Các nghiên cứu về nguyên nhân của tự do di chuyển lao động trong

Một phần của tài liệu Tự do di chuyển lao động trong ASEAN - Những vấn đề pháp lý, thực tiễn và một số kiến nghị đối với Việt Nam (Trang 26 - 29)

6. Kết cấu của luận án

1.1.2. Các nghiên cứu về nguyên nhân của tự do di chuyển lao động trong

và lao động có kỹ năng theo cách tiếp cận hiện hành của ASEAN.

1.1.2. Các nghiên cứu về nguyên nhân của tự do di chuyển lao động trong ASEAN ASEAN

Trong bài viết “The movement of natural persons in Southeast Asia: How natural?”9 (tạm dịch là Di chuyển thể nhân trong khu vực Đông Nam Á: Tự nhiên như thế nào?), hai tác giả Chris Manning và Pradip Bhatnagar đã chỉ ra những đặc điểm nổi bật của khu vực Đông Nam Á thúc đẩy sự hình thành các thoả thuận khu vực về tự do di chuyển lao động bao gồm:

- Về thu nhập bình quân trên đầu người (GDP), cấu trúc và sự tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia thành viên: GDP của Singapore và Brunei cao gấp 50 lần GDP của các nước có thu nhập thấp và cao gấp 20-30 lần thu nhập bình quân của Malaysia và Thái Lan. Nông nghiệp là ngành thế mạnh của các nước kém phát triển trong khu vực với đa số lao động không có tay nghề, trong khi đó dịch vụ là lĩnh vực chủ đạo của quốc gia phát triển như Singapore với lao động có trình độ cao và được đào tạo bài bản. Như vậy, khoảng cách về trình độ lao động giữa các quốc gia thành viên sẽ dẫn tới sự khan hiếm lao động đặc biệt lao động tay nghề thấp hoặc trung bình tại các nước phát triển; sự dư thừa lao động tay nghề thấp hoặc trung

9 Chris Manning & Pradip Bhatnagar (2003), The movement of natural persons in Southeast Asia: How natural?, the Division of Economics Seminar Series, Research School of Pacific and Asian Studies, the Australian National University, Canberra, November 25, 2003.

bình, sự thiếu hụt lao động có tay nghề cao tại các nước có đang phát triển và kém phát triển thúc đẩy việc mở cửa thị trường lao động trong khối.

- Về dân số và vị trí địa lý: Khu vực Đông Nam Á có dân số lớn và phân tán theo không gian. Trong khi Indonesia chiếm khoảng 40% tổng dân số của khu vực thì 4 quốc gia (Myanmar, Phillippines, Thái Lan và Việt Nam) có dân số dao động từ 50-80 triệu dân hoặc Lào, Singapore chỉ có khoảng từ 4-5 triệu dân. Xét về yếu tố vị trí địa lý có thể chia các nền kinh tế của ASEAN thành 02 nhóm: nhóm các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông (Thái Lan - nước tương đối phát triển và 04 nước có thu nhập thấp hơn bao gồm Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam trong đó Myanmar, Lào và Campuchia có chung đường biên giới với Thái Lan và Lào, Campuchia có chung đường biên giới với Việt Nam); nhóm thứ hai bao gồm 02 nước có thu nhập cao (Brunei và Singapore) và các nước có thu nhập trung bình (Malaysia, Philippines và Indonesia).

- Bên cạnh đó, ASEAN một tổ chức quốc tế khu vực hợp tác về chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội đã có những chuyển biến sâu sắc trong tiến trình hợp tác, đặc biệt hợp tác về kinh tế. Trong giai đoạn đầu thành lập, các quốc gia thành viên của tổ chức quan tâm trước hết đến các vấn đề về chính trị và sau đó trải qua 25 năm hình thành và phát triển, ASEAN đã thiết lập khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) vào năm 1992 với mục tiêu cắt giảm và xóa bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa trao đổi giữa các quốc gia. Đồng thời vào năm 1995, các quốc gia thành viên ASEAN đã ký kết AFAS với mục tiêu thúc đẩy tự do hóa thương mại dịch vụ trong khu vực dựa trên mô hình WTO/GATS. Nổi bật, vào năm 2003 các quốc gia thành viên đã cùng nhau thoả thuận thành lập AEC vào năm 2020 đánh dấu bước hội nhập sâu và rộng hơn trong hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên theo mô hình của Liên minh châu Âu đã được thành lập vào đầu những năm 90, trong đó có tự do di chuyển lao động.

Bài viết “Enhancing the movement of natural persons in the ASEAN region: opportunities and constraints10 (tạm dịch là Tăng cường di chuyển thể nhân trong khu vực ASEAN: Cơ hội và thách thức) của hai tác giả Tereso S.Tullap và Michael Angelo A.Carter chỉ ra toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại dịch vụ dẫn đến sự di chuyển của thể nhân (MNP - Movement of Natural Persons) và đây là một hiện tượng toàn cầu có thể nhận diện được liên quan tới các cá nhân di chuyển qua biên giới quốc gia để làm việc tại một quốc gia khác. Các tác giả tiếp

10 Tereso S.Tullap, Jr & Michael Angelo A. Carter (2006), Enhancing the movement of natural persons in the ASEAN region: Opportunities and constraints, Asia - Pacific Research and Training Network on Trade Working Paper Series, No.23, December 2006.

