3 CHƯƠNG : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG PHÁT
3.3.1 Nguyên nhân khách quan
-Đội ngũ thuyền viên của công ty đã có những bước phát triển, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực thuyền viên xuất khẩu, nhanh và bền vững:
+ Số lượng thuyền viên có thể xuất khẩu được còn hạn chế. Sự phân bố lực lượng thuyền viên xuất khẩu không đồng đều trong phạm vi cả nước. Thuyền viên xuất khẩu tập trung chủ yếu ở những tỉnh phía Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra), nhất là các tỉnh duyên hải Bắc bộ;
+ Có sự chênh lệch khá lớn về chất lượng trong chính đội ngũ thuyền viên, sự khác biệt không chỉ thể hiện ở trình độ chuyên môn được đào tạo mà còn thể hiện ở kỹ năng, ý thức và thái độ làm việc;
+ Chưa có sự ổn định về đội ngũ thuyền viên trong các doanh nghiệp xuất khẩu thuyền viên;
+ Chất lượng thuyền viên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển: Thuyền viên chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng và kiến thức cần thiết cho vị trí chức danh mà mình đảm nhận trên tàu.
-Công tác đào tạo, huấn luyện hàng hải hiện nay chưa phù hợp, chất lượng đào tạo còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của chủ tàu nước ngoài, chưa theo kịp trình độ của các nước trong khu vực, các nước tiên tiến và sự chuyển biến trong xu hướng hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa.
+ Còn khoảng cách không nhỏ giữa những kiến thức do các cơ sở đào tạo, huấn luyện trang bị cho thuyền viên, với đòi hỏi của thực tế công việc trên các tàu biển nước ngoài;
- Công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực thuyền viên xuất khẩu còn nhiều hạn chế, bất cập, biểu hiện rõ nhất là:
+ Chưa có đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý phát triển nguồn nhân lực thuyền viên xuất khẩu chuyên trách, chủ yếu các cán bộ làm việc kiêm nhiệm, nên hiệu quả và hiệu lực quản lý thấp;
+ Thiếu đồng bộ trong quản lí, quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực thuyền viên xuất khẩu;
+ Chưa phát huy được vai trò của các doanh nghiệp thuyền viên trong phát triển nguồn nhân lực thuyền viên xuất khẩu.
-Nguyên Nhân Của Những Hạn Chế Trong Xuất Khẩu Thuyền Viên Việt Nam
+ Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có đường lối chính sách về chiếc lược phát triển quy hoạch vận tải biển Việt Nam, dịch vụ vận tải, phát triển nguồn nhân lực thuyền viên, nhưng các bộ, ban, ngành còn hạn chế trong việc triển khai cụ thể hóa những chủ trương đường lối chính sách đó thành các văn bản dưới luật, tạo động lực cho phát triển nguồn nhân lực thuyền viên xuất khẩu; chưa có mục tiêu cho công tác xuất khẩu thuyền viên ở cấp quản lý nhà nước đến các cơ sở đào tạo và
huấn luyện hàng hải và cũng chính do chưa có mục tiêu, nên các cơ sở đào tạo và huấn luyện hàng hải chưa tiến hành triển khai công tác phát triển nguồn nhân lực thuyền viên xuất khẩu một cách chủ động và tích cực.
+ Chưa có được sự quan tâm đúng mức của các cơ quan Trung ương, cơ quan quản lý về việc tạo ra nguồn lực lao động cho công tác xuất khẩu thuyền viên.
+ Bộ máy quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực thuyền viên xuất khẩu chưa đủ mạnh, chưa có bộ phận chuyên trách về công tác phát triển nguồn nhân lực này.
+ Đã có định hướng chung cho công tác đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng thuyền viên, tuy nhiên định hướng cụ thể cho đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng thuyền viên xuất khẩu vẫn chưa có.
+ Chưa kịp thời ban hành và tổ chức thực hiện chưa tốt các văn bản hướng dẫn về chủ trương liên kết đào tạo, bồi dưỡng nhân lực thuyền viên xuất khẩu.
+ Chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu của nguồn nhân lực thuyền viên xuất khẩu, để có cơ sở vững chắc quản lý, phát triển nguồn nhân lực thuyền viên xuất khẩu. Do thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu, nên chưa xây dựng được chiến lược phát triển thuyền viên xuất khẩu với những lộ trình cụ thể. Từ việc chưa xây dựng được chiến lược phát triển nguồn nhân lực thuyền viên xuất khẩu, nên công tác quy hoạch và quản lý phát triển nguồn nhân lực này gặp nhiều khó khăn.
