Quy định về Khungtham chiếu trình độ ASEAN

Một phần của tài liệu Tự do di chuyển lao động trong ASEAN - Những vấn đề pháp lý, thực tiễn và một số kiến nghị đối với Việt Nam (Trang 105 - 107)

6. Kết cấu của luận án

3.1.3. Quy định về Khungtham chiếu trình độ ASEAN

AQRF là khung tham chiếu có vai trò so sánh trình độ giáo dục giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Trên cơ sở tham chiếu giữa tám cấp độ của AQRF và khung trình độ quốc gia (NQF), các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thành viên sẽ hiểu biết được về trình độ của mỗi cấp trong NQF, từ đó hỗ trợ việc công nhận trình độ tại mỗi quốc gia thành viên.

AQRF được thiết kế với 08 bậc trình độ, mỗi bậc gồm hai nội dung đó là i) Kiến thức và kỹ năng; ii) Khả năng tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Kiến thức được sử dụng trong thực tiễn và mức độ độc lập bao gồm khả năng ra quyết định, trách nhiệm đối với bản thân và người khác). Bên cạnh đó, AQRF sử dụng chuẩn đầu ra (learning outcomes) là cơ sở để đánh giá trình độ đạt được trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo (chính quy, không chính quy) thông qua đánh giá kết quả học tập dựa trên kiến thức, kỹ năng và năng lực để xác định cấp độ của trình độ chuyên môn.147

Thực hiện tham chiếu là một trong những nội dung quan trọng của AQRF, theo đó tham chiếu được hiểu là một quá trình thiết lập mối quan hệ giữa 08 cấp độ 146 Điều 3, Thoả thuận về việc thành lập Ban thư ký khu vực ASEAN đối với thực hiện Thoả thuận công nhận lẫn nhau ASEAN về dịch vụ du lịch.

147 ASEAN Qualification Reference Framework (2018), A practical guide and all you need to know, ASEAN Secreteriat.

Uỷ ban AQRF quốc gia

Uỷ ban AQRF

Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN Các Bộ trưởng Giáo dục ASEAN Các Bộ trưởng Lao động ASEAN

của AQRF và các cấp độ của khung trình độ quốc gia (NQF) hoặc hệ thống trình độ quốc gia (NQS) của các quốc gia thành viên. Quá trình tham chiếu được thể hiện thông qua Báo cáo tham chiếu AQRF (AQRF Referencing Report) tương ứng với 11 Tiêu chí Tham chiếu AQRF (AQRF Reference Criteria) với sự tham gia của các cơ quan cấp quốc gia và cấp khu vực vào quá trình này. Cụ thể, về vai trò của các cơ quan trên xem Hình 3.6.148

HÌNH 3.6

Các cơ quan cấp quốc gia và cấp khu vực tham gia vào quá trình tham chiếu AQRF

Uỷ ban AQRF quốc gia với thành phần bao gồm đại diện đến từ các bên liên quan đến văn bằng/trình độ của một quốc gia là cơ quan đầu mối kết nối với cơ quan xây dựng chính sách quốc gia, các cơ quan quản lý văn bằng/trình độ quốc gia và Uỷ ban AQRF quốc gia chịu trách nhiệm về Báo cáo tham chiếu AQRF. Trong khi đó Uỷ ban AQRF với thành phần là đại diện của tất cả các quốc gia thành viên chịu trách nhiệm xây dựng niềm tin dựa trên tính minh bạch tham gia vào việc đánh giá Báo cáo tham chiếu AQRF của quốc gia có đáp ứng 11 tiêu chí tham chiếu của AQRF hay không. Nếu Báo cáo tham chiếu không đáp ứng yêu cầu, Uỷ ban AQRF sẽ đưa ra những khuyến nghị làm thế nào để quốc gia có thể đáp ứng các tiêu chí của AQRF. Ba cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng bao gồm các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, Bộ trưởng Giáo dục ASEAN và Bộ trưởng Lao động ASEAN thực hiện chức năng giám sát đối với Uỷ ban AQRF.

Như vậy, việc triển khai thực hiện thành công AQRF sẽ góp phần không nhỏ đối với tiến trình hài hòa hóa trình độ khu vực bởi lẽ việc tham gia AQRF tạo nên chất xúc tác để phát triển hệ thống NQF (đối với những quốc gia đã thiết lập NQF sẽ tiếp cận theo quan điểm rộng hơn để phù hợp nhất AQRF, những quốc gia chưa có NQF sẽ xác định được loại NQF sẽ thiết lập hoặc các trình độ cốt lõi sao cho phù hợp nhất với AQRF). Trên cơ sở đó, ASEAN xây dựng một khu vực mà ở đó có sự tin tưởng lẫn nhau trong việc tạo thuận lợi cho công nhận về trình độ cũng như thúc đẩy sự dịch chuyển của lao động trong khu vực.

Một phần của tài liệu Tự do di chuyển lao động trong ASEAN - Những vấn đề pháp lý, thực tiễn và một số kiến nghị đối với Việt Nam (Trang 105 - 107)