cận di chuyển thể nhân theo hai khía cạnh: Thứ nhất, xét dưới khía cạnh đàm phán thương mại (trade negotiation perspective) phản ánh vai trò của đàm phán thương mại ở các cấp độ khác nhau liên quan đến việc tạo điều kiện thuận lợi hoặc hạn chế dòng di chuyển lao động qua biên giới. Bởi vậy, những cam kết của các quốc gia về thương mại có thể tạo thuận lợi hoặc cản trở dòng di chuyển lao động trong khu vực, với cách tiếp cận này các yếu tố về mặt thể chế được xem là nhân tố ảnh hưởng đến di chuyển thể nhân. Có thể kể tới các thoả thuận thương mại ở cấp độ đa phương khu vực và đa phương toàn cầu mà các quốc gia thành viên ASEAN đã tham gia như Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS). Thứ hai, xét dưới khía cạnh thị trường lao động (Labor market perspective), di chuyển thể nhân là phản ứng của cá nhân và quốc gia trước sự bất cân xứng về kinh tế và dân số đã dẫn tới tác động khác nhau lên thị trường lao động của các quốc gia thành viên. Đối với những nước gửi lao động, chậm đổi mới nền kinh tế cùng với sự gia tăng nhanh chóng về dân số dẫn tới dư thừa về lao động và tham gia thị trường lao động quốc tế có thể được xem là giải pháp giải quyết tình trạng dư thừa lao động này. Về phía nước nhận lao động, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cùng với hiện tượng già hóa dân số dẫn tới thiếu hụt lao động trong nước và để giải quyết thực trạng này buộc nước sở tại phải tiếp nhận lao động nước ngoài. Tuy nhiên, sự tồn tại của những rào cản về nhập cư, những yêu cầu trước khi làm việc (pre-employment requirements) và các chính sách khác của quốc gia đã cản trở dòng di chuyển lao động buộc nhiều lao động phải chuyển sang con đường di cư bất hợp pháp. Theo các tác giả, để tăng cường di chuyển thể nhân trong khu vực cần phải ký kết thoả thuận thừa nhận lẫn nhau, mở cửa tiếp cận thị trường, giảm bớt các rào cản đối xử quốc gia và áp dụng các biện pháp tự do hóa đối với lao động nhập cư tạm thời.

Tài liệu nghiên cứu “Migrating to opportunity overcoming barriers to labor mobility in Southeast Asia”11 (tạm dịch là Di dân để tìm kiếm cơ hội: Vượt qua rào cản dịch chuyển lao động ở Đông Nam Á) của nhóm tác giả Mauro Testaverde, Harry Moroz, Claire H. Hollweg & Achim Schillen đã chỉ ra nguyên nhân của di chuyển lao động trong ASEAN là hệ quả của việc tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và chênh lệch trong nội bộ ASEAN rất đáng kể như nước giàu nhất trong khu vực giàu hơn nước nghèo nhất đến 25 lần. Ở một số nước, thiếu hụt lao động nảy sinh trong khi những nước khác đang phải vất vả để tìm kiếm việc làm cho dân số trẻ và vẫn đang gia tăng của mình. Lao động di trú hiện nay có mức thu nhập cao hơn đáng kể

11 Mauro T., Harry M., Claire H.H. & Achim S. (2017), Migrating to opportunity overcoming barriers to labor mobility in Southeast Asia, Work Bank Group.

nhờ sang các nước khác làm việc, kiều hối lao động di trú gửi về nước giúp cải thiện cuộc sống của gia đình họ, lao động di trú cũng mang về vốn, tri thức, kỹ năng khi hồi hương. Trong khi đó ở các nước tiếp nhận, lao động di trú góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt của thị trường lao động, thúc đẩy sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh. Một thực trạng diễn ra tại ASEAN đó là chính sách về lao động di trú chưa phù hợp, thể chế kém hiệu quả trong quản lý di trú và sự tồn tại của các loại rào cản làm hạn chế dòng dịch chuyển lao động cho nên chưa tận dụng hết được cơ hội có được của dịch chuyển lao động. Do vậy cần phải có những giải pháp về chính sách phù hợp góp phần giảm bớt các loại rào cản, từ đó sẽ đem lại lợi ích cho cả nước xuất khẩu lao động và nước tiếp nhận lao động.

Trong Luận văn “Tự do di chuyển lao động trong Cộng đồng kinh tế ASEAN: cơ hội và thách thức đối với Việt Nam”,12 tác giả Nguyễn Thị Hồng Thương đề cập tới thực trạng về vấn đề di chuyển lao động giữa các quốc gia ASEAN. Theo đánh giá của tác giả, trong những năm gần đây một số nền kinh tế trong khu vực đang trên đà phát triển mạnh mẽ, cùng với chính sách mở cửa thị trường lao động, sự chênh lệch trình độ phát triển và sự thay đổi cơ cấu nhân khẩu học đã tác động đáng kể tới vấn đề di cư ở các quốc gia thành viên ASEAN. Theo số liệu thống kê của ILO/ADB năm 2014 thì từ năm 1990 - 2013 tổng số lượng người di cư trong nội khối ASEAN đã tăng gấp 04 lần từ 1,5 triệu đến 6,5 triệu người và vẫn có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, một thực trạng là trong số lao động di cư thì lao động phổ thông, lao động có trình độ thấp vẫn chiếm đa số còn lao động chất lượng cao chiếm một số lượng rất khiêm tốn và chủ yếu dịch chuyển đến những quốc gia có chính sách thu hút lao động tốt như Singapore, Malaysia và Thái Lan. Cũng theo tác giả với chính sách tự do di chuyển lao động có tay nghề trong nội khối ASEAN sẽ góp phần làm đa dạng và gia tăng tỷ trọng của những lao động có tay nghề trong dòng người di cư, tuy nhiên với sự tồn tại của các loại rào cản tại mỗi quốc gia thành viên khiến cho dòng chảy lao động có kỹ năng chưa thể được khơi thông thuận lợi và nhanh chóng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Tự do di chuyển lao động trong ASEAN - Những vấn đề pháp lý, thực tiễn và một số kiến nghị đối với Việt Nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)