- Nguyên nhân từ phía cơ sở đào tạo, huấn luyện hàng hải còn gặp nhiều bất cập, điển hình như :
Công tác đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng còn nhiều bất cập, nhu cầu đào tạo, huấn luyện thuyền viên xuất khẩu là rất lớn, song hệ thống các cơ sở đào tạo thuyền viên còn chưa đáp ứng được yêu cầu chủ tàu nước ngoài.
+ Nguyên nhân chính dẫn đến số lượng thuyền viên xuất khẩu hạn chế, cũng là thách thức lớn nhất trong công tác phát triển nguồn nhân lực thuyền viên xuất
khẩu, đó là chất lượng thuyền viên của Việt Nam còn thấp, tính chuyên nghiệp không cao, dẫn đến năng lực cạnh kém. Công tác đào tạo, huấn luyện hàng hải hiện nay chưa phù hợp, chất lượng đào tạo còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng, nhất là chưa đáp ứng được yêu cầu của các chủ tàu, chưa theo kịp trình độ của các nước trong khu vực, các nước tiên tiến trên thế giới và sự chuyển biến trong xu hướng phát triển của ngành Hàng hải, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa. Chất lượng đào tạo tại các cơ sở hàng hải là không đồng đều, vì nhiều nguyên nhân khác nhau như: Chất lượng sinh viên nhập học là khá khác biệt; cơ sở vật chất không đồng bộ; đội ngũ giảng dạy còn nhiều chênh lệch; công tác quản lý sinh viên có sự khác biệt rất lớn giữa các cơ sở; tính liên thông giữa các cấp học bậc học của chương trình và giáo trình đào tạo hàng hải… dẫn đến tình trạng rất bất cập cho công tác huấn luyện sinh viên sau khi tốt nghiệp trở thành thuyền viên. Chính vì thế, các trung tâm huấn luyện thuyền viên luôn phải huấn luyện một đội ngũ học viên không đều đồng về nhiều mặt. Đồng nghĩa với việc này là chất lượng huấn luyện thuyền viên sẽ không đạt được những điều mà những người giảng dạy, các nhà quản lý cũng như các chủ tàu mong muốn. Hơn nữa, ngành Vận tải biển với xu hướng công nghệ mới, như công nghệ định vị, các tiêu chuẩn về an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường biển ngày một cao hơn, đòi hỏi thuyền viên phải có trình độ và kỹ năng ngày một cao hơn . Cạnh tranh thị trường vận tải biển sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn.
+ Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng.
+ Chất lượng và năng lực đào tạo huấn luyện thuyền viên giữa các cơ sở có một khoảng cách nhất định.
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhiều cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên còn nghèo nàn, hạn chế, chắp vá; chỉ có phòng học lý thuyết là chủ yếu, có rất ít các
phòng thực hành chuyên biệt, các phòng mô phỏng hiện đại, tàu huấn luyện - một trong những cơ sở quan trọng để thực hành các kỹ năng nghề cần thiết.
+ Năng lực đào tạo của một số cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên còn hạn chế. Lực lượng giáo viên cơ hữu của một số cơ sở đào tạo, huấn luyện hàng hải ít, không những vậy, số giáo viên tuổi đã cao chiếm tỷ lệ tương đối lớn, số giáo viên còn lại thì lại quá trẻ; chất lượng của đội ngũ giảng viên, giáo viên không đồng đều, phương pháp giảng dạy còn dùng nhiều đến biện pháp dạy chay, nặng về lý thuyết và những vấn đề hàn lâm.
+ Chưa có chương trình, giáo trình thống nhất phục vụ cho giảng dạy ở tất cả các cấp độ, một số cơ sở lại giảng dạy theo những chương trình, giáo trình không phải là tốt nhất, đạt tiêu chuẩn quốc tế, mà đơn giản là họ chỉ có thể tiếp cận và sử dụng những chương trình, giáo trình đó.
+ Còn khoảng cách không nhỏ giữa những kiến thức do các cơ sở đào tạo, huấn luyện hàng hải trang bị cho người học với đòi hỏi thực tế của các công việc trên tàu biển, nhất là các đội tàu biển được sở hữu quản lý bởi chủ tàu nước ngoài.
+ Chưa lấy sự chấp nhận (thỏa mãn) của khách hàng, đặc biệt khách hàng là những chủ tàu nước ngoài làm thước đo chất lượng đào tạo. Sau khi học viên đã được cấp “Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn“, thì cần đảm bảo rằng, năng lực của họ phải tương xứng, đồng thời thỏa mãn yêu cầu của chủ tàu.