Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã làm được đó thì các cơng trình trên cũng cịn một số mặt chưa làm được, chúng tôi mong sẽ tiếp tục bổ sung, làm sâu sắc hơn trong cơng trình của mình ở những nội dung sau:
- Trong phần nội dung của thực hiện dân chủ ở cơ sở, tác giả làm rõ những nội dung của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, đồng thời có sự phân tích những nội dung này đã bao hàm các quyền dân chủ trực tiếp và quyền dân chủ gián tiếp, các quyền dân chủ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân.
- Các cơng trình trong khi phân tích các biểu hiện của tâm lý tiểu nơng thì có phân tích cơ sở hình thành tâm lý đó. Vì vậy việc trình bày cơ sở hình thành có phần rải rác, lẻ tẻ, thiếu tập trung. Trong luận án này, tác giả sẽ làm rõ ba cơ sở hình thành tâm lý tiểu nơng là điều kiện tự nhiên, hoạt động sản xuất (kinh tế tiểu nông) và hoạt động sinh hoạt (làng xã), từng cơ sở ấy góp phần hình thành những biểu hiện gì của tâm lý tiểu nơng.
- Các tác giả trước mặc dù đã có chỉ ra tâm lý tiểu nơng có ảnh hưởng khơng chỉ ở ngưởi nông dân sản xuất nhỏ mà tới mọi tầng lớp dân cư, nhưng chưa chỉ ra được lí do tại sao tâm lý tiểu nông lại ảnh hưởng đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, nó ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở theo những phương thức nào, trên các phương diện nào. Trong luận án này, tác giả sẽ làm rõ điều đó.
- Tác giả sẽ tổng hợp phân tích sâu sắc và có tính hệ thống ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông trên 4 nội dung cơ bản của thực hiện dân chủ ở cơ sở là dân biết, dân tham gia ý kiến, quyền quyết định, biểu quyết quyết định và dân kiểm tra. Đây là điều mà các nghiên cứu đã có chưa làm được. Các cơng trình trước dù chưa phải là đối tượng nghiên cứu chính song đã trình bày rải rác một số biểu hiện
tiêu cực của tâm lý tiểu nông đối với thực hiện dân chủ ở cơ sở nhưng thiếu tính hệ thống và chủ yếu là nêu khái quát, thiếu phân tích cụ thể và dẫn chứng rõ ràng.
- Các giải pháp thực hiện dân chủ ở cơ sở thì có nhiều cơng trình đề cập đến. Đồng thời, các cơng trình nghiên cứu về tâm lý tiểu nơng trong từng lĩnh vực, hoạt động cụ thể có đề xuất các giải pháp hạn chế những tác động tiêu cực của tâm lý tiểu nông trên từng lĩnh vực cụ thể này. Tuy nhiên, các cơng trình về dân chủ ở cơ sở chưa làm rõ được những giải pháp này góp phần vào hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nơng như thế nào. Cịn những nghiên cứu về tâm lý tiểu nơng, chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, nên các giải pháp đưa ra cũng chưa thật sát, chủ yếu có giá trị tham khảo về phương pháp luận tiếp cận về giải pháp. Vì vậy, luận án này sẽ bổ sung một số giải pháp mới và kế thừa một số giải pháp mà các cơng trình đã nêu nhưng làm rõ các giải pháp đó sẽ hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong thực hiện dân chủ ở cơ sở như thế nào, các biện pháp cụ thể để thực hiện các giải pháp đó.
Tóm lại, những cơng trình đã có thời gian qua là những tài liệu tham khảo bổ ích cho tác giả trong q trình triển khai đề tài “Ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý
tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam hiện nay”. Tuy nhiên, các
nghiên cứu này chưa phân tích một cách hệ thống, sâu sắc, rõ ràng, cụ thể những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nội dung của đề tài. Luận án sẽ kế thừa những cơng trình đã có và tiếp tục bổ sung, hồn thiện.
Tiểu kết chương 1
Trong chương này, tác giả luận án tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài trên 3 nội dung chính là những cơng trình nghiên cứu về dân chủ ở cơ sở, về tâm lý tiểu nơng trên phương diện lý luận; Những cơng trình nghiên cứu về thực trạng ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong thực hiện dân chủ ở cơ sở; Những cơng trình nghiên cứu về giải pháp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Trong khi tổng quan các cơng trình này, tác giả có đánh giá những giá trị mà tác giả sẽ kế thừa trong khi triển khai luận án và những điểm cần bổ sung. Sau khi tổng quan các nghiên cứu liên quan
đến đề tài luận án, tác giả có đánh giá lại những giá trị mà cơng trình đã tổng quan cần phải kế thừa và những điểm cần phải tiếp tục nghiên cứu, giải quyết trên cả 3 nội dung về mặt lý luận, thực tiễn và các giải pháp. Qua tổng quan, tác giả thấy rằng việc lựa chọn đề tài nghiên cứu là khơng hề trùng lặp, chưa có cơng trình nào trực tiếp nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, những cơng trình trước đó là tài liệu tham khảo rất hữu ích và là những gợi mở ban đầu để tác giả tiếp tục nghiên cứu, bổ sung những điểm còn chưa được bàn tới.
Chương 2