Tạo lập môi trường hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn bệnh viện đa khoa thiện hạnh (Trang 34 - 38)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Tạo lập môi trường hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

a. Thiết lập tổ chức học tập

Trong xã hội tri thức hiện nay, muốn tổ chức phát triển và đứng vững trong môi trường cạnh tranh đầy biến động thì ch ng ta cần phải xây dựng các tổ chức trở thành tổ chức học tập. Điều này đòi hỏi mọi nhân viên thuộc tổ chức phải nâng cao tinh thần học tập. Tất cả các hoạt động học tập được diễn ra một cách liên tục và kế thừa với mục đích nâng cao kiến thức, kỹ năng của mọi nhân viên thuộc tổ chức.

Pedler, Burgoyne và Boydell cho rằng “Một tổ chức học tập là một tổ chức mà nó làm khích lệ việc học tập của tất cả các thành viên và tự nó luôn chuyển hóa liên tục”.

Theo Peter Senge thì “Tổ chức học tập là một tổ chức mà ở đó con người có thể liên tục mở rộng khả năng sáng tạo thành tích mà họ thực sự mong muốn, nơi mà những phương pháp tư duy mới có thể được phát triển, được nuôi dưỡng và nơi mà mọi người học tập một cách liên tục và học tập lẫn nhau.” [9].

Lý thuyết về học tập của Peter Senge đã xác định các nguyên tắc để xây dựng một tổ chức học tập:

- Để cho việc học tập diễn ra trong tổ chức, nhà quản trị cấp cao cần cho phép mọi người trong tổ chức có cơ hội phát triển trí tuệ cá nhân. Các nhà quản trị phải trao quyền cho nhân viên, hay nói cách khác là tạo sự tự chủ cho nhân viên và cho phép họ trải nghiệm, sáng tạo và khám phá những gì họ muốn.

- Sau khi đã phát triển trí tuệ cá nhân, các tổ chức cần khích lệ nhân viên phát triển và sử dụng mô hình trí tuệ phức tạp nhằm thách thức họ tìm ra cách thức mới, tạo ra những ý tưởng sáng tạo nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ

được giao. Điều này thôi th c nhân viên phải tìm tòi, học hỏi để có những hiểu biết sâu rộng về những điều liên quan đến một hoạt động cụ thể. Senge lập luận rằng, khi làm tốt việc này các nhà quản trị sẽ gi p nhân viên phát triển sự ưa thích trải nghiệm và chấp nhận rủi ro.

- Các nhà quản trị phải khuyến khích nhân viên sáng tạo nhóm. Thường xuyên tổ chức đối thoại và giao tiếp, phát triển việc học tập hữu ích trong môi trường sáng tạo. Senge nghĩ việc học tập trong nhóm sẽ quan trọng hơn là việc học tập của cá nhân trong việc xây dựng tổ chức học tập. Ông chỉ ra rằng hầu hết những quyết định quan trọng được đưa ra trong những đơn vị nhỏ như nhóm, bộ phận chức năng hay đơn vị kinh doanh.

- Các nhà quản trị phải nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một tầm nhìn chung. Các kế hoạch học tập và chiến lược kinh doanh của tổ chức phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Cần có chiến lược phát triển khả thi.

Việc học tập chỉ có thể mang tính tổ chức khi nhà quản trị khuyến khích nhân viên học tập nâng cao trình độ, cung cấp cơ hội học tập cho người lao động. Người học cam kết học tập với mục tiêu, kế hoạch học tập rõ ràng và có sự chuẩn bị cho việc đánh giá kết quả học tập.

b. Tạo dựng văn hóa học tập

Theo Reynolds, văn hóa học tập như là một “công cụ tăng trưởng” th c đẩy học tập, nó gi p khuyến khích nhân viên cam kết một dãy các hành vi linh hoạt tích cực, trong đó có việc học tập.

Văn hóa học tập th c đẩy việc học tập vì nó được ghi nhận bởi những nhà quản trị cấp cao, các nhà quản trị trực tuyến và nhân viên như là một tiến trình tổ chức thiết yếu mà tất cả họ có được sự cam kết bền vững.

Hành vi của các nhà lãnh đạo sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc học tập của tổ chức đó. Khi những nhà lãnh đạo chủ động hỏi và lắng nghe các nhân viên

thì những người trong tổ chức sẽ cảm thấy có động lực hơn để học hỏi, gắn bó với tổ chức và sẵn sàng đóng góp công sức vào thành công của tổ chức. Nếu các nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập trung làm rõ các vấn đề, trao đổi những kiến thức có được, và kiểm tra lại một cách cẩn thận thì những việc này sẽ được thực hiện nghiêm chỉnh. Khi cấp trên biểu thị sự sẵn sàng để tiếp nhận những quan điểm, ý kiến của người khác thì những nhân viên cũng cảm thấy được khuyến khích đưa ra những ý tưởng, lựa chọn mới.

