6. Kết cấu của luận án
1.5. xuất những vấn đề tiếp tục được nghiên cứu trong luận án
Mặc dù các công trình trong nước và nước ngoài đã làm rõ ở mức độ nhất định đối với một số vấn đề cơ bản liên quan đến đề tài như đã trình bày ở phần trên, tuy nhiên còn nhiều vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn thực hiện cam kết về tự do di chuyển lao động ASEAN, đặc biệt thực tiễn thực hiện cam kết của Việt Nam với tư cách là một trong những nước thành viên của ASEAN cần được nghiên cứu toàn diện, hệ thống hoặc tiếp tục làm sâu sắc hơn, cụ thể:
- Về lý luận:
Một là, xây dựng khái niệm tự do di chuyển lao động trong ASEAN, chỉ ra
và phân tích những đặc điểm của tự do di chuyển lao động trong ASEAN để thấy được những điểm tương đồng và khác biệt của tự do di chuyển lao động trong ASEAN dưới góc nhìn đối sánh với tự do di chuyển được thực hiện trong khuôn khổ một số tổ chức khu vực khác như EU, NAFTA…
Hai là, nghiên cứu một cách sâu sắc các lý thuyết về di chuyển lao động quốc
tế và nguyên nhân của tự do di chuyển lao động trong ASEAN để từ đó có thể luận giải cho cách tiếp cận của ASEAN về tự do di chuyển lao động nội khối hiện tại. 26 Đào Thị Thu Trang (2016), tlđd.
Ba là, làm rõ vai trò của tự do di chuyển lao động ASEAN đối với ASEAN,
đối với các quốc gia thành viên ASEAN và đối với người lao động ASEAN trong bối cảnh Cộng đồng kinh tế ASEAN đã được hình thành và ASEAN tiếp tục thực hiện chiến lược hội nhập kinh tế sâu và rộng hơn.
Bốn là, xây dựng được định nghĩa và phân tích được đặc điểm của pháp luật
ASEAN về tự do di chuyển lao động, quá trình hình thành và phát triển của pháp luật ASEAN về tự do di chuyển cũng như phân tích và bình luận được nguồn của pháp luật ASEAN về tự do di chuyển lao động.
- Về pháp lý:
Một là, nghiên cứu một cách tổng thể các nội dung cơ bản của pháp luật
ASEAN về tự do di chuyển lao động, trong đó làm rõ các quy định về di chuyển thể nhân theo AFAS, ATISA và MNP, công nhận lẫn nhau theo các MRA về dịch vụ chuyên môn, Khung tham chiếu trình độ ASEAN. Ngoài ra, luận án có những phân tích toàn diện về các quy định hiện hành về các thiết chế điều phối tự do di chuyển lao động trong ASEAN.
Hai là, đánh giá các quy định hiện hành về tự do di chuyển lao động trong
ASEAN và từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định trên để các quốc gia thành viên cũng như người lao động trong khối có thể tận dụng nhiều hơn những lợi ích của tự do di chuyển lao động trong ASEAN.
- Về thực tiễn thực hiện cam kết:
Một là, tiếp tục đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật ASEAN về tự do di
chuyển lao động của các quốc gia thành viên ASEAN, trong đó đặc biệt tập trung hoạt động nội luật hóa của các quốc gia.
Hai là, đánh giá một cách toàn diện việc thực hiện pháp luật ASEAN về tự
do di chuyển lao động của Việt Nam, chủ yếu đánh giá hoạt động nội luật hóa để thấy được những kết qủa đạt được và hạn chế từ thực tiễn từ thực hiện của Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ đề xuất các kiến nghị nhằm thúc đẩy sự chủ động và tích cực hơn của Việt Nam thực hiện pháp luật ASEAN về tự do di chuyển lao động nhằm hướng tới tăng cường hội nhập lao động nội khối cũng như khẳng định vị thế của Việt Nam trong khu vực.
1.6. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
- Lý thuyết nghiên cứu
Lý thuyết về di chuyển lao động quốc tế và hội nhập khu vực về lao động.
- Câu hỏi nghiên cứu
2. Pháp luật ASEAN về tự do di chuyển lao động có những điểm phù hợp và hạn chế nào?
3. Việc thực hiện pháp luật ASEAN về tự do di chuyển lao động của các quốc gia thành viên đã đạt được những kết quả nào trong thời gian qua?
4. Mức độ tham gia của Việt Nam đối với các cam kết về tự do di chuyển lao động trong khuôn khổ AFAS, MNP và MRA như thế nào? Việt Nam đã đạt được những thành công và đối mặt những tồn tại nào trong thực hiện pháp luật ASEAN về tự do di chuyển lao động?
- Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Tự do di chuyển lao động trong ASEAN không hướng tới xóa bỏ các rào cản mà chỉ nhằm tạo thuận hơn cho lao động có kỹ năng được di chuyển trong phạm vi nội khối.
Giả thuyết 2: Những quy định của pháp luật ASEAN về tự do di chuyển lao động vẫn còn nhiều điểm hạn chế bên cạnh ưu điểm là bảo đảm chủ quyền của quốc gia trong lĩnh vực lao động. Bên cạnh đó, thực tiễn thực hiện pháp luật ASEAN về tự do di chuyển lao động của các quốc gia thành viên cũng đã đạt được những kết quả nhất định dù chưa có tính đột phá.
Giả thuyết 3: Phạm vi và mức độ của các cam kết của Việt Nam về tự do di chuyển lao động trong ASEAN khá khiêm tốn và việc thực hiện các cam kết của Việt Nam hiện nay còn tương đối chậm chạp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu của các học giả liên quan đến đề tài để từ đó tác giả có cách tiếp cận toàn diện và rõ ràng về những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án. Mặc dù các công trình trong nước và nước ngoài đã làm rõ ở mức độ nhất định đối với một số vấn đề cơ bản liên quan đến luận án như nguyên nhân của tự do di chuyển lao động trong ASEAN là kết quả của hội nhập kinh tế khu vực sâu rộng hơn, sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các quốc gia thành viên; tác động tích cực và tiêu cực của tự do di chuyển lao động đối với ASEAN, quốc gia thành viên và người lao động; nội dung của một số văn kiện liên quan tới tự do di chuyển lao động trong ASEAN, đặc biệt Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân năm 2012; cam kết của các quốc gia thành viên trong khuôn khổ Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ năm 1995; những nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của Việt Nam vào di chuyển nội khối ASEAN… Tuy nhiên còn một số vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn thực hiện các cam kết về tự do di chuyển lao động ASEAN, đặc biệt thực tiễn thực hiện cam kết của Việt Nam với tư cách là một trong những nước thành viên của ASEAN cần được nghiên cứu toàn diện, hệ thống hoặc tiếp tục làm sâu sắc hơn như xây dựng được khái niệm tự do di chuyển lao động trong ASEAN, pháp luật ASEAN về tự do di chuyển lao động; chỉ ra được các đặc điểm của tự do di chuyển lao động trong ASEAN; vai trò của tự do di chuyển lao động trong ASEAN đối với ASEAN, các quốc gia thành viên và người lao động của các quốc gia thành viên; làm rõ các biện pháp thực hiện tự do di chuyển lao động trong ASEAN được ghi nhận tại các văn kiện hiện hành, các thiết chế điều phối tự do di chuyển lao động trong ASEAN; đánh giá thực tiễn thực hiện các cam kết về tự do di chuyển lao động trong ASEAN của các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam để thấy được những hạn chế từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các cam kết của Việt Nam trong thời gian tới.
Chương 2
CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ TỰ DO DI CHUYỂN LAO ĐỘNG TRONG ASEAN