
- Nhân tố tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không điều hành ảnh hưởng một cách thuyết phục đến sai phạm báo cáo tài chính với độ tin cậy 100%.
Theo đó, tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không điều hành càng cao thì khả năng sai phạm báo cáo tài chính của doanh nghiệp càng thấp. Kết quả này phù hợp với lý thuyết đại diện và kết quả của nhiều nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới. Như vậy, các thành viên hội đồng quản trị không điều hành trong các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam đã phát huy được “tính độc lập” trong quá trình thực hiện chức năng giám sát của hội đồng quản trị. Có thể nói, thành viên hội đồng quản trị không điều hành đã có những ảnh hưởng tích cực đến kết quả quản trị công ty, họ cũng là một đối trọng, một công cụ kiểm soát đối với quyền hạn của những thành viên hội đồng quản trị điều hành trong hoạt động thường nhật của công ty.
- Nhân tố tỷ lệ chuyên gia tài chính trong ban kiểm soát cũng có mối tương quan ngược chiều với sai phạm báo cáo tài chính ở mức ý nghĩa quan sát là 0%. Tác động của tỷ lệ chuyên gia tài chính đến sai phạm báo cáo tài chính phù hợp với kỳ vọng và các nghiên cứu trước đây, tức là tỷ lệ chuyên gia tài chính trong ban kiểm soát càng cao thì doanh nghiệp càng ít có khả năng sai phạm. Ở Việt Nam, ban kiểm soát có vai trò kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động tài chính của công ty. Ban này giám sát công việc của hội đồng quản trị và ban giám đốc, cũng như mức độ chấp hành luật pháp, quy định, và có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá các báo cáo tài chính. Sự hiện diện của chuyên gia tài chính trong ban kiểm soát với những am hiểu về các quy định tài chính kế toán thực sự đã góp phần làm giảm sai phạm báo cáo tài chính.
- Với độ tin cậy 95%, nhân tố mức độ sinh lời- được thể hiện qua chỉ tiêu ROA- cũng ảnh hưởng đến sai phạm báo cáo tài chính, cùng chiều với dự đoán ban đầu. Như phân tích ban đầu, mục tiêu hàng đầu của các công ty cổ
phần là giữ giá cổ phiếu, do đó, khi khả năng sinh lời của doanh nghiệp bị giảm sút, họ có xu hướng sai phạm báo cáo tài chính theo hướng thổi phồng lợi nhuận để lấp liếm tình hình kinh doanh thực tế với các nhà đầu tư, Nhà nước, tổ chức tín dụng. Như vậy, các doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Khi mức độ sinh lời là khả quan, nhà quản trị tích cực công bố thông tin một cách trung thực nhưng trong tình huống ngược lại, vì lợi ích cá nhân hoặc một số cá nhân, doanh nghiệp có xu hướng sai phạm báo cáo tài chính nhiều hơn.
Ngoài ra, ta cũng nhận thấy rằng không có bằng chứng về mối quan hệ giữa nhân tố chất lượng kiểm toán, tỷ lệ nợ, logarit của quy mô và khả năng thanh toán đến sai phạm báo cáo tài chính:
- Thứ nhất, chất lượng kiểm toán không ảnh hưởng đến sai phạm báo cáo tài chính. Điều này có thể được lý giải bởi một trong những nguyên nhân sau:
+ Kiểm toán độc lập phần lớn được thuê bởi ban giám đốc, kế toán trưởng và hội đồng quản trị. Theo nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nguyên (2007), kết quả khảo sát trên 105 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, có tới 35.42% doanh nghiệp mà ban giám đốc và kế toán trưởng là người quyết định lựa chọn kiểm toán độc lập, số doanh nghiệp kiểm toán độc lập được lựa chọn bởi hội đồng quản trị chiếm 39.58%, và chỉ có 4.16% số doanh nghiệp được khảo sát có kiểm toán độc lập được thuê bởi ban kiểm soát. Việc lựa chọn kiểm toán độc lập được quyết định bởi ban điều hành doanh nghiệp có thể làm giảm tính “độc lập” của kiểm toán viên, do đó làm giảm chất lượng kiểm toán.
+ Lý do nữa là ở Việt Nam các công ty kiểm toán độc lập vừa cung cấp dịch vụ kiểm toán vừa thực hiện việc tư vấn kế toán, quản lý cho các doanh
nghiệp. Điều này cũng góp phần làm giảm tính “độc lập” của kiểm toán viên, làm giảm chất lượng kiểm toán.
