phong tục, tập quán lạc hậu chứa đựng tâm lý tiểu nơng của hương ước cũ trong q trình xây dựng quy ước mới
Hương ước với tư cách là phong tục, tập quán thành văn có tác động rất mạnh, chế ước suy nghĩ, tâm lý của những người thực hiện nó, trong đó có việc củng cố tâm lý tiểu nơng. Vì vậy, để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nơng ở người dân thì cũng phải bắt đầu từ hương ước. Thái độ của chúng ta đối với hương ước nhằm hướng tới việc hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông cần đảm bảo đúng nguyên tắc về thái độ đối với di sản truyền thống như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn “Đời sống mới khơng phải cái gì cũng bỏ hết, khơng phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ… Cái gì cũ mà khơng xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý… Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm” [113, tr.94 -95]. Hạn chế những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nơng khơng phải bằng cách là xố bỏ hết các hương ước cũ như nhận thức ấu trĩ một thời mà Người cũng đã từng phê phán khi tiếp đồn cán bộ tỉnh Thái Bình tại Phủ Chủ tịch năm 1958:
Hương ước là những khoán ước trong làng. Người ta quy định với nhau khơng được để trâu bị phá lúa, gà qué phá mạ, ăn rau, không được trộm cắp của nhau... Đấy là những phong tục hay của nông thôn nước ta trước đây. Từ sau cách mạng, các chú đem xố bỏ cả, thế là khơng đúng. Cách mạng chỉ xố bỏ cái xấu, cái dở, cịn lưu giữ cái tốt, cái hay [6, tr.30]. Chúng ta cần thực hiện đúng tinh thần Chỉ thị số 24/1998/ CT/TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của bản làng, thơn ấp, cụm dân cư, “duy trì và phát triển phong tục, tập quán tốt
đẹp ở cơ sở”, kịp thời “phát hiện và đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, sai trái hoặc lợi dụng hương ước, quy ước để duy trì các hủ tục, tập quán lạc hậu” mới có thể hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong nhân dân.
Những quy định chứa đựng những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông như tâm lý cục bộ, địa phương, bình quân chủ nghĩa, trọng lệ hơn luật trong các bản hương ước cũ cần phải được xoá bỏ một cách triệt để trong xây dựng hương ước, quy ước mới hiện nay, qua đó sẽ ngăn chặn, hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông ở người dân - những người thực hiện hương ước.
Tuy nhiên, trong xây dựng hương ước, quy ước mới hiện nay, chúng ta cũng cần kế thừa những giá trị tích cực của hương ước, đặc biệt là những giá trị này góp phần trực tiếp vào việc hạn chế những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nơng. Một giá trị rất tích cực của các bản hương ước xưa là đề cao tính cộng đồng, trách nhiệm với cộng đồng, qua đó sẽ hạn chế tâm lý tư lợi, vun vén cá nhân của người nông dân. Trong nhiều bản hương ước cũ có những quy định trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong đời sống hàng ngày, khuyến khích mọi người giúp đỡ nhau khi gặp túng thiếu, hoạn nạn, hay khi có cơng việc lớn như cưới xin, ma chay, làm nhà… Nhiều hương ước còn quy định trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức hạng dân góp sức mình vào cơng việc chung của làng (làm thuỷ lợi, xây dựng các cơng trình cơng cộng, bảo vệ an ninh làng xã, biện lễ và hành lễ thờ thành hồng…). Nhiều bản hương ước khuyến khích mọi người thực hiện nghĩa vụ công dân đối với nhà nước. Những quy định về trách nhiệm với những người xung quanh, cộng đồng, đất nước trong các bản hương ước, qua đó góp phần củng cố tinh thần cộng đồng ở mọi người, cần được kế thừa, phát huy trong xây dựng hương ước mới, qua đó sẽ hạn chế những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông như tâm lý tư lợi vun vén cá nhân, tâm lý họ hàng, cục bộ, địa phương trong nhân dân.
Đồng thời, cách thức xây dựng và phổ biến của các bản hương ước xưa cũng cần được kế thừa trong xây dựng quy ước, hương ước hiện nay nhằm xây dựng tinh thần làm chủ của người dân, hạn chế dần tâm lý thụ động, trông chờ, tâm lý chỉ lo vun vén cá nhân của người dân. Mặc dù khơng phủ nhận vai trị to lớn của các bậc văn nho trong Hội tư văn của làng “dự thảo” nội dung, kể cả trong ý tưởng của các bản hương ước, nhưng rõ ràng tất cả các hương ước đều là kết quả của một quá
trình bàn luận, bổ sung góp ý của tồn thể dân làng, đặc biệt là các bậc cao niên theo đúng nguyên tắc Trọng lão, Lão quyền trên cơ sở lệ làng bất thành văn vốn đã vận hành xưa nay, trở thành một “nghị quyết” của làng. Theo khảo sát của tác giả Vũ Duy Mền đối với hương ước làng Ngọc Than, tất cả số thường dân tham dự xây dựng bản hương ước này chiếm 93% [111, tr.317]. Cách thức xây dựng, phổ biến và thực hiện hương ước xưa đã thể hiện nhiều giá trị dân chủ, người dân đã thực sự là chủ thể tham gia xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện hương ước, qua đó ý thức làm chủ của người dân được củng cố. Nói về giá trị dân chủ, giá trị củng cố tinh thần làm chủ của các hương ước xưa, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “Lúc bấy giờ câu nói phép vua thua lệ làng có cái đạo lý chân chính của nó, chừng nào thể hiện 1 dạng dân chủ mà phải biết nhìn với con mắt lịch sử thì mới thấy hết ý nghĩa độc đáo” [59, tr.74]. Đó là những giá trị của hương ước cũ có thể góp phần trực tiếp vào việc hạn chế những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông, nên cần được chú ý kế thừa và phát huy trong xây dựng các bản hương ước, quy ước mới hiện nay. Để hương ước, quy ước hiện nay góp phần vào việc hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nơng thì cịn cần phải bổ sung thêm những giá trị mới như việc đề cao trách nhiệm cá nhân, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo, tư duy đổi mới, đề cao tính thượng tơn của pháp luật… trong các quy định của các bản hương ước, quy ước mới này.
Để thực hiện được những nội dung này thì phải nâng cao chất lượng của những người tổ chức xây dựng hương ước, tăng cường sự tham gia của các nhà khoa, người dân và những nhà làm luật, tăng cường sự kiểm tra, giám sát từ cấp trên đối với quá trình xây dựng, thực thi hương ước, quy ước mới.