Môi trường văn hóa học tập sẽ khuyến khích các cá nhân tự học theo nhu cầu, họ sẽ chủ động tìm tòi học hỏi những kiến thức và kỹ năng mới, th c đẩy thực hiện các mục tiêu của tổ chức.

Xây dựng nền văn hóa học tập nhằm tạo dựng các năng lực dài hạn cho tương lai chứ không phải là đáp ứng cho nhu cầu hiện tại và trong ngắn hạn.

Để xây dựng được văn hóa tổ chức khuyến khích học tập nâng cao trình độ nguồn nhân lực thì bản thân nhà quản trị phải là tấm gương sáng về tinh thần ham học hỏi, cầu thị. Phong cách quản lý khuyến khích học tập và phát triển của nhà quản trị sẽ tác động mạnh nhất đến văn hóa học tập trong tổ chức.

c. Xây dựng cơ chế khuyến khích người lao động học tập, làm việc

Cả ệ đ ệ à ệ

Điều kiện làm việc là tập hợp các yếu tố của môi trường lao động có tác động lên trạng thái chức năng của cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khỏe, quá trình tái sản xuất sức lao động và hiệu quả lao động của họ trong hiện tại cũng như về lâu dài [8, tr.49].

Cải thiện điều kiện làm việc không những để bảo vệ sức khoẻ, tránh bệnh nghề nghiệp cho người lao động mà còn nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Nếu người lao động được làm việc môi trường an toàn, có đầy đủ công cụ để làm việc, giờ giấc làm việc hợp lý, nơi làm việc vui vẻ sẽ

mang lại sự thoải mái, tạo ra năng suất lao động cao, r t ngắn thời gian xử lý công việc, tạo điều kiện cho người lao động có thời gian nghỉ ngơi và tìm tòi ý tưởng sáng tạo.

Để cải thiện điều kiện làm việc, tổ chức cần phải:

- Làm thay đổi tính chất công việc; tức là thay đổi đặc điểm công việc hoặc đặc điểm ngành nghề của công việc;

- Tập trung vào nghiên cứu cải tiến công cụ lao động, đổi mới công nghệ, trang bị đầy đủ thiết bị kỹ thuật mới cho quá trình lao động.

- Cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường bao gồm các yếu tố: Ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, bụi, độ ẩm, thành phần không khí…

Có s e ư ợ ý

Tiền thưởng luôn giữ vai trò quan trọng và được coi là đòn bẩy kinh tế khuyến khích tính tích cực của người lao động. Tiền thưởng có thể kích thích người lao động học tập, rèn luyện để có nhiều sáng kiến cải tiến trong công việc, nâng cao năng suất lao động, tạo sự hăng hái, nhiệt huyết cống hiến cho tổ chức của người lao động.

Để phát huy hiệu quả công cụ tiền thưởng, tổ chức phải có chính sách khen thưởng hợp lý. Chính sách khen thưởng là các biện pháp, giải pháp và cách thức trả thưởng mà tổ chức tiến hành nhằm thu h t lao động giỏi và phát triển về chất lượng lao động trong tổ chức, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Có sự ế ợ ý

Thăng tiến có nghĩa là đạt được một vị trí cao hơn trong tập thể. Người được thăng tiến sẽ có được sự thừa nhận, sự quý nể của nhiều người.

Sự thăng tiến hợp lý có ý nghĩa trong việc tạo động lực th c đẩy sự phát triển nguồn nhân lực hay nói cách khác sự thăng tiến hợp lý là một trong những động lực thúc đẩy người lao động làm việc và làm tăng hiệu quả

công việc. Bởi vì mọi người lao động đều có tinh thần cầu tiến, luôn tìm kiếm cho mình cơ hội thăng tiến để có thể phát triển nghề nghiệp. Thông qua quá trình thăng tiến, người lao động cảm thấy mình được công nhận đầy đủ công việc đã làm.

Việc tạo điều kiện thăng tiến cho người lao động cũng thể hiện được sự quan tâm, tin tưởng, tín nhiệm của lãnh đạo tổ chức đối với cá nhân người lao động. Nhận thức được điều này, người lao động sẽ cố gắng phấn đấu hơn nữa để đạt sự thăng tiến trong công việc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn bệnh viện đa khoa thiện hạnh (Trang 34 - 38)