- Thứ hai, mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ và sai phạm báo cáo tài chính không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ nợ tối ưu của doanh nghiệp phụ thuộc vào ngành nghề hoạt động và các yếu tố đặc thù của doanh nghiệp như giai đoạn trong vòng đời của doanh nghiệp, sự ổn định về thu nhập,… Với đặc điểm như vậy, kết quả này có lẽ xuất phát từ mẫu thu thập, không tập trung vào một ngành nghề cụ thể nên không thể tìm được mối liên hệ thống kê giữa nhân tố này với sai phạm báo cáo tài chính. Báo cáo thẻ điểm quản trị công ty năm 2012 của Tổ chức tài chính quốc tế cũng đưa ra kết quả xu hướng không rõ rệt về mối quan hệ giữa quản trị công ty và tỷ lệ nợ.
- Thứ ba, quy mô của doanh nghiệp không ảnh hưởng đến sai phạm báo cáo tài chính. Như vậy, giả thiết một doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì mức độ quản lý càng chặt chẽ và hệ thống thông tin càng tốt, do vậy hạn chế được sai phạm báo cáo tài chính là không đúng trong điều kiện Việt Nam. Có thể với mẫu nghiên cứu này, chưa có sự phân tách rõ về quy mô của các công ty, do đó không thể tìm thấy mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp với sai phạm báo cáo tài chính.
- Cuối cùng, khả năng thanh toán không ảnh hưởng đến sai phạm báo cáo tài chính. Kết quả này cho thấy, trong điều kiện Việt Nam, một doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao hay thấp thì cũng không liên quan đến khuynh hướng gian lận của doanh nghiệp. Điều này ủng hộ ủng hộ cho lập luận rằng các doanh nghiệp niêm yết chỉ luôn quan tâm đến mục tiêu cao nhất là lợi nhuận, và họ thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận khi mức độ sinh lời không như mong muốn mà không quan tâm đến khả năng thanh toán.
CHƢƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ CÁC ĐỐI TƢỢNG CÓ LIÊN QUAN TRONG VIỆC NGĂN NGỪA VÀ PHÁT HIỆN SAI PHẠM TRÊN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƢỜNG VAI TRÒ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Đối với các doanh nghiệp niêm yết, quản trị công ty tốt có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp chính các doanh nghiệp niêm yết tạo dựng hình ảnh tốt về mình trong mắt nhà đầu tư, từ đó nâng cao giá trị doanh nghiệp, làm tăng lợi ích cổ đông.
Hiện nay, công tác quản trị công ty ở Việt Nam được quản lý theo hướng “từ trên xuống”, dựa vào khung pháp lý và các biện pháp chế tài, trong khi thị trường vẫn chờ đợi các doanh nghiệp tự nhận thức và thực hiện trách nhiệm của mình. Hơn nữa, việc Nhà nước xây dựng hệ thống pháp lý về quản trị công ty là điều kiện cần để các công ty niêm yết thực hiện. Tuy nhiên, những quy định này chưa được cụ thể hóa hoặc những yếu tố đưa ra chưa thực sự cụ thể về những vấn đề liên quan đến quá trình lập báo cáo tài chính. Hay nói cách khác, những quy định được đặt ra chưa quan tâm đến chất lượng của thông tin tài chính được công bố.
Yêu cầu cung cấp thông tin nhằm giảm sự bất tương xứng về thông tin là quan trọng. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là chất lượng của những thông tin này có đáng tin cậy hay không. Mục tiêu thiết lập hệ thống quản trị công ty tốt phù hợp với thông lệ quốc tế không những đòi hỏi sự nỗ lực của chính công ty
niêm yết mà còn phải có sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc tạo lập một hành lang pháp lý vững chắc, đảm bảo cho các bên liên quan trong cơ cấu quản trị công ty thực hiện đồng bộ và đầy đủ chức năng của mình.
Mặt khác, tình hình quản trị công ty của các doanh nghiệp Việt Nam được đánh giá thấp hơn các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Malayxia, Singapo, Indonexia, Philipin, do vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần cải thiện chất lượng quản trị công ty để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, đảm bảo kỷ cương, uy tín và lòng tin vào thị trường của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
3.2. QUAN ĐIỂM ĐƢA RA GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG VAI TRÒ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM CỦA TÁC GIẢ
Như đã biết, không có một mô hình quản trị công ty chung nào ở cả cấp độ quốc gia và cấp độ doanh nghiệp. Mô hình quản trị công ty phụ thuộc vào môi trường chính trị, văn hóa, kinh tế của mỗi quốc gia; đối với doanh nghiệp nó phụ thuộc vào độ lớn cũng như mức độ phức tạp của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, những định hướng về quản trị công ty tác giả đưa ra phụ thuộc vào các yếu tố nói trên ở hiện tại và khả năng thay đổi trong tương lai của các yếu tố đó.
* Sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam:
- Môi trường kinh doanh:
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ dễ dàng đổ vào Việt Nam, do đó, yêu cầu đòi hỏi quản trị công ty tốt xuất phát từ thị trường, đảm bảo tính minh bạch và chất lượng thông tin công bố là điều không tránh khỏi.
Hệ thống pháp lý được xây dựng ngày càng trở nên cải thiện đầy đủ và