Các cam kết của Việt Nam về di chuyển thể nhân trong khuôn khổ MNP

Một phần của tài liệu Tự do di chuyển lao động trong ASEAN - Những vấn đề pháp lý, thực tiễn và một số kiến nghị đối với Việt Nam (Trang 143 - 146)

6. Kết cấu của luận án

4.1.2. Các cam kết của Việt Nam về di chuyển thể nhân trong khuôn khổ MNP

Những cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ MNP không khác biệt so với cam kết về di chuyển thể nhân trong các gói cam kết trước đó trong khuôn khổ AFAS, đặc biệt gói cam kết thứ tám. Cụ thể:213

Về cam kết chung, tương tự như cam kết trong gói cam kết thứ tám, Việt Nam chưa có cam kết, trừ các biện pháp liên quan đến nhập cảnh và lưu trú tạm thời của thể nhân thuộc các nhóm: người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, nhân sự khác, người chào bán dịch vụ, người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại, nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng (CSS). Người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp được nhập cảnh và lưu trú trong thời hạn 03 năm (có thể gia hạn tuỳ theo thời hạn hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam). Nhóm nhân sự khác, người chào bán dịch vụ, người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại và CSS được phép nhập cảnh và lưu trú lần lượt với thời hạn 03 năm (hoặc theo thời hạn của hợp đồng, tuỳ thuộc thời hạn nào ngắn hơn), 90 ngày, 90 ngày, 90 ngày (hoặc theo thời hạn của hợp đồng, tuỳ thuộc thời hạn nào ngắn hơn).

213 ASEAN (2013), Vietnam’s Schedule of movement of natural person commitments, https://asean.org/wp- content/uploads /images/2013/economic/asean_mnp_agreement/ASEAN%20MNP%20Schedule%20- %20Vietnam.pdf, truy cập ngày 03/10/2020.

Về cam kết cụ thể, số lượng các phân ngành dịch vụ Việt Nam đưa vào biểu cam kết với mức độ cam kết một phần nhiều hơn, tuy nhiên liên quan đến các phân ngành dịch vụ ASEAN cam kết thực hiện tự do di chuyển như dịch vụ du lịch, dịch vụ tư vấn kỹ thuật, dịch vụ điều dưỡng… thì phạm vi và mức độ cam kết không khác biệt so với các gói cam kết trước đó trong khuôn khổ AFAS. Về số lượng các phân ngành dịch vụ của gói cam kết thứ 08 theo AFAS và cam kết theo MNP của Việt Nam xem Bảng 4.1.214

BẢNG 4.1

Số lượng các phân ngành dịch vụ của Việt Nam theo gói cam kết thứ tám trong khuôn khổ AFAS và MNP

AFAS 8 MNP

Số lượng phân ngành cam kết toàn bộ 0 0

Số lượng phân ngành cam kết một phần 101 108

Số lượng phân ngành chưa cam kết 53 46

Tổng 154 154

Đối với dịch vụ kiến trúc sư, du lịch, nha khoa và hành nghề y, y tá Việt Nam không có cam kết nào ngoại trừ cam kết chung. Các dịch vụ còn lại là dịch vụ kế toán, dịch vụ kiến trúc sư Việt Nam đưa ra một số biện pháp hạn chế. Ví dụ để cung cấp dịch vụ kế toán, kế toán viên nước ngoài được phép cung ứng dịch vụ trên lãnh thổ của Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện sau: Cư trú hợp pháp tại Việt Nam ít nhất 01 năm, cư trú hợp pháp tại Việt Nam ít nhất 01 năm; sở hữu chứng chỉ kế toán được Bộ Tài chính cấp hoặc chứng chỉ kế toán được cấp bởi các cơ sở đào tạo nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và trải qua kỳ kiểm tra theo quy định của pháp luật Việt Nam, đã đăng ký trong danh sách kiểm toán được phép hành nghề dưới sự quản lý của Bộ Tài chính hoặc Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA); có hợp đồng làm việc với công ty kế toán được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

So sánh phạm vi và mức độ cam kết về di chuyển thể nhân của Việt Nam đối với những ngành nghề được tự do di chuyển trong khuôn khổ MNP với cam kết trong khuôn khổ GATS/WTO thấy rằng phạm vi và mức độ cam kết về di chuyển thể nhân trong MNP mở hơn một chút so với cam kết trong WTO. Tiến trình trên phù hợp với mục tiêu mà ASEAN đặt ra đối với tự do hóa thương mại dịch vụ nội khối là "tự do hoá thương mại dịch vụ bằng cách mở rộng chiều sâu và phạm vi tự

do hoá vượt trên các cam kết mà các quốc gia thành viên đã cam kết tại GATS".215 Mặc dù các nhóm thể nhân được di chuyển không có sự khác biệt giữa biểu cam kết theo MNP và GATS/WTO (xem Bảng 4.2), tuy nhiên một số ít dịch vụ mức độ cam kết có sự khác biệt như dịch vụ y tá Việt Nam không đưa vào biểu cam kết trong khuôn khổ GATS nhưng đưa vào biểu cam kết trong khuôn khổ MNP. Dịch vụ kế toán Việt Nam đều đưa vào biểu cam kết theo MNP và GATS nhưng đối với cam kết theo GATS Việt Nam không có cam kết nào ngoại trừ cam kết chung. Trong khuôn khổ MNP, Việt Nam cam kết mở cửa nhưng đặt ra những điều kiện cụ thể đối với kế toán nước ngoài khi cung cấp dịch vụ này trên lãnh thổ Việt Nam (như đã trình bày ở trên), cụ thể về những điểm tương đồng và khác biệt trong biểu cam kết của Việt Nam theo MNP và GATS xem Bảng 4.2.

BẢNG 4.2

Các nhóm thể nhân và thời gian lưu trú của thể nhân theo biểu cam kết của Việt Nam trong MNP và GATS/WTO

MNP GATS/WTO Các nhóm thể nhân Người chào bán dịch vụ ü ü

Người chịu trách nhiệm thiết lập hiện diện thương mại

ü ü

Người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp

ü ü Nhân sự khác ü ü Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng (CSS) ü ü Thời gian lưu trú

Người chào bán dịch vụ 90 ngày 90 ngày

Người chịu trách nhiệm thiết lập hiện diện thương mại

90 ngày 90 ngày

Người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp

03 năm 03 năm

Nhân sự khác 03 năm 03 năm

Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng (CSS)

90 ngày 90 ngày

BẢNG 4.3

Mức độ cam kết của Việt Nam đối với các ngành/phân ngành dịch vụ liên quan tới tự do di chuyển lao động trong MNP và GATS/WTO

Như vậy, cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ MNP chủ yếu liên quan đến các biện pháp nhập cảnh và lưu trú tạm thời của thể nhân thuộc nhóm người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, người chào bán dịch vụ, người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại và nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng. Bởi lẽ mở cửa thị trường lao động là vấn đề nhạy cảm mà hầu hết các nền kinh tế đều rất thận trọng và Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ cho nên có thể thấy so với các phương thức cung ứng dịch vụ khác thì cam kết của Việt Nam về di chuyển thể nhân nói trong thương mại dịch vụ nói chung, trong các dịch vụ liên quan tới tự do di chuyển lao động ASEAN nói riêng còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Tự do di chuyển lao động trong ASEAN - Những vấn đề pháp lý, thực tiễn và một số kiến nghị đối với Việt Nam (Trang 143 - 146)