Xuất một số giải pháp

Một phần của tài liệu đồ-án-tốt-nghiêp-2020 (Trang 65 - 69)

3 CHƯƠNG : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG PHÁT

3.5 xuất một số giải pháp

- Nước ta hiện có hai cơ sở đào tạo đại học. Nên mở thêm nhiều cơ sở đào tạo ở bậc thấp hơn để đào tạo người đi biển: Xây dựng mạng lưới đào tạo, huấn luyện, đổi mới mô hình đào tạo. Ngoài các cơ sở đào tạo, có thể mở thêm một số trung tâm huấn luyện tại các tỉnh duyên hải để thu hút lượng lớn đối tượng trên địa bàn.

- Có cơ chế thích hợp và chính sách thoả đáng khuyến khích thuyền viên gắn bó với nghề, tăng cường vai trò của hiệp hội, Công đoàn Hàng hải với thuyền viên và gia đình thuyền viên.

- Tăng chỉ tiêu tuyển sinh, giảm điểm chuẩn đối với ngành nghề đi biển, nới rộng những tiêu chuẩn tuyển dụng nếu có thể; có chính sách ưu tiên, hỗ trợ sinh viên nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển học nghề hàng hải.

- hà nước cũng cần xây dựng các chế độ phúc lợi xã hội cho phù hợp với loại hình lao động có tính đặc thù cao của ngành đi biển. Điều chỉnh mức thuế thu nhập đối với thuyền viên cũng như mức thu phí dịch vụ quản lý đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuyền viên để duy trì và phát triển, tăng cường đào tạo, huấn luyện...

- Xem xét và ban hành những cơ chế, chính sách khuyến khích công tác xuất khẩu thuyền viên cũng như các chế tài xử lý đối với những thuyền viên phá vỡ hợp đồng lao động, chuyển dịch vô nguyên tắc...

- Bên cạnh đó: Các doanh nghiệp xuất khẩu thuyền viên sau khi nhận được tiền lương thuyền viên từ các chủ tàu nước ngoài phải bán ngoại tệ cho ngân hàng lấy VNĐ theo tỷ giá ngân hàng để trả lương cho người lao động theo chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước. Trong khi đó, nhiều thuyền viên muốn nhận trực tiếp ngoại tệ đều không được phép. Từ đó, dẫn đến thiệt thòi về quyền lợi của người lao động, tiến tới Nhà nước cần cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu lao động được sử dụng tiền mặt ngoại tệ theo đúng mục đích.

-Các trường hàng hải tiếp tục cải tiến chương trình đào tạo và huấn luyện. Đảm bảo thời lượng thực hành trên tàu huấn luyện, tạo điều kiện bước đầu cho sinh viên làm quen trang thiết bị và nắm được quy trình vận hành và bảo quản. Tiếp tục tăng số lượng đầu vào cho ngành Máy khai thác và Điều khiển tàu biển.

-Các chủ tàu cần có biện pháp giúp đỡ, phối hợp với nhà trường trong việc nhận các sinh viên thực tập trên đội tàu của mình để giúp cho thế hệ thuyền viên trẻ có điều kiện thực tập.

-Các công ty và Trung tâm thuyền viên cần quan tâm hơn nữa đến đào tạo và huấn luyện thuyền viên. Đẩy mạnh công tác tìm kiếm đối tác liên doanh, liên kết đào tạo và XKTV. Tăng cường công tác tuyển chọn và cử thuyền viên tham gia Dự án nâng cao chất lượng thuyền viên do Công đoàn toàn Thủy thủ Nhật Bản (JSU) tài trợ và phối hợp với Liên đoàn LĐVN tổ chức. Phối hợp và liên kết mạnh hơn trong dịch vụ cung cấp thuyền viên, tạo nên mạng lưới cung cấp có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

-Khuyến khích phát triển và mở rộng thêm các Công ty, Trung tâm thuyền viên.

-Phát triển công tác đào tạo huấn luyện đội ngũ sỹ quan thuyền viên làm việc trên các tàu chở dầu, hoá chất, tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển đội ngũ sỹ quan, thuyền viên phục vụ cho đội tàu chuyên dụng của Việt Nam như dầu thô, khí hoá lỏng, …

-Hiệp hội chủ tàu kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về việc xây dựng chế độ lương cho thuyền viên, Hợp đồng lao động và các phúc lợi xã hội khác cho phù hợp với loại hình lao động nặng nhọc và có tính đặc thù cao của lao động biển. Kiến nghị với Bộ LĐ-TB và XH điều chỉnh mức thu phí dịch vụ quản lý XKTV để các doanh nghiệp XKTV duy trì và phát triển, tăng cường đào tạo, huấn luyện, chi phí phúc lợi, đãi ngộ cho thuyền viên và gia đình thuyền viên. Xem xét và ban hành những cơ chế, chính sách khuyến khích công tác XKTV.

-Tiếp tục và đẩy mạnh quan tâm hơn nữa của Công đoàn Hàng hải với gia đình thuyền viên, bởi vì gia đình là hậu phương quan trọng, là nguồn động viên, là chỗ dựa tinh thần giúp thuyền viên có thêm sức mạnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

LỜI KẾT

Bằng các kiến thức cơ sở và chuyên môn về ngành Vận tải biển các thầy cô trang bị trong các năm học em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài “nâng cao hiệu quả về hoạt động cung ứng thuyền viên của công ty cổ phần

hợp tác với nước ngoài inlacohp”.

Việc được thực tập thực tế thời gian vừa qua tại Công ty cổ phần inlacohp đã mang lại cho em rất nhiều kiến thức bổ ích, những hiểu biết về nghiệp vụ cung ứng thuyền viên của inlacohp. Đây cũng là mục tiêu đào tạo của trường nhằm gắn lý thuyết với thực tế. Sự gắn kết giữa nhà trường và công ty đã mang lại cho chúng em nhiều kiến thúc thực tế rất cần thiết cho ngành học và cho công việc sau này của em.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản về ngành Kinh tế vận tải và các kiến thức chung về ngàng Hàng hải cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy Phạm Việt Hùng, và các anh chị trong Công ty Cổ

phần Hợp tác lao động với nước ngoài InlacoHp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ luật Lao động 2012.

Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, 2006 Maritime Labour Convention 2006(MLC 2006)

Thông tin chung về Công ty INLACO Hải Phòng http://inlacohp.com.vn/

 Cơ sở vật chất công ty

 Hoạt động cung ứng thuyền viên Giấy tờ liên quan đến thuyền viên

Một phần của tài liệu đồ-án-tốt-nghiêp-2020 (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w